Trên cơ sở quy định của pháp luật, để đảm bảo cho hoạt động báo chí được diễn ra thông suốt, đáp ứng nhu cầu về thông tin của quần chúng nhân dân, Nhà nước luôn xây dựng nội dung QLNN đối với hoạt động báo chí trên cơ sở phù hợp với thẩm quyền pháp lý của từng chủ thể quản lý nhất định theo các điều kiện lịch sử trong từng giai đoạn. Các nội dung QLNN đối với hoạt động báo chí cũng được xác định và xây dựng nhằm mục tiêu một mặt quá trình thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về báo chí một cách nhanh chóng, chính xác, mặt khác chống lại mọi âm mưu, thủ đoạn của thế lực thù địch lợi dụng tự do ngôn luận, tự do báo chí để chống phá ta.
Các nội dung QLNN đối với hoạt động báo chí đề cập ở đây xuất phát từ các quy định hiện hành của Đảng và Nhà nước ta cụ thể đó là Luật Báo chí năm 2016:
“1. Xây dựng, chỉ đạo và tổ chức thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển báo chí.
2. Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về báo chí; xây dựng chế độ, chính sách về báo chí.
4. Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chính trị, nghiệp vụ, đạo đức nghề nghiệp cho đội ngũ người làm báo của các cơ quan báo chí và cán bộ quản lý báo chí.
5. Tổ chức quản lý hoạt động khoa học, công nghệ trong lĩnh vực báo chí. 6. Cấp, thu hồi các loại giấy phép trong hoạt động báo chí và thẻ nhà báo. 7. Quản lý hợp tác quốc tế về báo chí, quản lý hoạt động của cơ quan báo chí Việt Nam liên quan đến nước ngoài và hoạt động của báo chí nước ngoài tại Việt Nam.
8. Kiểm tra báo chí lưu chiểu; quản lý hệ thống lưu chiểu báo chí quốc gia. 9. Chỉ đạo, thực hiện chế độ thông tin, báo cáo, thống kê và công tác khen thưởng, kỷ luật trong hoạt động báo chí.
10. Thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm pháp luật về báo chí” [28, tr.10].
Tóm lại, Nhà nước quản lý toàn bộ xã hội, hoạt động báo chí liên quan đến nhiều lĩnh vực xã hội khác nhau nên cần được Nhà nước quản lý. Mục đích QLNN đối với báo chí nhằm bảo đảm cho hoạt động báo chí diễn ra trong khuôn khổ của pháp luật vì lợi ích chung cho toàn xã hội.
Nội dung quán lý nói trên mang tính phổ quát ở mỗi nơi, song tuỳ thời gian mà nội dung nào là trọng tâm, trọng điểm và cần có kế hoạch đề áp dụng biện pháp quân lý thích hợp. Từng nội dung quản lý nói trên được phân cấp hợp lý để vừa làm rõ trách nhiệm của các chủ thể quản lý vừa tránh buông lỏng quản lý; vừa khắc phục tình trạng quan liêu, đùn đẩy, gây phiền hà cho các đối tượng quản lý vừa tạo được hoạt động thông suốt, đồng bộ của các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền liên quan đến lĩnh vực này.