Phương thức quản lý nhà nước đối với hoạt độngbáo chí ở cấp tỉnh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với hoạt động báo chí trên địa bàn tỉnh cao bằng (Trang 50 - 58)

tỉnh

Phương pháp quản lý là những phương thức, cách thức mà các chủ thể quản lý sử dụng để tác động đến khách thể của quản lý để đạt được mục tiêu

quản lý. Quá trình quản lý bao gồm nhiều chủ thể quản lý mỗi chủ thể quản lý lại sử dụng những phương pháp quản lý riêng; mặt khác hoạt động báo chí là hoạt động trên lĩnh vực tư tưởng, có tính chất đặc thù, phức tạp, nên trong từng trường hợp lại có những phương thức quản lý riêng. Tiếp cận dưới góc độ QLNN đối với hoạt động báo chí có mấy nhóm cơ bản như sau:

1.2.5.1. Quản lý bằng chủ trương, chính sách định hướng đường lối, cơ chế phát triển sự nghiệp báo chí

Nhà nước thể hiện vai trò quản lý của mình đối với hoạt động báo chí trước hết thông qua việc định hướng đường lối, cơ chế phát triển hoạt động báo chí.

Với vai trò là chủ thể lãnh đạo, Đảng Cộng sản Việt Nam quản lý hoạt động báo chí bằng việc đề ra nghị quyết, chỉ thị, định hướng quy hoạch, cơ chế phát triển mạng lưới báo chí; định hướng thông qua việc xác định nội dung tuyên truyền và những nhiệm vụ mà báo chí phải thực hiện. Đảng tổ chức sự phối hợp giữa các tổ chức đảng, các cơ quan nhà nước, các đoàn thể nhân dân trong việc lãnh đạo, quản lý và hỗ trợ báo chí nhằm đảm bảo cho hoạt động báo chí - xuất bản không đi chệch đường lối chính trị của Đảng, đóng góp tích cực vào việc thực hiện đường lối đó môt cách sáng tạo, phong phú, có hiệu quả cao.

Ở cấp tỉnh, tỉnh ủy (thành ủy) ra nghị quyết, chỉ thị về phương hướng, nhiệm vụ của các hoạt động báo chí trong từng thời kỳ cho phù hợp với nhiệm vụ chính trị và tình hình thực tiễn ở địa phương. Ban TGTU (thành ủy) là cơ quan tham mưu của Tỉnh ủy trực tiếp giúp Thường trực Tỉnh ủy chỉ đạo hoạt động thông tin, báo chí, tuyên truyền. Định hướng nội dung thông tin, cung cấp thông tin và giám sát, kiểm tra về tư tưởng chính trị trong nội dung thông tin của các cơ quan báo chí địa phương.

Đối với chủ thể QLNN, UBND tỉnh, thể chế hóa sự lãnh đạo của Tỉnh ủy thành chỉ thị; quy hoạch, kế hoạch phát triển dài hạn, 05 năm và hàng năm, chương trình, đề án, dự án về TT-TT, báo chí.

1.2.5.2 Quản lý bằng pháp luật

Phương pháp quản lý hoạt động báo chí bằng pháp luật là phương pháp quản lý của cơ quan QLNN. Quản lý hoạt động báo chí bằng pháp luật ở nước ta là quá trình Nhà nước xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật về hoạt động báo chí; tổ chức thực hiện nghiêm chỉnh pháp luật; thanh tra, kiểm tra, phát hiện kịp thời và xử lý nghiêm minh những hành vi vi phạm pháp luật về hoạt động báo chí. Với tư cách là chủ thể quản lý mang tính công quyền, Nhà nước phải trực tiếp tiến hành hoạt động quản lý, phải tạo môi trường pháp lý thuận lợi cho sự phát triển của hoạt động báo chí thông qua việc định hướng, điều tiết, kiểm tra, kiểm soát hoạt động báo chí. Đây là sự thể chế hoá đường lối, quan điểm của Đảng về báo chí bằng pháp luật, chính sách cụ thể trong quản lý hoạt động báo chí.

Thông qua hệ thống pháp luật, Nhà nước vừa có thể kiểm soát chặt chẽ hoạt động của báo chí, vừa bảo đảm được quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí của công dân. Nguyên tắc này được thể hiện tiêu biểu trong Luật báo chí 2016 “Nhà nước tạo Điều kiện thuận lợi để công dân thực hiện quyền tự do báo chí, quyền tự do ngôn luận trên báo chí và để báo chí phát huy đúng vai trò của mình”, đồng thời “Báo chí, nhà báo hoạt động trong khuôn khổ pháp luật và được Nhà nước bảo hộ. Không ai được lạm dụng quyền tự do báo chí, quyền tự do ngôn luận trên báo chí để xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức và công dân” [28, tr.16].

Ở cấp tỉnh, việc quản lý hoạt động báo chí bằng pháp luật được thể hiện thông qua hoạt động của chủ thể QLNN về hoạt động báo chí là UBND tỉnh, mà trực tiếp là Sở TT-TT là cơ quan chủ quản. Các hình thức thể hiện cụ thể của phương pháp này là:

- Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật theo thẩm quyền nhằm điều chỉnh các hoạt động báo chí trên địa bàn, như: Quy định việc mở văn phòng đại diện, hoạt động thường trú của báo chí; Quy định quy chế phát ngôn cung cấp thông tin cho báo chí; Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan báo chí trực thuộc, v.v…

- Cấp, thu hồi giấy phép hoạt động bản tin cho các cơ quan, tổ chức trên địa bàn;

- Tiếp nhận, thẩm định hồ sơ và đề nghị các cấp có thẩm quyền cấp thẻ nhà báo, cấp phép hoạt động báo chí, giấy phép xuất bản các ấn phẩm báo chí, ấn phẩm thông tin khác theo quy định của pháp luật cho các cơ quan báo chí và các cơ quan, tổ chức khác của địa phương;

- Quản lý các dịch vụ phát thanh, truyền hình; việc sử dụng thiết bị thu tín hiệu phát thanh truyền hình trực tiếp từ vệ tinh cho các đơn vị, tổ chức, cá nhân trên địa bàn địa phương theo quy định của pháp luật;

- Cấp, thu hồi giấy phép thiết lập trang thông tin điện tử tổng hợp cho các tổ chức, doanh nghiệp trên địa bàn theo quy định của pháp luật.

1.2.5.3 Quản lý bằng hoạt động kiểm tra, thanh tra, giám sát

Để đảm bảo hoạt động báo chí phát triển, thông tin đúng định hướng, yêu cầu của các chủ thể quản lý việc giám sát, kiểm tra, xử lý là phương thức quản lý tất yếu. Các chủ thể quản lý xã hội, tùy theo nội dung quản lý đối với hoạt động báo chí và đặc thù về vị trí, chức năng của mình trong hệ thống chính trị có phương thức kiểm tra, giám sát riêng đối với hoạt động báo chí.

Ở cấp tỉnh. Với vai trò là chủ thể lãnh đạo, chỉ đạo hoạt động báo chí, Tỉnh ủy, thông qua các cơ quan tham mưu của mình (Ủy ban kiểm tra, Ban Tuyên giáo, Ban Tổ chức, các đảng ủy trực thuộc, v.v…) kiểm tra, giám sát hoạt động báo chí bằng phương thức: kiểm tra, giám sát việc thể chế hóa và tổ chức thực hiện các chỉ đạo, đường lối, chủ trương của Đảng, của cấp ủy đối

với hoạt động báo chí của các chủ thể quản lý khác (chính quyền, đoàn thể và của tổ chức cơ sở Đảng, đảng viên trong các cơ quan báo chí).

Đối với chủ thể QLNN Sở TT-TT là cơ quan có thẩm quyền thực hiện việc thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về hoạt độngbáo chí; việc tổ chức, triển khai các quy định về QLNN đối với hoạt động báo chí trên địa bàn; giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm trong hoạt động thông tin, báo chí, xuất bản tại địa phương theo thẩm quyền. Tổ chức thanh tra, hoặc phối hợp kiểm tra, xử lý vi phạm đối với các hoạt động báo chí, việc nhập khẩu và lưu hành báo chí nước ngoài tại địa phương mình theo quy định của pháp luật.

Các tổ chức chính trị, xã hội, nghề nghiệp gián tiếp tham gia quản lý đối với hoạt động báo chí thông qua việc tham gia các đoàn thanh tra, kiểm tra của Tỉnh ủy (hoặc Ban TGTU), UBND tỉnh (hoặc Sở TT-TT) và trực tiếp kiểm tra, giám sát các cá nhân là hội viên của tổ chức đang hoạt động trong các cơ quan báo chí.

Công chúng. Vai trò của công chúng như là lực lượng xã hội quan trọng quyết định vai trò, vị thế và sức mạnh xã hội của cơ quan báo chí. Công chúng là người giám sát mọi hoạt động của nhà báo, đánh giá và thẩm định sản phẩm báo chí. Công chúng tham gia quản lý đối với hoạt động báo chí thông qua việc thực hiện quyền công dân, có ý kiến phản ánh đến các cơ quan chức năng khi phát hiện những hành vi, hoạt động báo chí vi phạm pháp luật, hoặc khi phát hiện những nội dung thông tin không đúng sự thật, trái với chủ trương, đường lối của Đảng trên các phương tiện thông tin, báo chí.

1.2.5.4 Quản lý thông qua tổ chức bộ máy, bố trí nhân lực

Bằng việc xây dựng tổ chức, bộ máy và bố trí nhân lực và thông qua việc đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý trong cơ quan báo chí, tùy theo mức độ khác nhau, các chủ thể quản lý gián tiếp thể hiện vai trò quản lý của mình đối với hoạt động báo chí.

Ở cấp tỉnh, Tỉnh ủy quản lý tổ chức, bộ máy các cơ quan báo chí, thông qua việc đề ra tiêu chuẩn cán bộ lãnh đạo các cơ quan báo chí, cơ quan chủ quản báo chí, cơ quan chỉ đạo, quản lý báo chí và lãnh đạo các cấp hội nhà báo; đề ra quy định, thủ tục trong việc quy hoạch, đào tạo, sử dụng cán bộ báo chí và kiểm tra, giám sát, quản lý đội ngũ cán bộ này. Tỉnh ủy trực tiếp bổ nhiệm (đối với báo Đảng địa phương) hoặc giới thiệu đảng viên có đủ phấm chất chính trị, đạo đức và năng lực vào các vị trí quan trọng trong công tác báo chí.

UBND tỉnh, chủ thể QLNN và các cơ quan chủ quản trực tiếp quản lý hoạt động báo chí của đơn vị trực thuộc thực hiện vai trò quản lý của mình (với mức độ tác động, thẩm quyền khác nhau) thông qua việc đề ra các tiêu chuẩn chức danh, vị trí việc làm trong cơ quan báo chí; trực tiếp quản lý hoạt động tuyển dụng nguồn nhân lực; quy định về chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, số lượng biên chế cho các cơ quan báo chí.

1.2.5.5 Quản lý thông qua hoạt động vận động, thuyết phục, nêu gương

Tổ chức Đảng gián tiếp thực hiện vai trò quản lý của mình thông qua sự gương mẫu, nêu gương và dẫn dắt quần chúng của các đảng viên hoạt động trong các cơ quan báo chí.

Tổ chức hội nghề nghiệp tham gia quản lý đối với hoạt động báo chí chủ yếu bằng việc vận động, thuyết phục hội viên chấp hành và tích cực thực hiện đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về hoạt động báo chí.

Tiểu kết chƣơng 1

1. Báo chí bao gồm tất cả các hình thức phổ biến thông tin: Xuất bản, radio, vô tuyến, truyền hình, internet... và ở những cấp độ khác nhau từ trung ương đến địa phương, với ý nghĩa là tất cả các phương tiện thông tin đại chúng. Ở Việt Nam có 4 loại hình báo chí chủ yếu: báo in, báo nói, báo hình, báo điện tử... với những giá trị quan trọng trong đời sống xã hội khi góp phần định hướng dư luận, đóng góp cho những phát triển kinh tế và nâng cao đời sống văn hóa tinh thần.

2. Ở nước ta, Nhà nước luôn thể hiện vai trò trong việc quản lý báo chí. QLNN đối với báo chí cũng như bất kỳ một dạng quản lý xã hội nào khác, là dạng quản lý công vụ quốc gia của bộ máy Nhà nước - là công việc của bộ máy hành pháp. Nó là sự tác động có tổ chức và được điều chỉnh bằng pháp luật, trên cơ sở quyền lực Nhà nước đối với các quá trình xã hội và hoạt động báo chí do các cơ quan có thẩm quyền trong hệ thống hành pháp từ Trung ương đến cơ sở tiến hành để thực hiện chức năng và nhiệm vụ của Nhà nước, phát triển các mối quan hệ xã hội, thỏa mãn nhu cầu tự do báo chí của công dân.

3. Nhà nước quản lý đối với hoạt động báo chí thể hiện trên các nội dung: Xây dựng và chỉ đạo thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển sự nghiệp báo chí; ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về báo chí; xây dựng chế độ, chính sách về báo chí; tổ chức thông tin cho báo chí; quản lý thông tin của báo chí; đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chính trị, nghiệp vụ, đạo đức nghề nghiệp cho đội ngũ cán bộ báo chí; tổ chức, quản lý hoạt động khoa học, công nghệ trong lĩnh vực báo chí; cấp, thu hồi giấy phép hoạt động báo chí, thẻ nhà báo; quản lý hợp tác quốc tế về

báo chí, quản lý hoạt động của báo chí Việt Nam liên quan đến nước ngoài và hoạt động báo chí nước ngoài tại Việt Nam; kiểm tra báo chí lưu chiêu; quản lý kho lưu chiểu báo chí trong hoạt động báo chí; thanh tra, kiểm tra, khen thưởng, giải quyết khiếu nại, tố cáo, xử lý vi phạm trong hoạt động báo chí.

4. Chính phủ thống nhất QLNN đối với hoạt động báo chí trên phạm vi cả nước. Bộ TT-TT là cơ quan chuyên môn chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện QLNN đối với hoạt động báo chí. UBND các cấp có trách nhiệm thực hiện QLNN đối với hoạt động báo chí trên địa bàn theo phân cấp của Chính phủ.

Chƣơng 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG BÁO CHÍ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH CAO BẰNG

2.1. Những yếu tố tác động đến hoạt động báo chí và công tác quản lý nhà nƣớc đối với hoạt động báo chí tại trên địa bàn tỉnh Cao Bằng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với hoạt động báo chí trên địa bàn tỉnh cao bằng (Trang 50 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)