Khái niệm Quản lý nhà nước và các nguyên tắc Quản lý nhà nước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với hoạt động báo chí trên địa bàn tỉnh cao bằng (Trang 35)

nước đối với báo chí

1.2.1.1. Khái niệm quản lý

- Theo giáo trình Hành chính công của Học viện Hành chính Quốc gia thì quản lý là một hoạt động phức tạp và bao gồm nhiều chức năng. Hoạt động quản lý phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Các yếu tố đó tác động đến nội dung phương thức và công cụ để tiến hành quản lý. Trong đó các yếu tố cơ bản cần chú ý là: con người, chính trị, tổ chức, quyền lực, thông tin, văn hóa.

- Dưới góc độ khoa học, khái niệm về “quản lý” có nhiều cách tiếp cận khác nhau. Với ý nghĩa thông thường, phổ biến thì quan lý có thể hiểu là hoạt động tác động một cách có tổ chức và định hướng của chủ thể quản lư tới những đối tượng quản lý để điều chỉnh chúng vận động vŕ phát triển theo những mục tięu nhất định đã đề ra. Với cách hiểu này, quản lý bao gồm:

+ Chủ thể quản lý: là tác nhân tạo ra các tác động quản lý. Chủ thể có thể là cá nhân hoặc tổ chức. Chủ thể quản lý tác động đến đối tượng quản lý bằng các công cụ, hình thức và phương pháp thích hợp, cần thiết và dựa trên cơ sở những nguyên tắc nhất định.

+ Đối tượng quản lý (khách thể quản lý): tiếp nhận sự tác động của chủ thể quản lý.

+ Mục tiêu quản lý: Là cái đích cần phải đạt tới tại một thời điểm nhất định do chủ thể quản lý đề ra. Đây là căn cứ để chủ thể quản lý thực hiện các tác động quản lý cũng như lựa chọn các hình thức, phương thức thích hợp.

1.2.1.2. Khái niệm Quản lý nhà nước

QLNN là một dạng quản lý chứa đựng bên trong nó nhiều kỹ năng thuộc về quản lý như mọi tổ chức khác đã vận dụng. Trong xu thế chung của phát triển công nghệ, nhiều thành tựu công nghệ được áp dụng thành công trong quản lý các tổ chức tư nhân đã và đang được các tổ chức nhà nước vận dụng [22, tr.12].

QLNN xuất hiện cùng với sự xuất hiện của nhà nước, là quản lý công việc của Nhà nước. Tuy nhiên, nội dung, phương thức và công cụ áp dụng để tiến hành các hoạt động QLNN lại tùy thuộc vào từng điều kiện cụ thể của thể chế chính trị, thể chế nhà nước cũng như điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia ở từng giai đoạn.

Hoạt động QLNN thông qua hoạt động của các cơ quan thực thi quyền lập pháp. Đó là hoạt động ban hành các loại văn bản pháp luật nhằm tạo khuôn khổ pháp luật cho xã hội vận động và phát triển; đó là hoạt động của các cơ quan thực thi quyền hành pháp nhằm đưa pháp luật vào đời sống và điều chỉnh các mối quan hệ nảy sinh; đó là hoạt động của các cơ quan thực thi quyền tư pháp nhằm đảm bảo cho hệ thống pháp luật được nghiêm minh [22, tr.12-13].

1.2.1.3. Khái niệm Quản lý nhà nước đối với báo chí

Trên thực tế, chưa có một khái niệm nào chuẩn xác liên quan đến QLNN đối với báo chí. Chính vì lẽ đó, để dễ hình dung được nội hàm của cụm từ này, chúng ta đi từ khái niệm quản lý. Quản lý là đối tượng nghiên cứu của nhiều ngành khoa học. Theo cách hiểu chung nhất của điều khiển học thì quản lý là điều khiển, chỉ đạo một hệ thống hay quá trình ấy vận động theo ý muốn của người quản lý nhằm đạt được những mục đích đã định trước.

Nói đến QLNN đối với báo chí là nói đến những hoạt động của bộ máy Nhà nước nhằm đảm bảo cho hoạt động báo chí được ổn định và phù hợp với xu thế phát triển chung của xã hội. Với vai trò là thiết chế trung tâm trong hệ thống chính trị, Nhà nước đại diện cho nhân dân, đảm bảo cho công dân được thực hiện các quyền cơ bản của mình, trong đó có quyền về tự do ngôn luận, tự do báo chí. Nhà nuớc có trách nhiệm điều tiết để đảm bảo báo chí phát triển, đáp ứng các nhu cầu về thông tin của nhân dân, đóng góp vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay, Nhà nước đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc đấu tranh chống các thế lực thù

địch lợi dụng chính sách tự do ngôn luận, tự do báo chí để đưa ra các luận điệu sai trái, thực hiện chiến lược “diễn biến hòa bình” gây mất an ninh chính trị và trật tự trong nước.

Qua việc khái quát trên chúng ta có thể hiểu QLNN đối với báo chí là tổng thể những hoạt động của bộ máy Nhà nước trên cơ sở những quy định của pháp luật đảm bảo cho báo chí thực hiện được nhiệm vụ thông tin của mình và chịu sự điều chỉnh thống nhất của pháp luật.

Hay nói cách khác, “QLNN trong lĩnh vực báo chí cũng như bất kỳ một dạng quản lý xã hội nào khác, là dạng quản lý công vụ quốc gia của bộ máy Nhà nước - là công việc của bộ máy hành pháp. Nó là sự tác động có tổ chức và được điều chỉnh bằng pháp luật, trên cơ sở quyền lực Nhà nước đối với các quá trình xã hội và hoạt động báo chí do các cơ quan có thẩm quyền trong hệ thống hành pháp từ Trung ương đến cơ sở tiến hành để thực hiện chức năng và nhiệm vụ của Nhà nước, phát triển các mối quan hệ xã hội, thỏa mãn nhu cầu tự do báo chí của công dân” [24, tr.19].

Cách hiểu này chỉ mang tính tương đối vì nó được xây dựng trên cơ sở khái quát hoá những hoạt động chuyên về lĩnh vực quản lý báo chí của Nhà nước. Mà báo chí là một khái niệm chưa được thống nhất và bao trùm lên đời sống xã hội. Tuy nhiên, xét về phương diện điều khiển học có thể được coi là khá hoàn chỉnh khi đã xác định được chủ thể quản lý, khách thể của hoạt động quản lý, đối tượng của hoạt động quản lý.

- Chủ thể của hoạt động quản lý: Nhà nước mà chủ yếu đó là các cơ quan Nhà nước trong bộ máy Nhà nước hay các cá nhân quản lý chuyên ngành về hoạt động báo chí được Nhà nước trao quyền về QLNN đối với báo chí.

- Khách thể của việc quản lý: Đó là trật tự quản lý trong quá trình truyền đạt, tiếp nhận và trao đổi thông tin nhằm thiết lập các mối liên hệ giữa con người với con người.

- Đối tượng của hoạt động quản lý: Tất cả những tổ chức, cá nhân v.v... thực hiện những hoạt động liên quan đến báo chí.

- Mục đích của hoạt động quản lý: Phát huy mọi nguồn lực tạo ra một cơ chế hợp lý cho hoạt động báo chí và đảm bảo quyền tự do báo chí, tự do ngôn luận trên báo chí của công dân.

- Ý nghĩa của hoạt động quản lý báo chí:

Báo chí với tư cách là công cụ quan trọng về công tác tư tưởng, chính trị của Đảng, với sự đa dạng của các loại hình báo chí và những lợi thế riêng có, báo chí hoàn toàn có khả năng đóng góp rất tích cực, có hiệu quả vào sự nghiệp giữ vững và tăng cường sự ổn định chính trị - xã hội của đất nước. Trong những năm qua, hoạt động của báo chí nước ta đã và đang tiếp tục đóng góp rất lớn cho sự phát triền và hội nhập thế giới trên mọi lĩnh vực. Song song đó vẫn còn tồn đọng nhiều vấn đề phát sinh cần sự điều chỉnh sâu sắc của các cơ quan chuyên trách.

QLNN đối với báo chí là một chức năng thật sự cần thiết của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Nó đáp ứng nguyện vọng của đông đảo quần chúng nhân dân trong xã hội. Bởi lẽ vấn đề tự do báo chí và tự do ngôn luận trên báo chí là một nhu cầu có thực của xã hội, nó đánh giá tiêu chuẩn phát triển về các quyền tự nhiên mang tính nhân bản trong toàn xã hội. Nhu càu về tự do báo chí, ngôn luận sẽ vẫn còn tiếp tục tiếp diễn và có ảnh hưởng rất lớn đến tình hình trị an, trật tự xã hội của đất nước. Bên cạnh đó, trên bình diện quốc tế, các thông tin mà báo chí cung cấp cũng như các hoạt động liên quan đến báo chí cũng có những ảnh hưởng nhất định đến vấn đề an ninh chính trị của toàn cầu.

Với thực trạng như thế, QLNN đối với báo chí sẽ có các ý nghĩa to lớn khi vừa đảm bảo được trật tự an ninh, an toàn xã hội vừa đảm đảm bảo tôn trọng quyền tự do báo chí, tự do ngôn luận trên báo chí của công dân. Ngoài ra trước tình hình xuyên tạc của các thế lực thù địch, QLNN đối với báo chí sẽ làm cho báo chí hoạt động và phát triển theo đúng chủ trương cùa Đảng và

pháp luật của Nhà nước, đấu tranh tích cực, làm thất bại các âm mưu sử dụng diễn đàn của nhân dân cho chiến lược diễn biến hòa bình trên phương diện thông tin đại chúng và văn hóa xã hội.

1.2.1.4. Các nguyên tắc Quản nhà nước đối với báo chí

Các hoạt động của báo chí xét trên hình diện chung có ảnh hưởng rất lớn đến đời sống xã hội. Vì vậy, muốn đảm bảo được các hoạt động này đi vào khuôn khổ đặt dưới sự điều chỉnh của pháp luật, chúng ta cần có những nguyên tắc quản lý phù hợp. Sau đây là những nguyên tắc cơ bản trong QLNN đối với báo chí.

* Nguyên tắc tôn trọng quyền tự do báo chí, tự do ngôn luận của công dân

Tôn trọng quyền tự do báo chí, tự do ngôn luận trên báo chí là một nguyên tắc hiến định. Hiến pháp nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 quy định công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, có quyền được thông tin. Quy định này đã được cụ thể hóa bằng Luật Báo chí năm 2016. Cụ thể: Khoản 1, Điều 13 Luật Báo chí quy định: “Nhà nước tạo Điều kiện thuận lợi để công dân thực hiện quyền tự do báo chí, quyền tự do ngôn luận trên báo chí và để báo chí phát huy đúng vai trò của mình”. Và Điều 11 của luật này cũng nêu rõ các quyền tự do báo chí, tự do ngôn luận trên báo chí của công dân như sau: “Phát biểu ý kiến về tình hình đất nước và thế giới; tham gia ý kiến xây dựng và thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; Góp ý kiến, phê bình, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo trên báo chí đối với các tổ chức của Đảng, cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị - xă hội, tổ chức chính trị xă hội - nghề nghiệp, tổ chức xă hội, tổ chức xă hội - nghề nghiệp và các tổ chức, cá nhân khác”.

Như vậy, quyền tự do báo chí, tự do ngôn luận trên báo chí có nội dung rõ ràng, cụ thể và được công bố một cách hệ thống. Thông qua báo chí, công dân có quyền nhận tin, đưa tin, quyền bày tỏ quan điểm của mình về những vấn đề đã và đang xảy ra trong đời sống xã hội. Công dân cũng có quyền

tham gia ý kiến với Đảng và Nhà nước về các chủ trương, chính sách lớn, nhỏ. Tất cả điều này như là một biểu hiện khuôn mẫu cho một xã hội dân chủ, xuất phát từ lợi thế cùa báo chí, vai trò của báo chí trong việc định hướng dư luận xã hội.

Để đảm bảo nguyên tắc này, Nhà nước cần phải luôn tạo ra những cơ chế pháp lý phù hợp với các loại hình hoạt động báo chí nhằm phục vụ tốt nhất nhu cầu của đông đảo quần chủng nhân dân. Bên cạnh đó, Nhà nước cũng cần đề ra một phương thức hướng các hoạt động báo chí tuân thủ pháp luật, nhằm tạo điều kiện tốt để các cơ quan chức năng Nhà nước thuận lợi hơn trong việc quản lý.

* Nguyên tắc đảm bảo quyền thụ hưởng thành quả hoạt động báo chi một cách bình đẳng của tất cả công dân

Bằng hoạt động của mình, báo chí đã góp phần đáng kể vào việc ổn định chính trị, phát triền kinh tế và định hướng dư luận xã hội một cách tích cực. Nhiều nước trên thế giới đã khai thác triệt để hiệu quả hoạt động báo chí nhằm phục vụ cho mục tiêu xây dựng xã hội thịnh vượng, công bằng, dân chủ và văn minh thông qua sự điều tiết của pháp luật. Riêng ở nước ta, pháp luật trong QLNN đối với báo chí là công cụ khá quan trọng nhằm bảo tồn, phát triển nền văn hóa dân tộc hiện đại, nhân văn; tiếp thu tinh hoa văn hóa và tiến bộ về khoa học, công nghệ của nhân loại, đảm bảo cho quá trình hội nhập môi trường thông tin, báo chí toàn cầu được nhanh chóng và thành công. Với điều kiện đó, hoạt động báo chí ngày nay có những tiến bộ rõ rệt và đáp ứng khá tốt nhu cầu thông tin của mọi người dân quan tâm. Tất cả thành quả này của báo chí cần được phổ cập đến toàn thể các đối tượng thụ hưởng khác nhau trong xã hội. Đây được xem như một nguyên tắc biểu hiện tính nhân văn sâu sắc với mục tiêu nâng cao chất lượng dân trí. Để cụ thể hóa nguyên tắc này, Luật Báo chí năm 2016 đã tiếp tục khẳng định: “Nhà nước có chính sách hỗ trợ đặt hàng báo chí phục vụ nhiệm vụ chính trị, an ninh, quốc phòng, thông

tin đối ngoại, phục vụ thiếu niên, nhi đồng, người khiếm thính, khiếm thị, đồng bào vùng dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, vùng sâu, vùng xa, miền núi, biên giới, hải đảo và các nhiệm vụ trọng yếu khác phù hợp với từng giai đoạn theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ” [28, tr.9].

Với nguyên tắc này, Nhà nước cần có chính sách để người dân được dễ dàng tiếp cận các ấn phẩm của các loại hình báo chí. Huy động các nguồn lực khác nhau để bảo đảm sự hoạt động của các cơ quan báo chí với nhiều tôn chỉ mục đích khác nhau nhằm phục vụ tốt nhất nhu cầu về thông tin và phát triển dân trí của các tầng lớp khác nhau trong xã hội. Song song đó, Nhà nước cần có chính sách đẩy mạnh sự phát triển và khả năng sẵn sàng phục vụ của các cơ quan báo chí đối với các vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn.

* Kiên quyết đấu tranh chống lợi dụng việc tôn trọng tự do báo chí, tự do ngôn luận làm trái pháp luật

Từ khi ra đời cho đến ngày nay, báo chí luôn có những ảnh hưởng nhất định đến tình hình an ninh chính trị của một quốc gia và cả quốc tế bởi tính quần chúng của nó. Nhất là ngày nay, vấn đề tôn trọng quyền tự do báo chí, tự do ngôn luận trên báo chí luôn được đặt ra và xem như quyền cơ bản của con người mà các thể chế chính trị và hình thức nhà nước buộc phải tôn trọng. Ý thức được vấn đề này, các thế lực thù địch và ngoại bang luôn tìm cách lợi dụng báo chí và các diễn đàn nhân dân làm cơ sở cho việc chống phá Nhà nước ta, chống phá công cuộc xây dựng xã hội xã hội chủ nghĩa, chống phá sự nghiệp đại đoàn kết nhân dân. Đây là những hành vi vô cùng nguy hiểm làm thiệt hại đến lợi ích cả một quốc gia dân tộc. Cho nên, Nhà nước ta luôn luôn đề ra kim chỉ nam cho hoạt động của mình trước tình hình lợi dụng đó là kiên quyết đấu tranh và đấu tranh đến cùng để chống lại các hành vi đầy mưu đồ này. Vì vậy, trên cơ sở cụ thể hóa Hiến pháp 2013, Luật Báo chí năm 2016

một mặt khẳng định sự tôn trọng quyền tự do báo chí của công dân, mặt khác đã tạo ra hành lang pháp lý ngăn chặn triệt để những âm mưu này khi quy định: “Báo chí, nhà báo hoạt động trong khuôn khổ pháp luật và được Nhà

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với hoạt động báo chí trên địa bàn tỉnh cao bằng (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)