Nhóm giải pháp nhằm tăng cường vai trò lãnh đạo của tổ chức

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với hoạt động báo chí trên địa bàn tỉnh cao bằng (Trang 116)

Đảng trong cơ quan Quản lý nhà nước về báo chí, cơ quan báo chí

Đảng lãnh đạo báo chí bằng đường lối, chiến lược phát triển; lãnh đạo thông qua hoạt động công tác tư tưởng; lãnh đạo thông qua các tổ chức Đảng trong cơ quan báo chí. Đảng lãnh đạo các cơ quan Nhà nước xây dựng hệ thống luật pháp về báo chí. Do vậy để đường lối của Đảng về báo chí, để hoạt động báo chí đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng trước hết phải tăng cường vai trò lãnh đạo của tổ chức Đảng trong cơ quan QLNN về báo chí, cơ quan báo chí. Đây là giải pháp hàng đầu, đảm bảo mỗi tổ chức Đảng trong cơ quan QLNN về báo chí, cơ quan báo chí. Muốn vậy cần thực hiện các giải pháp cụ thể sau đây:

Thứ nhất, cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền, các tổ chức, đoàn thể trong hệ thống chính trị các cấp cần nâng cao hơn nữa nhận thức về vị trí, vai trò quan trọng của báo chí trong toàn bộ công tác tư tưởng, văn hóa của Đảng; về sự tất yếu và cần thiết Đảng lãnh đạo hoạt động báo chí; phương thức và nội dung lãnh

đạo của tổ chức đảng và đảng viên đối với hoạt động báo chí trong cơ quan QLNN về báo chí, cơ quan báo chí. Cụ thể hóa đường lối, chỉ đạo của Đảng về hoạt động báo chí trong kế hoạch, chương trình công tác của cơ quan, tổ chức.

Thứ hai, tăng cường công tác tư tưởng của Đảng trong cơ quan báo chí, cơ quan chủ quản và cơ quan quản lý báo chí. Cấp ủy, chi bộ trong các cơ quan chỉ đạo, quản lý báo chí, đặc biệt là trong cơ quan báo chí phải chủ động trong công tác giáo dục chính trị, tư tưởng cho đảng viên, quần chúng trong cơ quan, tổ chức; kịp thời định hướng, uốn nắn đối với các trường hợp đưa thông tin sai lệch hoặc có dấu hiệu vi phạm pháp luật trong hoạt động báo chí. Tổ chức Đảng trong các cơ quan báo chí phải đấu tranh kiên quyết với những biểu hiện, dấu hiệu xa rời sự lãnh đạo của Đảng, thương mại thông tin truyền thông, đi ngược lại tôn chỉ, mục đích hoạt động của cơ quan báo chí.

Thứ ba là, phát triển đảng viên trong các cơ quan báo chí, nhất là Báo Cao Bằng và Đài PT-TH Cao Bằng. Phải xây dựng tiêu chí chức danh bắt buộc là đảng viên đối với các chức danh biên tập viên trở lên. Xây dựng tổ chức Đảng trong sạch, vững mạnh đảm bảo nhân tố lãnh đạo hoạt động của cơ quan, tổ chức.

3.4.3 Xây dựng quy hoạch, chiến lược phát triển báo chí tỉnh Cao Bằng phù hợp với quan điểm chỉ đạo của Đảng và nhà nước và chiến lược phát triển báo chí toàn quốc

Như đã phân tích khá kỹ ở nội dung Thực trạng QLNN về báo chí tỉnh Cao Bằng ở Chương 2, hiện nay hệ thống báo chí tỉnh Cao Bằng không nhiều về số lượng đầu mối, nhưng chất lượng và hiệu quả hoạt động không cao, điều đó chứng tỏ mô hình tổ chức mạng lưới báo chí của tỉnh cần có sự thay đổi. Thêm vào đó, các văn bản chỉ đạo của Đảng và nhà nước về công tác quy hoạch báo chí toàn quốc của Bộ Chính trị về quy hoạch tổng thể báo chí đến năm 2020 và những năm tiếp theo; các Văn bản của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch mạng lưới báo in toàn quốc, hướng dẫn công tác quy hoạch sắp xếp mạng lưới báo chí nêu rõ nguyên tắc quy hoạch phải: khắc phục sự chồng chéo, làng phí, mất cân đối, bổ sung báo chí

phát triển đúng, đáp ứng nhu cầu và quyền được thông tin ngày càng cao của nhân dân; khắc phục sự trùng lặp về tôn chỉ, mục đích, nội dung thông tin, rà soát cắt giảm những cơ quan báo chí, tạp chí không đáp ứng được điều kiện để hoạt động theo tiêu chuẩn của Luật Báo chí; đối với các cơ quan báo, tạp chí có số lượng phát hành thấp, phạm vi thông tin hẹp, hiệu quả tuyên truyền không cao thì xem xét chuyển thành đặc san xuất bản không định kỳ hoặc bản tin.

Như vậy, căn cứ vào các quan điểm chỉ đạo trên, UBND tỉnh Cao Bằng cần bám sátm nghiên cứu, xây dựng đề án một cách hết sức cụ thể, chi tiết trên quan điêm chung nhất hệ thống báo chí ngành cần thật sự đủ mạnh, đủ tầm, tinh gọn nhưng hiệu quả, không lấy số lượng làm thước đo của thành cỏng trong qưản lý. Đồng thời sau khi đã quy hoạch hệ thống báo chí của ngành phai có sự gẳn kết chặt chẽ với nhau thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị mà ngành giao cho. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai thực hiện, Lãnh đạo Bộ cùng như các cơ quan chủ quản báo chí, các cơ quan báo chí cần hết sức đặt lợi ích chung lên trên hết bởi một lẽ tinh giảm bộ máy, con người chưa bao giờ và chưa ở đâu là dễ dàng.

Do đó, nhất thiết để quản lý đạt hiệu quả trong thời kỳ mới, UBND tỉnh cần nhanh chóng thành lập Ban chỉ đạo xây dựng Đề án sắp xếp quy hoạch hệ thống báo chí của tỉnh, từ đó xây dựng các chương trình cụ thể để đưa vào triển khai trong thực tế.

Việc quy hoạch, sắp xếp lại các cơ quan báo chí này cần chú ý các điểm sau: - Phải phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế xã hội của địa phương, gắn kết chặt chẽ với chiến lược, kế hoạch xây dựng và phát triển chung của báo chí cả nước.

- Phù hợp với các quyết định chỉ đạo của Đảng, Nhà nước.

- Đảm bảo gọn nhẹ đầu mối, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động, bảo đảm tính chuyên nghiệp của báo chí, phát huy đầy đủ thế mạnh của địa phương, đáp ứng yêu cầu về thông tin, tuyên truyền.

- Việc sắp xếp quy hoạch vừa tạo sự thống nhất, đồng bộ nhưng cũng phải đón đầu được những thời cơ trong tương lai, với xu thế phát triển mới của báo chí Việt Nam nói riêng và báo chí thế giới nói chung, khi xu hướng thành lập các tập đoàn báo chí, tập đoàn truyền thông, với xu hướng một cơ quan, một tập đoàn báo chí có đầy đủ loại hình từ báo in, báo điện tử, đài phát thanh, truyền hình... hỗ trợ cùng nhau phát triển.

- Xây dựng kế hoạch tổng thể chi tiết với lộ trình thích hợp, phù hợp với mục tiêu trước mắt cũng như lâu dài của địa phương.

3.4.4. Nhóm giải pháp tăng cường các nguồn lực phát triển hoạt động báo chí báo chí

Đây là nhóm giải pháp quan trọng để báo chí chính thống có thể giữ vai trò chiếm lĩnh, định hướng thông tin trong điều kiện bùng phát, đa dạng các loại hình truyền thông như hiện nay. Một hệ thống báo chí được coi là có tiềm lực mạnh khi: “…có nhân lực chất lượng cao, có nền tảng công nghệ, cơ sở vật chất kỹ thuật tốt; có nguồn lực tài chính mạnh; có cơ cấu hệ thống hợp lý; được vận hành trong hành lang QLNN rõ ràng, thuận tiện.” [01, tr. 158]. Việc đầu tư xây dựng một hệ thống báo chí đồng bộ, hiện đại đáp ứng đủ điều kiện hoạt động của xu hướng truyền thông mới, đối với một địa phương “nghèo”, “chậm phát triển” như Cao Bằng là vấn đề nan giải. Bởi vậy cần phải xác định được trọng tâm, trọng điểm cần phát triển đầu tư để xây dựng được một hệ thống báo chí có tiềm lực mạnh. Tác giả cho rằng, với điều kiện của Cao Bằng hiện nay, từ nay đến năm 2020, cần tập trung giải quyết những nội dung sau:

Thứ nhất, khẩn trương lập quy hoạch xây dựng và phát triển hệ thống báo chí trên địa bàn tỉnh. Vấn đề đặt ra là cần quy hoạch phải dựa trên điều kiện thực tế của địa phương, phù hợp với xu hướng truyền thông hội tụ, truyền thông đa phương tiện.

Dự báo xu hướng phát triển của các loại hình truyền thông đại chúng, các nhà nghiên cứu đề cho rằng: Truyền thông hội tụ, Truyền thông đa

phương tiện, Truyền thông mạng xã hội là xu hướng phát triển mang tính khách quan đáp ứng nhu cầu thông tin của lớp công chúng mới. Ở góc độ tiếp nhận của công chúng, truyền thanh và báo mạng điện tử là hai loại hình có xu hướng tiếp cận tăng nhanh. nghiên cứu sinh Lê Thu Hà, trong Luận án tiến sĩ: "Xu hướng tiếp nhận sản phẩm báo chí của công chúng Việt Nam" – Học viện Báo chí và Tuyên truyền, đã đưa ra hình ảnh khá thú vị khi đề cập đến thói quen tiếp nhận các loại hình báo chí của công chúng hiện nay, đó là: Báo in – “món khai vị” buổi sáng; Truyền hình – “bữa cơm chính” buổi tối; Phát thanh và báo mạng điện tử - “ly cafê nhấm nháp” cả ngày [22].

Trong bối cảnh và xu hướng phát triển của báo chí hiện nay để báo chí ở địa phương thực sự là công cụ hỗ trợ có hiệu quả cho các chủ thể lãnh đạo, quản lý xã hội, cần phải phát triển báo chí theo xu hướng hội tụ, truyền thông đa phương tiện.

Phương án tối ưu đối với quy hoạch các cơ quan báo chí ở đại phương là sáp nhập Báo Cao Bằng, Đài PT-TH Cao Bằng thành một cơ quan truyền thông duy nhất, trực thuộc Tỉnh ủy. Cổng thông tin điện tử tỉnh sẽ là cơ quan truyền thông của UBND tỉnh. Phương án này đã được đề cập đến trong dự thảo Quy hoạch quản lý, phát triển Báo chí Việt Nam đến năm 2020 có đưa ra phương án sáp nhập các cơ quan báo chí ở cấp tỉnh thành một cơ quan truyền thông duy nhất. Đáng tiếc, phương án này không được sự đồng thuận của số đông các nhà quản lý ở Trung ương.

Phương án thứ hai là, trong những năm tới ngân sách địa phương cần tập trung ưu tiên phát triển Báo Cao Bằng điện tử. Xác định đây là phương tiện báo chí chủ lực của Đảng bộ, Chính quyền tỉnh trong những năm tới; đủ năng lực cung cấp thông tin cho các tầng lớp nhân dân, giữ vai trò chi phối dư luận xã hội, giữ nhịp cho cả hệ thống báo chí địa phương. Theo quy luật khách quan, nếu công chúng không thoả mãn những thông tin mà hệ thống báo chí hiện có cung cấp, họ sẽ tìm thêm thông tin ở hệ thống truyền thông khác. Vì thế nếu nhìn nhận

toàn cục thì giải pháp tốt nhất là xây dựng cho được một hệ thống báo chí nhà nước thật vững mạnh, đa dạng, phong phú về thông tin. Nói như vậy, không có nghĩa là “bỏ rơi” loại hình “báo nói” và “báo hình”. Lợi thế của Cao Bằng hiện nay là, Đài PT-TH Cao Bằng đang tiếp tục được xây dựng bổ sung cơ sở vật chất kỹ thuật. Bên cạnh nguồn ngân sách địa phương, Đài PT-TH Cao Bằng luôn nhận được hỗ trợ lớn về trang thiết bị kỹ thuật từ Đài Truyền hình Việt Nam.

Thứ hai là, trước mắt cần tăng cường cơ sở vật chất, kỹ thuật, bảo đảm phát huy hết năng lực và hiệu quả của các cơ quan báo chí hiện có. Đầu tư, đổi mới nhanh trang thiết bị thông tin để có thể hoà nhập vào trình độ kỹ thuật thông tin quốc tế. Trọng tâm ưu tiên đầu tư là hệ thống phương tiện kỹ thuật, công nghệ của Báo Cao Bằng, Đài PT-TH Cao Bằng.

Thứ ba, đầu tư thích đáng cho nguồn nhân lực hoạt động trong các cơ quan báo chí. Các cơ quan chủ quản cần tăng cường và thực hiện đầy đủ nhiệm vụ, quyền hạn của mình, chịu trách nhiệm về hoạt động của cơ quan báo chí thuộc quyền theo đúng các chủ trương, nguyên tắc của Đảng và các quy định của pháp luật. Tăng cường lãnh đạo công tác cán bộ, về chỉ đạo, quản lý nội dung, định hướng chính trị của báo, về kinh tế của cơ quan báo chí.

Tăng cường và thực hiện nghiêm túc việc quy hoạch, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng; rà soát, kiện toàn, bố trí cán bộ lãnh đạo và đội ngũ phóng viên báo chí, đảm bảo tiêu chuẩn chính trị, nghiệp vụ. Cần tập trung đào tạo, tập huấn nhằm xây dựng đội ngũ nhà báo chính luận có tâm thế chính trị vững vàng, đủ sức phân tích, bình luận các sự kiện và vấn đề thời sự, nhất là trong lĩnh vực đấu tranh tư tưởng và thông tin đối ngoại.

Đẩy mạnh sự liên kết và hợp tác, tăng nguồn thu cho các cơ quan báo chí của tỉnh. Để phấn đấu đến một thời điểm nào đó có thể xây dựng được hệ thống báo chí địa phương hoàn toàn tự chủ về mặt tài chính, không phải trông chờ vào nguồn ngân sách nhà nước bù đắp những khoản thua lỗ thì ngay từ bây giờ, bên cạnh việc nghiên cứu cơ chế chính sách tài chính phù hợp cho các cơ quan báo

chí của tỉnh, đầu tư mạnh mẽ bước đầu về điều kiện làm việc cũng như các trang thiết bị hiện đại phục vụ cho hoạt động báo chí truyền thông tạo đà phát triển trong thời gian tới, thì cơ quan quản lý báo chí địa phương cũng cần vạch ra những chiến lược cụ thể, tầm nhìn dài hạn trong liên kết, hợp tác với các đối tác bên ngoài để tăng thêm nguồn thu (từ hoạt động tuyên truyền, hoạt động quảng cáo). Việc liên doanh liên kết này cũng là cơ hội để cải thiện hình ảnh và vị thế của các cơ quan báo chí của tỉnh trong khu vực các tỉnh trung du miền núi phía bắc nói riêng và báo chí nói chung của Việt Nam.

Tuy nhiên, do những đặc thù riêng của báo chí địa phương, cho nên việc liên doanh liên kết cũng cần được quản lý một cách hết sức chặt chẽ, tránh chạy theo xu hướng “thương mại hóa” hoạt động báo chí vốn đã được nói đến rất nhiều trong thời gian gần đây, xa rời tôn chỉ, mục đích của tờ báo, xa rời nhiệm vụ chính trị đã được tỉnh giao cho hệ thống báo chí địa phương. Đồng thời thường xuyên chỉ đạo, kiểm tra các hoạt động kinh doanh dịch vụ, tài trợ của cơ quan báo chí theo đúng quy định của pháp luật.

3.4.5. Nhóm giải pháp nhằm chủ động cung cấp nội dung, kiểm soát thông tin và hoạt động báo chí thông tin và hoạt động báo chí

Muốn quản lý tốt thông tin báo chí các chủ thể quản lý phải chủ động trong việc cung cấp thông tin, xử lý khủng hoảng truyền thông.

Trước hết, các chủ thể quản lý, mà cụ thể ở đây là Ban TGTU, Sở TT- TT, Hội Nhà báo Việt Nam tỉnh Cao Bằng cần tiếp tục phát huy những kết quả đã đạt được trong việc chủ động xác định nội dung thông tin cần cung cấp, yêu cầu các cơ quan liên quan dự và cung cấp thông tin cho báo chí tại các cuộc giao ban báo chí định kỳ.

Ban TGTU, chủ thể quan trọng trong việc quản lý thông tin, định hướng thông tin, cần giữ vai trò điều phối có hiệu quả trong chỉ đạo và cung cấp thông tin cho báo chí; tăng cường cung cấp các thông tin mang tính định hướng dư luận xã hội, thông tin cảnh báo, thông tin đi trước đón đầu để tạo sự đồng thuận,

thống nhất về quan điểm, tư tưởng ngay trong các cơ quan báo chí cũng như người dân về một vấn đề, vụ việc hoặc trước khi triển khai một chủ trương chính sách nào đó có ảnh hưỏng sâu rộng đến quyền và lợi ích của người dân.

Thứ hai là, bản thân các cơ quan QLNN cũng phải chủ động cung cấp thông tin cho báo chí và có kỹ năng cần thiết để xử lý tình huống khi xảy ra “khủng hoảng truyền thông”. Đối với các chủ thể chính trị, đặc biệt là trong bối cảnh Đảng và Nhà nước đang hướng tới việc xây dựng một Nhà nước pháp quyền, minh bạch thì im lặng không phải là phương thức vàng để đối phó với tình trạng bùng nổ thông tin, nhất là trong các trường hợp xuất hiện nhiều thông tin xấu, độc, thông tin trái chiều – “khủng hoảng truyền thông”. Do vậy, cần thiết tăng cường phối hợp, chủ động cung cấp thông tin cho báo chí theo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với hoạt động báo chí trên địa bàn tỉnh cao bằng (Trang 116)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)