1.5.1.1. Kinh nghiệm của huyện Krông Pa, tỉnh Gia Lai
Những năm qua, công tác quản lý Nhà nước về việc làm và giải quyết việc làm cho đồng bào DTTS của huyện đã đạt được kết quả rất lớn, góp phần không nhỏ vào công cuộc xói đói, giảm nghèo tại địa phương. Để đạt được kết quả đó, UBND huyện Krông Pa đã triển khai đồng bộ các giải pháp sau:
- Về công tác định canh định cư, tỉnh huy động mọi nguồn lực, lồng ghép nhiều chương trình mục tiêu, thực hiện phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm”, đến nay đã định canh định cư gắn với tổ chức sản xuất ổn định cho 1.621 hộ. Riêng từ năm 2008 đến nay, các địa phương đã triển khai định canh định cư tập trung cho 85 hộ và xen ghép cho 19 hộ.
- Bên cạnh đó, huyện đã triển khai thực hiện nhiều chương trình, dự án đối với vùng DTTS, ưu tiên nguồn lực cho các xã đặc biệt khó khăn. Chương trình 135, 168 của Chính phủ đã cấp phát trên 395.241 tấn phân bón, hơn 898 kg bắp giống, 308 con bò giống cho 16.111 hộ gia đình nghèo, hộ đồng bào DTTS với kinh phí thực hiện trên 10,3 tỷ đồng.
- Huyện triển khai chính sách hỗ trợ trực tiếp cung ứng các mặt hàng như phân bón, muối I ốt, giống cây trồng, vật nuôi cho hộ nghèo, hộ đồng bào DTTS, già làng, trưởng thôn vùng đồng bào DTTS được quan tâm thực hiện kịp thời, có hiệu quả, đúng đối tượng; đã cấp phát hơn 535.475 tấn phân bón, hơn 1.939 kg bắp giống, 540 con bò giống. Trong những năm qua, công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn được đặc biệt quan tâm với mục đích cải
thiện và từng bước nâng cao chất lượng lao động trên địa bàn. Một số ngành nghề được huyện chú trọng triển khai đào tạo, như: nông nghiệp, thợ nề, sửa chữa máy nông nghiệp, điện dân dụng… Năm 2017, toàn huyện đã đào tạo sơ cấp cho 313 lao động; năm 2018 tiếp tục đào tạo nghề cho 213 lao động nông thôn. Đáng chú ý, khoảng 2/3 số người tham gia đào tạo nghề hàng năm là đoàn viên thanh niên (ĐVTN). Nhờ đó, chất lượng nguồn lao động trên địa bàn huyện đã được cải thiện đáng kể, đặc biệt là lực lượng lao động trẻ.
- Nhằm đáp ứng nhu cầu tinh thần cho nhân dân, tỉnh đã đầu tư trang bị gần 20 loại báo và tạp chí cho các xã, xây dựng hệ thống phát thanh- truyền hình từ huyện đến xã, tăng cường thời lượng phát sóng bằng tiếng DTTS. Theo số liệu thống kê của Phòng Lao động-Thương binh trên địa bàn huyện hiện có 20 doanh nghiệp nông, lâm nghiệp thu hút trên 2.000 lao động là người DTTS tham gia làm việc tại các doanh nghiệp. Các doanh nghiệp đã thực hiện tốt công tác bảo hộ lao động đối với người lao động như cấp quần áo, giầy, mũ bảo hiểm, trang bị đầy đủ các dụng cụ lao động; chi trả trợ cấp ốm đau, thai sản và các chế độ khác cho người lao động đầy đủ và kịp thời.
Hằng năm, Phòng Lao động-Thương binh và Xã hội phối hợp với Huyện Đoàn tổ chức phiên giao dịch việc để người lao động tiếp cận với các đơn vị tư vấn và tuyển dụng lao động để tìm kiếm việc làm phù hợp và tiếp cận những thông tin cần thiết về nhu cầu tuyển dụng, mức thu nhập, các điều kiện cần có của người lao động hiện nay để từ đó có những định hướng phù hợp.
1.5.1.2. Kinh nghiệm của huyện Ngọc Lặc, tỉnh Nghệ An
Trong thời gian qua, huyện Ngọc Lặc, tỉnh Nghệ An tập trung chính sách giải quyết việc làm cho lao động nông thôn nói chung và người dân tộc thiểu số nói riêng, tập trung vào 3 nhóm giải pháp như:
- Nhóm chính sách và dự án tạo điều kiện phát triển sản xuất cho hộ nghèo, người dân tộc thiểu số.
- Nhóm chính sách và dự án tạo điều kiện cho các hộ nghèo, người dân tộc thiểu số tiếp cận với các dịch vụ xã hội.
- Nhóm chính sách và hoạt động nâng cao nhận thức, năng lực phát triển kinh tế gia đình và giảm nghèo bền vững.
Nhờ thực hiện đồng bộ các giải pháp trên, nhiều tiến bộ khoa học kỹ thuật được áp dụng vào sản xuất đem lại hiệu quả kinh tế cao. Nhiều mô hình kinh tế trang trại ở miền núi, vùng DTTS có thu nhập mỗi năm từ hàng chục đến hàng trăm triệu đồng. Các chỉ số về diện tích, năng suất của các loại cây trồng: lúa, ngô, lạc, mía, chè và đàn gia súc đều tăng từ 3- 4%. Cơ cấu cây trồng, vật nuôi chuyển dịch theo hướng sản xuất chuyên canh tập trung nhằm tạo ra sản phẩm hàng hoá phục vụ tiêu dùng và cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến. Cơ sở hạ tầng được đầu tư xây dựng phục vụ cho phát triển sản xuất và nâng cao đời sống đồng bào các dân tộc.