Đổi mới công tác thi đua khen thưởng, tạo động lực cho các cơ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với hoạt động báo chí trên địa bàn tỉnh cao bằng (Trang 127 - 129)

quan báo chí phát triển

Hoạt động báo chí thuộc lĩnh vực sáng tạo văn hóa tinh thần, nhưng cũng là lĩnh vực đầy cam go, khó khăn và nguy hiểm, chính vì vậy không phải ngẫu nhiên mà nghề báo được coi là một trong những nghề nguy hiểm nhất trên thế giới. Do vậy, ngoài việc tạo điều kiện đáp ứng về cơ sở vật chất trong quá trình tác nghiệp của phóng viên, của cơ quan báo chí, cơ quan quản lý về báo chí cũng cần tạo được động lực để các phóng viên, các cơ quan báo chí hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình. Một trong những giải pháp đó là phát động phong trào thi đua khen thưởng trong các cơ quan báo chí.

Công tác thi đua khen thưởng ngày càng trở thành một công cụ hỗ trợ đắc lực trong QLNN, làm tốt công tác thi đua khen thưởng không nhừng góp phần tạo ra động lực cho phong trào mà qua đó, những nhân tố tích cực được phát hiện và khen thưởng kịp thời sẽ tác động không nhỏ, động viên tinh thần trách nhiệm, lòng nhiệt tình và sự say mê sáng tạo, đặc biệt trong lĩnh vực đòi hỏi sự

sáng tạo, sự dũng cảm và dấn thân như hoạt động báo chí. Do đó, bên canh những phong trào thi đua của toàn tỉnh, khối các cơ quan báo chí địa phương cũng cần được các cấp ủy đảng quan tâm, phát động những phong trào thi đua của riêng mình, từ đó làm động lực thúc đẩy hoàn thành các nhiệm vụ chính trị mà Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc trong tỉnh giao cho.

Song song với việc phát động phong trào thi đua, công tác khen thưởng cũng cần được chú trọng làm động lực cho phong trào thi đua. Khen thưởng phải bám sát phong trào thi đua và trên cơ sở đánh giá đúng thành tích, đúng tiêu chuẩn, bảm bảo việc tôn vinh khen thưởng các tập thể, cá nhân báo chí có những thành tích xuất sắc, có tác dụng nêu gương, giáo dục và có sức lan tỏa trong cơ quan đơn vị.

Chú trọng việc phát hiện các nhân tố mới, các điển hình tiên tiến trong quản lý và hoạt động báo chí, từ đó đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nhân rộng các nhân tố mới để làm gương học tập tạo khí thế thi đua sôi nổi, cô vũ cán bộ, công chức viên chức không chỉ trong hệ thống báo chí mà của toàn tỉnh phát huy mọi khả năng và phẩm chất tốt đẹp để cống hiến cho sự nghiệp phát triển chung của tỉnh và của hoạt động báo chí tỉnh, đồng thời góp phần tích cực bồi dưỡnng, xây dựng con người Việt Nam phát triển toàn diện, xây dựng nếp sống mới và xã hội văn minh, đẩy lùi những tư tưởng, việc làm tiêu cực, thói hư tật xấu trong xã hội.

Tổ chức tốt, thường xuyên, định kỳ các giải thưởng báo chí trong tỉnh vừa có tác dụng quảng bá hình ảnh của tỉnh ra khắp cả nước và cả thế giới vừa có tác dụng thúc đẩy từng cơ quan báo chí, lãnh đạo, phóng viên có động lực cho ra đời những bài báo xuất sác, những phóng sự có chiều sâu... có tác dụng xây dựng hình ảnh non nước và con người Cao Bằng, giới thiệu được những nhân tố tích cực, điển hình xuất sắc của tỉnh....

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với hoạt động báo chí trên địa bàn tỉnh cao bằng (Trang 127 - 129)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)