Nhóm giải pháp nhằm chủ động cung cấp nội dung, kiểm soát

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với hoạt động báo chí trên địa bàn tỉnh cao bằng (Trang 122 - 125)

Muốn quản lý tốt thông tin báo chí các chủ thể quản lý phải chủ động trong việc cung cấp thông tin, xử lý khủng hoảng truyền thông.

Trước hết, các chủ thể quản lý, mà cụ thể ở đây là Ban TGTU, Sở TT- TT, Hội Nhà báo Việt Nam tỉnh Cao Bằng cần tiếp tục phát huy những kết quả đã đạt được trong việc chủ động xác định nội dung thông tin cần cung cấp, yêu cầu các cơ quan liên quan dự và cung cấp thông tin cho báo chí tại các cuộc giao ban báo chí định kỳ.

Ban TGTU, chủ thể quan trọng trong việc quản lý thông tin, định hướng thông tin, cần giữ vai trò điều phối có hiệu quả trong chỉ đạo và cung cấp thông tin cho báo chí; tăng cường cung cấp các thông tin mang tính định hướng dư luận xã hội, thông tin cảnh báo, thông tin đi trước đón đầu để tạo sự đồng thuận,

thống nhất về quan điểm, tư tưởng ngay trong các cơ quan báo chí cũng như người dân về một vấn đề, vụ việc hoặc trước khi triển khai một chủ trương chính sách nào đó có ảnh hưỏng sâu rộng đến quyền và lợi ích của người dân.

Thứ hai là, bản thân các cơ quan QLNN cũng phải chủ động cung cấp thông tin cho báo chí và có kỹ năng cần thiết để xử lý tình huống khi xảy ra “khủng hoảng truyền thông”. Đối với các chủ thể chính trị, đặc biệt là trong bối cảnh Đảng và Nhà nước đang hướng tới việc xây dựng một Nhà nước pháp quyền, minh bạch thì im lặng không phải là phương thức vàng để đối phó với tình trạng bùng nổ thông tin, nhất là trong các trường hợp xuất hiện nhiều thông tin xấu, độc, thông tin trái chiều – “khủng hoảng truyền thông”. Do vậy, cần thiết tăng cường phối hợp, chủ động cung cấp thông tin cho báo chí theo định kỳ và khi có phát sinh sự kiện đột xuất, bất thường, tạo điều kiện thuận lợi cho báo chí hoàn thành chức năng, nhiệm vụ của mình, đồng thời góp phần để các cơ quan Đảng, Nhà nước làm tốt hơn công tác lãnh đạo, quản lý, tránh tình trạng thông tin trên báo chí nước ngoài, trên mạng xã hội đã tràn lan, nhưng báo chí chính thống không tiếp cận được nguồn thông tin chính thức, không có người phát ngôn, không có cơ quan nào cung cấp thông tin.

Hoạt động lãnh đạo, quản lý, cần tạo thế chủ động cho các cơ quan báo chí chủ động thông tin, tránh tình trạng trông chờ và ỷ lại; việc định hướng thông tin nên chủ động từ xa; mặt khác, chú ý kỹ năng xử lý khủng hoảng truyền thông cho cán bộ quản lý báo chí

Các cơ quan nhà nước cần thực hiện đúng quy chế phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí và quy định rõ đầu mối liên hệ với báo chí để tạo sự thống nhất trong chỉ đạo, phối hợp triển khai công tác thông tin, đồng thời tránh sự chồng chéo và tình trạng đổ lỗi, đùn đẩy trách nhiệm cho nhau khi có sự cố, sai sót đáng tiếc xảy ra trong quá trình cung cấp, xử lý thông tin.

Cần có chế tài xử lý nghiêm minh đối với những cá nhân, tổ chức không tạo điều kiện cho báo chí hoạt động, không cung cấp thông tin hoặc thông tin

không đúng, không chính xác về các vấn đề mà báo chí yêu cầu; đồng thời không nương tay, bao che đối với các hành vi vi phạm pháp luật về báo chí, nhất là các hành vi cản trở tác nghiệp báo chí, lợi dụng hoạt động báo chí để thực hiện các hành vi phi pháp.

Thứ ba là, đổi mới phương thức quản lý thông tin và kiểm soát hoạt động báo chí. Cách thức quản lý thông tin truyền thông lâu nay (ở cấp tỉnh) là: Ban TGTU, Sở TT – TT có từ 1 đến 2 công chức “chuyên trách” đọc, nghe, theo dõi thông tin trên các loại hình truyền thông đại chúng ở địa phương, trong nước và thế giới phản ánh về địa phương mình (vốn được thực hiện từ nhiều năm nay dưới hình thức điểm báo, điểm tin hằng ngày). Trong bối cảnh bùng nổ thông tin, đa dạng hóa các loại hình truyền thông như hiện nay, cách thức như trên không thể nào đáp ứng được yêu cầu “quản lý thông tin”. Tác giả cho rằng, để quản lý được nội dung thông tin truyền thông đại chúng phản ánh về địa phương, cần thực hiện các giải pháp sau:

Đối với việc theo dõi, tổng hợp thông tin, cần thực hiện hình thức “thuê ngoài”, cụ thể là ký hợp đồng với doanh nghiệp chuyên cung cấp dịch vụ điểm tin báo chí. Hình thức này vừa giảm bớt được số biên chế cho công việc “đọc – điểm” đơn điệu, vừa đảm bảo được nguồn thông tin cập nhật, đầy đủ hơn.

Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, kịp thời phát hiện, xử lý các vi phạm trong đầu tư, khai thác kinh doanh hoạt động báo chí, nhất thiết không để xảy ra tình trạng tự phát trong hoạt động báo chí và buông lỏng, né tránh trong QLNN. Quản lý thông tin, quản lý hoạt động báo chí phải đi đôi với kiểm soát và xử lý kiên quyết, dứt điểm đúng pháp luật các trường hợp vi phạm. Đặc biệt là đối với hoạt động của các cơ quan báo chí trung ương, ngoài tỉnh. Vấn đề này cần có sự chỉ đạo, phối hợp thực hiện chặt chẽ từ Trung ương. Khắc phục tình trạng cơ quan báo chí, cơ quan chủ quản hoạt động báo chí “thích” thì phản hồi, đính chính, không thích thì im lặng, bất chấp quy định của pháp luật mà không bị xử lý như hiện nay.

Thực hiện việc kiểm soát thông tin, kiểm soát hoạt động báo chí ngay từ cơ quan báo chí. Hoạt động của báo chí luôn mang định hướng chính trị. Vì vậy vấn đề phẩm chất chính trị của nhà báo vô cùng quan trọng, có ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích quốc gia, lợi ích dân tộc. Cơ chế kiểm soát hoạt động báo chí và thông tin báo chí tốt nhất, hiệu quả nhất chính là sự kiểm soát từ bản thân đối tượng được quản lý: Sự kiểm soát của cơ quan báo chí và người hoạt động trong lĩnh vực báo chí. Do vậy, cần phải xây dựng đội ngũ cán bộ báo chí không chỉ giỏi vể chuyên môn nghiệp vụ, mà có có đạo đức tốt, ý thức chính trị cao, đáp ứng yêu cầu mới của sự nghiệp cách mạng và của sự phát triển báo chí. Mỗi cơ quan báo chí phải bám sát và tuân thủ nghiêm tôn chỉ, mục đích để bảo đảm thông tin nhanh nhạy, kịp thời, chuẩn xác, đúng định hướng. Mỗi phóng viên, biên tập viên, cán bộ quản lý phải có bản lĩnh chính trị vững vàng, kiên định; không ngừng học hỏi nâng cao trình độ cả về chính trị, chuyên môn nghiệp vụ, đạo đức nghề nghiệp.

3.4.6. Nhóm giải pháp tăng cường năng lực, đổi mới nội dung và phương thức quản lý hoạt động báo chí trên địa bàn tỉnh Cao Bằng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với hoạt động báo chí trên địa bàn tỉnh cao bằng (Trang 122 - 125)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)