Giải pháp hoàn thiện quản lý Nhà nước về giải quyết việc làm đối vớ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về giải quyết việc làm đối với người dân tộc thiểu số từ thực tiễn huyện trà bồng, tỉnh quảng ngãi (Trang 112 - 115)

Quảng Ngãi

3.2.1. Hoàn thiện thể chế quản lý nhà nước về giải quyết việc làm Để thực hiện các chính sách, chương trình giải quyết việc làm có hiệu quả, các địa phương, đặc biệt cấp cơ sở cần chú trọng xây dựng chính sách, kế hoạch giải quyết việc làm hàng năm và cả giai đoạn. Xác định được mục tiêu

cụ thể, đối tượng cụ thể, nội dung trọng tâm cần thực hiện và các giải pháp cơ bản, cụ thể, sát thực để tập trung nguồn lực thực hiện. Làm rõ trách nhiệm trong việc xây dựng chương trình, kế hoạch, tạo điều kiện để chính quyền địa phương chủ động, người dân tự bàn bạc, thảo luận nhằm tạo ra sự đồng thuận và hợp tác, quyết tâm của người dân trong quá trình triển khai chương trình giải quyết việc làm. Trên cơ sở đó phân công trách nhiệm cụ thể cho các tổ chức, Hội, đoàn thể, cán bộ, đảng viên trực tiếp theo dõi, phụ trách để thực hiện thành công kế hoạch của địa phương mình. Tăng cường sự tham gia của người dân và chính quyền trong việc xác định các mục tiêu, đối tượng của kế hoạch. Đây được xem là yếu tố hết sức quan trọng, đảm bảo cho việc thực hiện công tác giải quyết việc làm có kế hoạch, nội dung, lộ trình cụ thể và có tính khả thi cao, lâu dài.

Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng và sự điều hành, quản lý của các cấp Chính quyền, phát huy sức mạnh của cả hệ thống chính trị, tạo sự đồng thuận của toàn xã hội trong thực hiện công tác giải quyết việc làm. Lấy hiệu quả, kết quả thực hiện chỉ tiêu giải quyết việc làm nói chung và việc làm cho lao động DTTS làm tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ ở tại các xã, thị trấn.

Ngoài các cơ chế, chính sách giải quyết việc làm của Trung ương đã ban hành đối với người lao động để đạt được mục tiêu GQVL hàng năm và giai đoạn, các phòng, ban ngành và địa phương cần chủ động tham mưu, đề xuất UBND huyện xem xét, ban hành một số chính sách đặc thù riêng của huyện phù hợp với điều kiện, khả năng ngân sách của địa phương, như: chính sách hỗ trợ hộ gia đình khó khăn, hộ nghèo thuộc chính sách bảo trợ xã hội; chính sách hỗ trợ các vùng cao trên địa bàn huyện.

Ban hành chính sách khuyến khích, thu hút các nguồn lực đầu tư cho hoạt động tuyển dụng lao động DTTS. Xây dựng các chính sách ưu đãi về đất

đai, thuế đối với các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động việc làm nói chung và việc làm cho lao động DTTS nói riêng. Quy định về hỗ trợ kinh phí trực tiếp cho các doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất kinh doanh, các hợp tác xã, làng nghề tham gia tuyển dụng lao động, tạo việc làm cho lao động DTTS phù hợp với tình hình mới. Có chính sách khuyến khích đầu tư các doanh nghiệp trong và ngoài huyện mở rộng quy mô sản xuất hoặc thành lập mới các doanh nghiệp để phát triển sản xuất từ đó thu hút nguồn nhân lực lao động DTTS trên địa bàn huyện. Hỗ trợ các đối tượng lao động tham gia các khóa học, đảm bảo chất lượng, tay nghề cho lao động DTTS và giới thiệu việc làm tại các khu công nghiệp, khu kinh tế, các doanh nghiệp, góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động. Tạo điều kiện thuận lợi nhất về thủ tục, cơ chế, chính sách để tiếp tục thu hút các nhà đầu tư tập trung đầu tư vào khai thác các lĩnh vực thế mạnh và các lĩnh vực, các vùng còn nhiều khó khăn của huyện, nhằm tạo thêm nhiều việc làm mới và đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu lao động chung của huyện. Tập trung chỉ đạo tháo gỡ những vướng mắc về thủ tục đầu tư, đất đai, giải phóng mặt bằng nhằm đẩy nhanh tiến độ thi công các dự án kinh tế trọng điểm của Trung ương, tỉnh, huyện để tạo việc làm cho người lao động. Đặc biệt là lao động người DTTS. Phối hợp triển khai tốt việc tuyên truyền, giới thiệu, cung ứng lao động tại chỗ cho các dự án trọng điểm của đang triển khai, nhất là nghề may công nghiệp cho các doanh nghiệp đóng trên địa bàn tỉnh Quảng Nam và đón đầu được việc cung cấp lao động cho những dự án mới trong tương lai cũng như thị trường lao động ngoài huyện và xuất khẩu lao động.

Xây dựng chính sách khuyến khích thành lập các doanh nghiệp theo hướng thành lập các công ty lâm nghiệp khép kín trên địa bàn. Củng cố các ban quản lý rừng để thực hiện chức năng quản lý rừng đặc dụng, phòng hộ, đồng thời làm nòng cốt trên địa bàn góp phần phát triển kinh tế - xã hội nông

thôn. Ngoài nhiệm vụ sản xuất, kinh doanh, thu hút lao động, tạo việc làm cho người dân, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số, các đơn vị lâm nghiệp cùng các ngành khác phải phối hợp xây dựng cơ sở hạ tầng, xây dựng nông thôn mới, hỗ trợ khoa học kỹ thuật, góp phần nâng cao dân trí.

Giải quyết tốt việc giao đất, giao rừng. Ðể việc giao đất, giao rừng có hiệu quả, vừa quản lý, bảo vệ được rừng, vừa nâng cao mức sống của cộng đồng, sau khi giao đất, giao rừng cho từng đối tượng cũng đồng thời giao cho Ban bảo vệ và phát triển rừng cấp xã tổ chức hướng dẫn, giúp đỡ, xây dựng vàthực hiện theo kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng; trong đó cần chú ý nghiên cứu giúp đỡ cộng đồng và hộ gia đình nhận đất rừng phát triển kinh tế hộ nhằm có thu nhập ổn định, xóa được đói nghèo để họ yên tâm gắn bó với rừng. Tăng cường việc giao đất, giao rừng với việc cho thuê đất liên kết, trong liên kết phải chọn đơn vị có tiềm năng nhằm sử dụng đất có hiệu quả hơn. Bảo vệ và phát triển rừng gắn với cộng đồng, với dân có hưởng lợi, tránh xảy ra tranh chấp đất đai, khiếu kiện. Tất cả các chủ rừng sẽ được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo luật định, trong phần đất lâm nghiệp giao cho hộ nhất thiết phải bố trí từ một đến hai ha đất để lấy ngắn nuôi dài. Một trong những nhiệm vụ quan trọng là đưa công nghệ thông tin vào quản lý lâm nghiệp, ứng dụng thành tựu khoa học trong sản xuất và chế biến lâm sản, giống, cây trồng lâm nghiệp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về giải quyết việc làm đối với người dân tộc thiểu số từ thực tiễn huyện trà bồng, tỉnh quảng ngãi (Trang 112 - 115)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)