2.3.2.1. Hạn chế
Bên cạnh một số kết quả đạt được, vấn đề lao động và việc làm của thanh niên nông thôn vẫn trong tình trạng thiếu ổn định, thất nghiệp có chiều hướng gia tăng.
Chương trình lao động việc làm, xuất khẩu lao động tuy có nhiều chuyển biến tích cực nhưng do chưa nắm bắt nguồn và chất lượng lao động, việc làm trên địa bàn huyện nên công tác tham mưu, đề xuất để thực hiện công tác lao động việc làm, đào tạo nghề trên địa huyện còn hạn chế.
- Một bộ phận khá đông thanh niên ngại khó khăn vất vả, không chịu đăng ký theo học nghề. Từ đó dẫn đến tình trạng “thừa thầy, thiếu thợ”.
- Công tác vận động ra lớp chậm so với tiến độ, hoạt động khảo sát, dự báo nhu cầu học nghề tại các xã chưa được quan tâm nhiều, thiếu thông tin về nghề nghiệp nên thực hiện kế hoạch mở lớp đúng danh mục nghề không ổn định. Một số nghề thuộc lĩnh vực phi nông nghiệp các xã đăng ký mở lớp chưa thật sự giải quyết việc làm bền vững như: làm móng, trang điểm.... nên khó vận động. Một số lớp đã khai giảng nhưng không duy trì học viên, số học viên/lớp học còn thấp so với học viên quy định của lớp học, một số lớp lịch học được liên tục; Việc giải quyết việc làm chưa gắn chặt chẽ với hoạt động tổ chức dạy nghề, tạo việc làm mới còn ít, nhất là phối hợp đào tạo đối với các doanh nghiệp trên địa bàn; Việc chuyển đổi hình thức sản xuất, cây trồng vật nuôi theo hướng công nghiệp hoá, nông nghiệp nông thôn chưa được chú trọng, số lao động là nông dân tham gia sau học nghề nhưng ngại chuyển đổi hình thức sản xuất hoặc đi lao động ngoài huyện, ngoài tỉnh, chủ yếu là tạo việc làm tại chỗ. Một bộ phận lớn thanh niên DTTS không có khả năng tìm kiếm việc làm mới, không chuyển đổi được nghề nên đời sống khó khăn, làm nảy sinh nhiều vấn đề tiêu cực cho xã hội.
Thiếu việc làm, không ít thanh niên người DTTS chơi bời, lêu lổng sa vào cờ bạc, rượu chè, nghiện hút và các tệ nạn xã hội khác. Đây là nhóm người được đánh giá là có nguy cơ cao về các tệ nạn xã hội. Trước những khó khăn về việc làm, nhiều người đã ra thành phố, đến các khu đô thị, khu công nghiệp để tìm kế mưu sinh. Tuy nhiên, đại đa số việc làm không ổn định, thu nhập bấp bênh, bởi trình độ học vấn thấp, quan hệ xã hội hạn hẹp, lại nhút nhát và ít có điều kiện tiếp cận và sử dụng các tư liệu lao động hiện đại nên họ chỉ có thể làm được những công việc giản đơn theo vụ việc với mức lương thấp, đời sống khó khăn, tạm bợ.
Vấn đề hỗ trợ vay vốn của Ngân hàng chính sách xã hội thực tế là các tổ vay vốn chưa coi lực lượng thanh niên nông thôn là lực lượng lao động chủ chốt nên chưa nhiệt tình và tin cậy để hỗ trợ vốn vay cho các hoạt động sản xuất – kinh doanh. Số thanh niên được vay vốn để phát triển sản xuất chưa nhiều. Việc phổ biến nghề mới, đào tạo nghề, tư vấn nghề và hỗ trợ các kỹ năng nghề cũng như hỗ trợ, khuyến khích đầu tư vào khu vực nông thôn còn rất hạn chế.
- Hệ thống công cụ hỗ trợ giải quyết việc làm của huyện còn thiếu và yếu. Cơ sỡ hạ tầng ở huyện chưa đáp ứng, thu hút để đầu tư phát triển xây dựng các cụm công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn nhiều bất cập hạn chế. Các ngành nghề công nghiệp, thương mại dịch vụ còn phát triển chậm chạp. Ngoài ra, thiên tai bão lụt thời tiết khắc nghiệt của miền Trung.
- Trình độ dân trí thấp, phong tục tập quán sản xuất lạc hậu, điều kiện kinh tế của người DTTS còn nghèo, thời gian vay vốn tạo việc làm còn ngắn, với mức lãi suất cho vay quá cao.
- Từ huyện đến cơ sở cán bộ phụ trách mảng còn thiếu và kiêm nhiệm quá nhiều việc.
- Nhận thức về nghề để lập thân, lập nghiệp của đại đa số bộ phận thanh niên và lao động người DTTS chưa cao, tâm lý ỷ lại trông chờ vào sự hỗ trợ của nhà nước.
- Chất lượng việc làm chưa cao, thiếu tính ổn định, tình trạng lao động “nhảy việc” vẫn diễn ra thường xuyên, chưa gắn đào tạo nghề với tạo việc làm. Cho đến năm 2018, tỷ lệ thất nghiệp vẫn khá cao đối với người DTTS ở các xã miền núi.
- Huyện chưa có cơ chế, chính sách thu hút doanh nghiệp XKLĐ về đông địa bàn, chưa tạo điều kiện để NLĐ được tiếp cận trực tiếp với doanh nghiệp XKLĐ dẫn đến tình trạng lừa đảo, cò mồi, tiêu cực vẫn còn diễn ra nhiều.
- Chất lượng lao động xuất khẩu chưa cao, chủ yếu vẫn tập trung ở một số thị trường không đòi hỏi nhiều về trình độ, năng lực như: Đài Loan, Hàn Quốc, Ả Rập Saudi, Malaysia…tình trạng lao động hết hạn hợp đồng ở lại cư trú bất hợp pháp còn tồn tại nhiều; chưa có các chính sách hỗ trợ người lao động trở về nước sau khi đi XKLĐ.
- Trung tâm dạy nghề chưa đảm bảo điều kiện về cơ sở vật chất, không có giáo viên dạy nghề cơ hữu, một số ít giáo viên dạy nghề chưa được bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm, hầu hết là hợp đồng với các giáo viên từ nơi khác đến.
- Thông tin về thị trường lao động ít được cập nhật, thiếu tính chính xác, kịp thời. Cán bộ làm công tác tư vấn, giới thiệu việc làm ở các xã, thị trấn còn hạn chế về năng lực. Tuy nhận thức được tầm quan trọng của việc giới thiệu việc làm, thông tin thị trường lao động đối với tạo việc làm cho NLĐ trên địa bàn nhưng hình thức này chưa được quan tâm chú trọng, chưa tạo được hiệu ứng tích cực trong tạo việc làm cho người lao động do cộng tác viên tại cơ sở hầu hết là kiêm nhiệm nhiều, mặt khác chưa được sự quan tâm, chú trọng của các cấp chính quyền địa phương.
Một bất cập khác cần quan tâm là trình độ học vấn, nhận thức, năng lực quản lý, trách nhiệm của cấp ủy đảng, chính quyền và Đoàn Thanh niên ở cơ sở nông thôn còn hạn chế, dẫn đến tình trạng thiếu khả năng tìm cách giải quyết việc làm cho thanh niên, thậm chí trong quá trình thực thi làm chính sách, pháp luật còn có sai lệch, tiêu cực, như cục bộ, bảo thủ, lạc hậu, chậm đổi mới, không thu hút và giữ chân được lực lượng lao động trẻ đã qua đào tạo có năng lực làm việc tại địa phương.
2.3.2.2. Nguyên nhân của hạn chế * Nguyên nhân khách quan:
+ Thứ nhất, đa số người lao động DTTS còn nhiều hạn chế về kiến thức
và kỹ năng nghề nghiệp, tinh thần vươn lên chủ động lập nghiệp của họ cũng chưa cao, việc thu hút người lao động vào học các nghề nông nghiệp rất khó khăn, phần lớn lao động đều có xu hướng ly hương để lập nghiệp.
Nhiều thanh niên chưa xác định được năng lực bản thân cũng như nhu cầu thị trường lao động để lựa chọn hướng đi phù hợp. Thực tế cho thấy, nhiều sinh viên ra trường có bằng cấp nhưng thiếu kiến thức thực tiễn về nghề, thiếu kỹ năng mềm, không đáp ứng được yêu cầu công việc. Một bộ phận thanh niên ngại khó, ngại khổ; thiếu chủ động, nhạy bén, chưa chịu khó trau dồi tay nghề, rèn luyện bản thân. Thực tế này dẫn đến tình trạng một bộ phận người lao động DTTS không thể kiếm được việc hoặc phải chuyển sang làm những công việc thời vụ, lao động phổ thông.
+ Thứ hai, kinh phí hỗ trợ cho các đối tượng tham gia học nghề còn thấp
so với chi phí sinh hoạt hiện nay, nên một số lao động có nhu cầu đi làm công nhật để đảm bảo đời sống hàng ngày, do đó ít tham gia học nghề. Một số lao động người DTTS khi tham gia học nghề chưa xác định được mục tiêu học nghề nhằm giải quyết việc làm để tăng thu nhập cao hơn so với việc làm cũ nên lúng túng khi tìm việc và tự tạo việc làm. Lao động người DTTS còn ngại
đi làm ăn xa để chuyển đổi nghề nên không mặn mà với việc đăng ký học những nghề mới, trong khi nhu cầu sử dụng lao động của doanh nghiệp tại địa phương không đáp ứng hết nhu cầu được làm việc của người lao động sau học nghề. Bên cạnh đó, phần lớn số người nghèo, cận nghèo là đối tượng già cả, neo đơn, bệnh tật, thiếu lao động và không có nhu cầu học nghề để giải quyết việc làm nên rất khó thoát nghèo từ việc học nghề.
Có một thực tế là các doanh nghiệp chưa coi thanh niên nông thôn là lực lượng lao động chủ chốt nên chưa nhiệt tình và tin cậy để hỗ trợ tài chính cho các hoạt động sản xuất – kinh doanh. Số thanh niên được vay vốn để phát triển sản xuất chưa nhiều. Việc phổ biến nghề mới, đào tạo nghề, tư vấn nghề và hỗ trợ các kỹ năng nghề cũng như hỗ trợ, khuyến khích đầu tư vào khu vực nông thôn còn rất hạn chế.
+ Thứ ba, do một số xã khảo sát nhu cầu học nghề chưa chặt chẽ, thiếu
sâu sát từ đầu năm nên thay đổi nhiều lần kế hoạch mở lớp, chưa phối hợp khảo sát thường xuyên số lao động có việc làm sau học nghề; Các hoạt động phối hợp vận động, tuyên truyền, tư vấn, định hướng cho lao động người DTTS về học nghề để giải quyết việc làm chưa được thực hiện thường xuyên, sâu sát tới người lao động nông thôn vùng sâu
Chất lượng học nghề chưa cao. Người học có trình độ văn hóa thấp; năng lực của một bộ phận giáo viên, cán bộ quản lý, dạy nghề còn hạn chế. Hầu hết các trung tâm dạy nghề ở các địa phương còn thiếu đội ngũ giáo viên. Đội ngũ giáo viên hiện có phần lớn đều được ký hợp đồng thời vụ. Thời gian đào tạo nghề, chuyển đổi ngành nghề cho thanh niên nông thôn còn ngắn dẫn tới chất lượng dạy nghề chưa cao.
+ Thứ tư, công tác phối hợp giữa các ban, ngành, đoàn thể trong công
tác chăm lo, giáo dục, đào tạo, giải quyết việc làm cho thanh niên chưa thường xuyên, thiếu chặt chẽ và chưa mang lại hiệu quả cao. Chưa huy động
được sự đóng góp của toàn xã hội và sự tham gia của các doanh nghiệp. Hoạt động của đa số các cơ sở dạy nghề còn trông chờ, ỷ lại, dựa vào chỉ tiêu ngân sách nhà nước cấp, thiếu chủ động đổi mới để đáp ứng nhu cầu sử dụng lao động.
Việc đào tạo chưa thật sự gắn với giải quyết việc làm cho lao động thanh niên người DTTS. Tỷ lệ thanh niên sau đào tạo nghề được giải quyết việc làm còn thấp, cơ hội, khả năng tìm được việc làm của họ chưa cao. Nhiều học viên sau khi đào tạo không tìm được việc làm phù hợp với nhu cầu cũng như đáp ứng được yêu cầu của các doanh nghiệp tại địa phương. Công tác nắm bắt thị trường lao động, dự báo nhu cầu lao động chưa được quan tâm đúng mức nên việc định hướng nghề nghiệp chưa làm được tốt, nhiều lao động học xong không có việc làm. Thiếu sự phối hợp với các doanh nghiệp để đào tạo theo địa chỉ hay đào tạo nghề theo đơn đặt hàng; đồng thời, chưa hình thành hệ thống cáctrung tâm thông tin về cung - cầu lao động cũng như xây dựng được các tiêu chí kiểm định chất lượng đào tạo nghề. Đặc biệt, trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu suy thoái như hiện nay, nhu cầu tuyển dụng lao động có sự suy giảm đáng kể, cùng với đó là chế độ tiền lương và các chế độ phúc lợi khác dành cho người lao động không được đảm bảo, thậm chí thấp, dẫn đến khó khăn trong việc giới thiệu lao động đúng theo yêu cầu của doanh nghiệp cũng như không có sự thống nhất giữa các bên nên lao động có việc làm ngày một giảm. Bên cạnh đó, nguồn vốn cho thanh niên vay để đầu tư phát triển kinh tế còn hạn chế, vì vậy khó khăn cho việc đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh đối với các dự án của thanh niên...
* Nguyên nhân chủ quan:
+ Các cấp ủy, chính quyền cơ sở chưa chủ động phát huy nguồn nội lực hiện có, còn tư tưởng trông chờ, ỷ lại, tính chủ động trong xây dựng kế hoạch hành động còn hạn chế. chưa có sự quan tâm, chỉ đạo điều hành thống nhất,
tập trung, quyết liệt; chưa có sự gắn kết chặt chẽ giữa các phòng, ban của huyện và địa phương trong tổ chức thực hiện chương trình.
+ Các doanh nghiệp trên địa bàn huyện chủ yếu là doanh nghiệp nhỏ mang tính gia đình nên phần lớn có vốn đầu tư ít, quy mô sản xuất nhỏ và thu hút lao động thấp; dịch vụ và du lịch chưa phát triển nên tỷ lệ dịch chuyển lao động theo ngành công nghiệp - xây dựng, dịch vụ còn chậm. Việc làm trong doanh nghiệp thiếu sự ổn định, tiền lương còn thấp, các chế độ đối với người lao động chưa được quan tâm, nên hiệu quả tạo việc làm không cao.
+ Công tác xuất khẩu lao động chưa được các cấp chính quyền quan tâm đúng mức; công tác tuyên truyền, vận động còn hạn chế; người lao động còn tâm lý e ngại; một số thị trường xuất khẩu lao động không còn phù hợp với lao động của địa phương.
+ Công tác hướng nghiệp, dạy nghề vẫn chưa được chú ý đúng mức, đào tạo cho người lao động chưa theo quy hoạch, lao động qua đào tạo nghề chưa đảm bảo cả về số lượng và chất lượng.
+ Tính tự chủ trong tự tạo việc làm, tự tìm kiếm việc làm của người lao động chưa được phát huy; trình độ tay nghề của người lao động nhìn chung còn thấp, nhận thức, tác phong làm việc chưa phù hợp với quy trình sản xuất công nghiệp.
+ Công tác báo cáo không thường xuyên, thiếu chính xác đã làm ảnh hướng lớn đến việc lập kế hoạch cũng như việc đánh giá kết quả giải quyết việc làm hàng năm; việc thu thập thông tin, điều tra về cung, cầu lao động còn thiếu sự quan tâm của chính quyền cấp cơ sở.
+ Vai trò của cán bộ trực tiếp thực hiện chương trình là một trong những nhân tố quyết định tới sự thành công của chương trình. Tuy nhiên, đội ngũ cán bộ am hiểu về chính sách việc làm ở cấp cơ sở vừa thiếu lại vừa thường
xuyên thay đổi nên ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả thực hiện chương trình trong những năm qua.
+ Một số doanh nghiệp tuyển dụng lao động đi làm việc tại Malaisia, Hàn Quốc không phối hợp chặt chẽ với đối tác bên nước bạn để kiểm soát lao động đưa sang làm việc, đến nay vẫn không cung cấp thông tin tình hình lao động sau thời gian hết hợp đồng nhưng không thấy về địa phương.
+ Trình độ người lao động địa phương đặc biệt là người DTTS chưa đáp ứng được yêu cầu của các doanh nghiệp cũng như của nền kinh tế huyện; Khả năng học hỏi, nâng cao trình độ chuyên môn kỹ thuật, kỹ năng, tay nghề còn hạn chế, ý thức người lao động chưa cao.
+ Đa số lao động tập trung ở khu vực nông thôn nên trình độ dân trí còn thấp, nhận thức của một bộ phận nhân dân chưa đầy đủ và toàn diện, tư tưởng muốn làm thầy, không muốn làm thợ của NLĐ còn cao, chưa có ý thức tự tạo việc làm.
+ Người lao động chưa hiểu thật sự đầy đủ về sự cần thiết và lợi ích của việc học nghề, chưa chủ động, tích cực tham gia học nghề.
+ Chưa bố trí được cán bộ chuyên trách về công tác hướng nghiệp dạy nghề và tìm kiếm việc làm cấp huyện, đội ngũ giáo viên dạy nghề ở các cơ sở dạy nghề công lập còn thiếu, trung tâm dạy nghề huyện còn chưa cô giáo viên