Nhóm giải pháp nâng cao nhận thức về báo chí và quản lý hoạt

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với hoạt động báo chí trên địa bàn tỉnh cao bằng (Trang 114 - 116)

bàn tỉnh Cao Bằng

3.4.1. Nhóm giải pháp nâng cao nhận thức về báo chí và quản lý hoạt động báo chí động báo chí

Cuộc cách mạng công nghệ thông tin đã làm thay đổi cách thức truyền tải và tiếp nhận thông tin trên toàn cầu. Thông tin ở khắp mọi nơi trên thế giới được truyền tải liên tục, nhiều chiều và dễ dàng tới công chúng thông qua Internet, với những dạng thức truyền thông mới, trong đó mạng xã hội đang chiếm ưu thế. Do vậy, để quản lý tốt hoạt động báo chí trong bối cảnh truyền thông xã hội phát triển cần phải có nhận thức đầy đủ về báo chí và cách tiếp cận mới trong quản lý báo chí.

Trước hết, các chủ thể quản lý cần nhận thức sâu sắc những nét mới của đời sống truyền thông hiện đại, nhất là quá trình toàn cầu hóa truyền thông và sự “bùng nổ” của các phương tiện truyền thông trên Internet; trên cơ sở đó, đổi mới tư duy về báo chí theo hướng khẳng định tính đa dạng, đa chiều của thông tin và sự cần thiết phải thích ứng với môi trường thông tin mở hiện nay. Ở tầm vĩ mô, cần xác định chính xác đối tượng chỉ đạo, quản lý của các chủ thể QLNN đối với hoạt động truyền thông là “các hoạt động báo chí”.

Thứ hai là, cần có sự nhìn nhận đầy đủ về vai trò của báo chí trong công tác lãnh đạo, quản lý. Về vai trò của thông tin trong công tác lãnh đạo, quản lý, Đề tài “Thông tin báo chí với công tác lãnh đạo quản lý ở Việt Nam trong

tiến trình đổi mới và hội nhập quốc tế” - ĐTQG.2014-G/07 đã đưa ra sáu nội dung là: (1) thông tin báo chí phục vụ công tác tuyên truyền, phổ biến, xây dựng đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước; (2), thông tin báo chí phản ảnh tình hình triển khai thực hiện đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước; (3), thông tin báo chí phục vụ công tác kiểm tra, giám sát, phản biện xã hội, phản ảnh nhũng yếu kém trong QLNN, những hiện tượng tiêu cực trong xã hội, giúp các cơ quan lãnh đạo, quản lý điều chỉnh chủ trương, chính sách và có biện pháp giải quyết kịp thời; (4), thông tin báo chí cảnh báo, dự báo những vấn đề có thể xảy ra để cơ quan QLNN chủ động có biện pháp đối phó, xử lý phù hợp; (5), thông tin báo chí phục vụ công tác đấu tranh với các hành vi quan liêu, tham nhũng, lãng phí, lợi dụng chức vụ quyền hạn, coi thường pháp luật của các cơ quan, cá nhân lãnh đạo, quản lý; (6), thông tin báo chí phản ánh tình hình thế giới, thực trạng hội nhập quốc tế của Việt Nam, giúp các cơ quan quản lý, doanh nghiệp có giải pháp thích hợp. Cần thấy rõ vai trò của báo chí để sử dụng trong quá trình lãnh đạo, quản lý, khắc phục tình trạng xem báo chí, nhất là Báo Đảng và Đài PT-TH địa phương đơn thuần chỉ là “công cụ tuyên truyền”, áp đặt thông tin, hoặc ngăn cản việc đưa thông tin về những hạn chế, tồn tại trong quá trình lãnh đạo, quản lý.

Thứ ba là, cần nhận thức quản lý báo chí là quản lý phát triển trong quá trình ban hành các quyết định quản lý đối với hoạt động báo chí. Lãnh đạo, quản lý đi đôi với phát triển hệ thống báo chí. Cần “rũ bỏ” tư duy quản lý báo chí là kiểu quản lý “cai trị” hoạt động báo chí trong những khuôn khổ đã định hình; là quản lý trong trạng thái tĩnh. Phát triển là một quá trình chứ không phải là một chương trình, và là một quá trình không giới hạn. Và việc quản lý phát triển phải hướng đến mục tiêu tạo điều kiện, môi trường cho đối tượng quản lý thay đổi hoạt động của mình theo hướng tốt tiến bộ, phục vụ cho sự phát triển xã hội; các quyết định, nội dung quản lý phải có tính năng động cao, thích ứng với xu hướng vận động liên tục của báo chí, định hướng hoạt

động báo chí đảm bảo đúng định hướng của các chủ thể quản lý. “Không phải cứ tăng thêm cơ quan báo chí mới gọi là phát triển, còn dẹp bớt cơ quan báo chí thì không phải là phát triển. Đấy là tư duy hết sức máy móc và cổ hủ”; “Đừng nghĩ tới khái niệm phát triển một cách chung chung, cứ tăng số lượng gọi là phát triển, giảm bớt số lượng thì không phát triển. Cách hiểu như thế hết sức phiến diện. Đề án của chúng ta là đề án quy hoạch, phát triển và quản lý báo chí. Muốn phát triển phải quản lý và muốn quản lý phải phát triển”.

Trao đổi của Thứ trưởng Bộ TT-TT Trương Minh Tuấn tại Hội nghị Tập huấn công tác thông tin đối ngoại và triển khai Nghị định về quản lý hoạt động thông tin đối ngoại ngày 04/11/2015.

Thứ tư là, cần nhận thức đầy đủ về chức năng giám sát, phản biện của báo chí, đổi mới nhận thức - tư duy chính trị - pháp lý để báo chí thực sự là lực lượng phản biện xã hội và kết nối nguồn lực phản biện xã hội giúp cho địa phương bảo đảm quá trình phát triển bền vững trong điều kiện một đảng cầm quyền.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với hoạt động báo chí trên địa bàn tỉnh cao bằng (Trang 114 - 116)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)