Kiến nghị và đề xuất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với hoạt động báo chí trên địa bàn tỉnh cao bằng (Trang 129 - 138)

Để thực hiện tốt công tác QLNN về báo chí trong thời gian tới, đáp ứng được các giải pháp và mục tiêu đã đặt ra, Luận văn xin được đề xuất một số nội dung sau:

Thứ nhất, Đối với công tác quy hoạch, xây dựng chiến lược phát triển

báo chí của tỉnh: cần khẩn trương thành lập Ban chỉ đạo sắp xếp lại hệ thống báo chí tỉnh Cao Bằng. Việc sớm thành lập Ban chỉ đạo và đi vào hoạt động trong thực tiễn sẽ thúc đẩy nhanh hơn quá trình quy hoạch này.

Thứ hai, Đối với công tác xây dựng, hoàn thiện Bộ máy QLNN về báo

chí tỉnh Cao Bằng. Nếu vẫn tiếp tục theo hướng giao cho Sở TT-TT làm đầu mối quản lý mà trực tiếp là Phòng Thông tin - Báo chí- Xuất bản, thì cần khẩn trương bổ sung cả nguồn nhân lực, vật lực và tài chính cho đơn vị. Vì với chức năng, nhiệm vụ quan trọng được giao như trên mà số lượng cán bộ của Phòng chỉ có 4 con người, cơ chế tiếp nhận người rất khó khăn do vướng phải những quy định trong quản lý cán bộ công chức của các cơ quan chức năng khác, do vậy rất khó hoàn thành được nhiệm vụ được giao.

Thứ ba, Đối với công tác xây dựng ban hành văn bản quản lý hoạt động

của các cơ quan báo chí tỉnh Cao Bằng: Sau khi bổ sung, sửa đổi, hoàn thiện hệ thống các văn bản này, giao Sở TT-TT làm đầu mối tập hợp, biên soạn, hiệu chỉnh cuốn sách “QLNN về báo chí địa phương tỉnh Cao Bằng” trong đó giới thiệu chủ yếu về các cơ quan báo chí của tỉnh, chức năng nhiệm vụ cũng như các văn bản quản lý của tỉnh đã ban hành nhằm cụ thể hóa các đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về công tác QLNN về báo chí để phát hành trong hệ thống cơ quan đơn vị quản lý về báo chí địa phương, các cơ quan chủ quản, cơ quan báo chí, đội ngũ phóng viên, biên tập viên...

Tiểu kết chƣơng 3

Nội dung Chương 3 xác định Phương hướng nhằm tăng cường QLNNi đối với hoạt động báo chí ở tỉnh Cao Bằng trong thời gian tới. Từ kết quả nghiên cứu ở Chương 2, trên cơ sở các định hướng lớn của Đảng, chính sách của Nhà nước về phát triển, quản lý hoạt động báo chí, tác giả đưa ra phương hướng để nhằm tăng cường QLNN đối với hoạt động báo chí ở tỉnh Cao Bằng trong thời gian tới là: Một là, kiên quyết, kiên trì thực hiện nguyên tắc hoạt động báo chí phải được đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của nhà nước và hoạt động trong khuôn khổ pháp luật Việt Nam; Hai là, đổi mới tư duy, phương thức quản lý tương ứng xu thế phát triển truyền thông đại chúng; quản lý đi đôi với phát triển sự nghiệp báo chí; Ba là, quản lý chặt chẽ thông tin, chủ động cung cấp thông tin cho báo chí; Bốn là, tăng cường các nguồn lực đầu tư cho các cơ quan báo chí; phát triển các loại hình báo chí phù hợp với xu thế phát triển của truyền thông thế giới, phục vụ đắc lực cho công tác lãnh đạo, quản lý và đáp ứng nhu cầu thông tin của nhân dân. Từ đó, đề xuất bảy nhóm giải pháp thực hiện bốn phương hướng lớn nói trên đó là: Nhóm giải pháp nâng cao nhận thức về báo chí và quản lý hoạt động báo chí; Nhóm giải pháp nhằm tăng cường vai trò lãnh đạo của tổ chức Đảng trong cơ quan Quản lý nhà nước về báo chí, cơ quan báo chí; Xây dựng quy hoạch, chiến lược phát triển báo chí tỉnh Cao Bằng phù hợp với quan điểm chỉ đạo của Đảng và nhà nước và chiến lược phát triển báo chí toàn quốc; Nhóm giải pháp tăng cường các nguồn lực phát triển báo chí; Nhóm giải pháp nhằm chủ động cung cấp nội dung, kiểm soát thông tin và hoạt động báo chí; Nhóm giải pháp tăng cường năng lực, đổi mới nội dung và phương thức quản lý hoạt động báo chí trên địa bàn tỉnh Cao Bằng; Đổi mới công tác thi đua khen thưởng, tạo động lực cho các cơ quan báo chí phát triển. Ở mỗi nhóm giải pháp, Đề tài đã xác định những giải pháp cụ thể, có khả năng triển khai trong điều kiện thực tiễn ở Cao Bằng. Đồng thời, tác giả cũng đưa ra một số kiến nghị, đề xuất để đảm bảo thực hiện tốt hơn công tác QLNN về báo chí ở địa phương trong thời gian tới.

KẾT LUẬN

1. Báo chí là một trong những phương tiện truyền thông đa tiện ích. Dù là loại hình báo chí nào thì tất cả đều hoạt động nhằm mục đích truyền tải thông tin đến độc giả, khán giả hay thính giả. Dưới góc độ chính trị học, báo chí là vũ khí tư tưởng sắc bén và lợi hại, tác động mạnh mẽ đến ý thức xã hội, hành vi xã hội. Chính vì vậy, việc nắm lấy và lãnh đạo, quản lý hoạt động báo chí là vấn đề có tính nguyên tắc trong hoạt động của hệ thống chính trị ở nước ta. Quản lý một mặt để đảm bảo cho hoạt động báo chí phục vụ nhiệm vụ chính trị của chủ thể quản lý; nhưng mặt khác cũng nhằm tạo điều kiện cho sự phát triển của hoạt động báo chí. Trong giai đoạn mới để báo chí tiếp tục phát huy tốt hơn vai trò tự thân của nó trong đời sống xã hội thì việc nâng cao hiệu lực QLNN đối với hoạt động báo chí là yêu cầu tất yếu đặt ra hiện nay. Xuất phát từ tính chất “đại chúng” của các hoạt động báo chí, công tác quản lý báo chí không chỉ là hoạt động của Đảng cầm quyền, của cơ quan quyền lực nhà nước mà còn là trách nhiệm của các chủ thể quản lý xã hội khác, đặc biệt là các tổ chức xã hội – nghề nghiệp và công dân với vai trò giám sát hoạt động báo chí.

2. Trong giai đoạn từ năm 2013 - 2017, công tác QLNN đối với hoạt động báo chí trên địa bàn tỉnh Cao Bằng đã cơ bản thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ được giao. Chất lượng, hiệu quả quản lý được từng bước đổi mới. Công tác quản lý đã đảm bảo môi trường thuận lợi cho các loại hình báo chí trên địa bàn tỉnh hoạt động và từng bước phát triển phù hợp với xu hướng chung. Mặc dù là một tỉnh miền núi còn nhiều khó khăn, nhưng với sự quan tâm đầu tư, phát triển của Tỉnh ủy, UBND tỉnh, hoạt động báo chí trên địa bàn tỉnh đã được những kết quả khả quan, bắt kịp với trình độ phát triển của báo chí trong khu vực Đông Bắc và cả nước. Tuy nhiên trong bối cảnh sự phát triển của kỹ thuật công nghệ và truyền thông đã và đang mở ra môi trường truyền thông số ngày càng rộng mở

hơn, công chúng ngày càng có nhiều kênh thông tin để tiếp cận hơn, thực trạng phát triển và quản lý sự phát triển hoạt động báo chí trên địa bàn tỉnh Cao Bằng chưa đáp ứng được yêu cầu của hoạt động lãnh đạo, chỉ đạo; chưa giữ được vai trò chủ đạo, chi phối, định hướng thông tin.

Thực tiễn hoạt động quản lý báo chí ở Cao Bằng đã đặt ra những vấn đề cần phải được giải quyết. Đó là: Nhận thức về vai trò của báo chí và sự cần thiết quản lý, định hướng hoạt động báo chí; Vấn đề định hướng nội dung, quản lý nội dung thông tin; Về quản lý các nguồn lực cho sự phát triển hoạt động báo chí; Vấn đề kiểm soát, xử lý các sai phạm trong hoạt động báo chí; Về mối quan hệ giữa các chủ thể có chức năng quản lý hoạt động báo chí.

3. Quan điểm "Phát triển đi đôi với quản lý" hệ thống thông tin đại chúng của Đảng Cộng sản Việt Nam có ý nghĩa hết sức quan trọng trong thực tiễn đời sống xã hội những năm vừa qua. Điều đó vừa mang tính nguyên tắc, đồng thời là phương châm chỉ đạo cho hoạt động báo chí và việc quản lý hệ thống báo chí.

Trong điều kiện còn nhiều khó khăn, để hoạt động báo chí ở Cao Bằng bắt kịp xu hướng phát triển chung, thực sự trở thành cơ quan ngôn luận của Đảng bộ, chính quyền địa phương là diễn đàn của nhân dân các dân tộc trong tỉnh, đòi hỏi phải có những giải pháp quản lý phù hợp, căn cơ và có tầm nhìn chính trị của các chủ thể quản lý. Nghiên cứu đã đề xuất bảy nhóm giải pháp cơ bản là: Nhóm giải pháp nâng cao nhận thức về báo chí và quản lý hoạt động báo chí; Nhóm giải pháp nhằm tăng cường vai trò lãnh đạo của tổ chức Đảng trong cơ quan Quản lý nhà nước về báo chí, cơ quan báo chí; Xây dựng quy hoạch, chiến lược phát triển báo chí tỉnh Cao Bằng phù hợp với quan điểm chỉ đạo của Đảng và nhà nước và chiến lược phát triển báo chí toàn quốc; Nhóm giải pháp tăng cường các nguồn lực phát triển báo chí; Nhóm giải pháp nhằm chủ động cung cấp nội dung, kiểm soát thông tin và hoạt động báo chí; Nhóm giải pháp tăng cường năng lực, đổi mới nội dung và phương

thức quản lý hoạt động báo chí trên địa bàn tỉnh Cao Bằng; Đổi mới công tác thi đua khen thưởng, tạo động lực cho các cơ quan báo chí phát triển.

Trên cơ sở những nội dung được đề cập về thực trạng phát triển và quản lý hoạt động báo chí ở Cao Bằng, những vấn đề đặt ra cần phải sớm được giải quyết và giải quyết một cách toàn diện, đồng bộ nhằm tạo điều kiện cho báo chí phát triển đồng thời vừa bảo đảm cho công tác quản lý ngày càng hiệu quả hơn.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Lưu Văn An chủ nhiệm (2007), Truyền thông đại chúng trong hệ thống tổ chức quyền lực chính trị ở các nước tư bản phát triển, Đề tài khoa học của Học viện Chính trị- Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh.

2. Nguyễn Thị Mai Anh (2014) QLNN về báo chí ở Việt Nam hiện nay, Tóm tắt Luận án NCS chuyên ngành Quản lý công, Học viện Hành chính Quốc gia. 3. Nguyễn Duy Bắc – Chủ nhiệm đề tài (2009), Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh

đạo công tác báo chí xuất bản trong thời kỳ đổi mới, Đề tài NCKH cấp bộ KH 09/09, Học viên Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh.

4. Ban Bí thư TW Đảng (2010), Quy định số 338-QĐ/TWngày 26-11-2010, Quy định về chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy cơ quan báo của đảng bộ tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Hà Nội.

5. Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (2007), Nghị quyết số 16-NQ/TW ngày 01-8-2007 (tại Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương khoá X) về công tác tư tưởng, lý luận và báo chí trước yêu cầu mới, Hà Nội.

6. Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Cao Bằng (2013), Báo cáo đánh giá công tác tuyên truyền và báo chí – xuất bản năm 2013, Cao Bằng.

7. Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Cao Bằng (2014), Báo cáo đánh giá công tác tuyên truyền và báo chí – xuất bản năm 2014, Cao Bằng.

8. Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Cao Bằng (2015), Báo cáo đánh giá công tác tuyên truyền và báo chí – xuất bản năm 2015, Cao Bằng.

9. Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Cao Bằng (2016), Báo cáo đánh giá công tác tuyên truyền và báo chí – xuất bản năm 2016, Cao Bằng.

10.Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Cao Bằng (2017), Báo cáo đánh giá công tác tuyên truyền và báo chí – xuất bản năm 2017, Cao Bằng.

11.Bộ Thông tin và Truyền thông (2010), Báo chí với công tác tuyên truyền, đấu tranh chống các luận điệu sai trái – tài liệu lưu hành nội bộ, NXB Thông tin và Truyền thông, Hà Nội, tr. 28.

12.Bộ Thông tin và Truyền thong (2017), Báo cáo Tổng kết 18 năm thi hành Luật báo chí, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Báo chí.

13. Hoàng Quốc Bảo (Chủ biên) (2010), Lãnh đạo và quản lý hoạt động báo chí ở Việt Nam hiện nay, Nhà xuất bản Chính trị - Hành chính, Hà Nội.

14.Đỗ Quý Doãn (2015), Quản lý và phát triển thông tin báo chí ở Việt Nam, Nhà xuất bản Thông tin và Truyền thông, Hà Nội.

15.Đỗ Quý Doãn (2015), “Báo chí điện tử và truyền thông xã hội”, Tạp chí Cộng Sản điện tử, 18/6.

16. Nguyễn Văn Dững (2015), “Thực trạng và vấn đề quản lý báo chí ở Việt Nam hiện nay”, Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông, 6/2015, tr. 22 – 26. 17.Đảng bộ tỉnh Cao Bằng (2010). Văn kiện Đại hội Đảng bộ tỉnh Cao Bằng

nhiệm kỳ 2010 – 2015, Lưu hành nội bộ - Cao Bằng.

18.Đảng bộ tỉnh Cao Bằng (2016), Văn kiện Đại hội Đảng bộ tỉnh Cao Bằng nhiệm kỳ 2015 – 2020, Lưu hành nội bộ - Cao Bằng.

19.Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

20.Đảng Cộng sản Việt Nam (2016), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Văn phòng Trung ương Đảng, Hà Nội

21.Học viện Hành chính (2007), Giáo trình Hành chính công, NXB Khoa học Kỹ thuật, Hà Nội.

22.Lê Thu Hà (2014), Xu hướng tiếp nhận sản phẩm báo chí của công chúng Việt Nam, Tóm tắt Luận án NCS ngành Báo chí học, Học viện Báo chí và Tuyên truyền, Hà Nội.

23. Nguyễn Thế Kỷ chủ biên (2012), Công tác lãnh đạo và quản lý báo chí trong 25 năm tiến hành sự nghiệp đổi mới, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

24.Đinh Văn Mậu và Phạm Hồng Thái (2005), Luật Hành chính Việt Nam, NXB Tổng Hợp TP.HCM, tr. 19.

25. Hoàng Phê chủ biên (2000), Từ điển Tiếng Việt, Viện Ngôn ngữ học, tr. 1053. 26.Quốc hội (1999), Luật Báo chí sửa đổi, bổ sung năm 1999.

27.Quốc hội (2013), Hiến pháp 2013. 28.Quốc hội (2016), Luật Báo chí 2016.

29. Trần Hữu Quang (2006), Xã hội học truyền thông đại chúng, NXB Trẻ, tr. 3. 30.Nông Tiến Quyết (2015), Vấn đề sử dụng ảnh về chủ quyền an ninh biên

giới Quốc gia trên báo địa phương các tỉnh miền núi phía bắc, Luận văn Thạc sỹ chuyên ngành báo chí, Học viện Báo chí và Tuyên truyền.

31.Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Cao Bằng (2013), Báo cáo Tổng kết công tác Quản lý nhà nước về báo chí xuất bản năm 2013 và phương hướng nhiệm vụ năm 2014.

32.Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Cao Bằng (2014), Báo cáo Tổng kết công tác Quản lý nhà nước về báo chí xuất bản năm 2014 và phương hướng nhiệm vụ năm 2015.

33.Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Cao Bằng (2015), Báo cáo Tổng kết công tác Quản lý nhà nước về báo chí xuất bản năm 2015 và phương hướng nhiệm vụ năm 2016.

34.Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Cao Bằng (2016), Báo cáo Tổng kết công tác Quản lý nhà nước về báo chí xuất bản năm 2016 và phương hướng nhiệm vụ năm 2017.

35.Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Cao Bằng (2017), Báo cáo Tổng kết công tác Quản lý nhà nước về báo chí xuất bản năm 2017 và phương hướng nhiệm vụ năm 2018.

36.Dương Xuân Sơn (1995), Cơ sở lý chuận báo chí truyền thông, NXB Văn Hóa Thông Tin, Hà Nội, tr. 6, 47.

37.Lưu Văn Thắng (2015), Thông tin báo chí với công tác lãnh đạo, quản lý ở Việt Nam hiện nay, Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông, 3/2016, tr. 31 – 35.

38.Hoàng Mạnh Thắng (2016), Quản lý xã hội đối với hoạt động truyền thông đại chúng ở tỉnh Đăk Nông, Luận văn Thạc sỹ chuyên ngành Chính trị học, Học viên Báo chí và Tuyên truyền.

39. Lưu Kiếm Thanh (2011), “Vai trò của báo chí – truyền thông trong cải cách hành chính nhà nước”, Tạp chí Quản lý nhà nước, số 185/2011, tr. 2 – 6, 12. 40.Tỉnh ủy Cao Bằng (2007), Chương trình hành động số 19-CTr/TU ngày

31 tháng 10 năm 2007 của Tỉnh ủy Cao Bằng thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng - Khóa X về công tác tư tưởng, lý luận, báo chí trong tình hình mới.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với hoạt động báo chí trên địa bàn tỉnh cao bằng (Trang 129 - 138)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)