Hoạt độngbáo chí trên địa bàn tỉnh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với hoạt động báo chí trên địa bàn tỉnh cao bằng (Trang 65 - 73)

Đến cuối năm 2017, trên địa bàn tỉnh Cao Bằng có các cơ quan báo chí và các cơ quan có hoạt động mang tính báo chí sau: 02 cơ quan báo chí địa phương: Báo Cao Bằng, Đài Phát thanh – Truyền hình Cao Bằng; 02 văn phòng đại diện cơ quan báo chí trung ương đóng trên địa bàn: Báo Nhân dân, Phân xã Thông tấn xã Việt Nam; Các cơ quan có hoạt động mang tính báo chí gồm: Hội Nhà báo Cao Bằng – Đặc san Nhà báo Cao Bằng; Hội Văn học Nghệ Thuật Cao Bằng – Tạp chí Non nước Cao Bằng.

2.1.4.1. Những nét khái quát về Báo Cao Bằng

Báo Cao Bằng là cơ quan ngôn luận của Đảng bộ tỉnh Cao Bằng; tiếng nói của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Cao Bằng; là cầu nối giữa Đảng, Nhà nước với nhân dân. Báo hoạt động báo chí theo quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước, dưới sự lãnh đạo trực tiếp và thường xuyên của Ban Thường vụ Tỉnh ủy và Thường trực Tỉnh ủy Cao Bằng.

Ngày 1/4/1964, Báo Cao Bằng ra số báo đầu tiên. Đây là sự kiện chính trị, văn hóa, xã hội quan trọng, tiếp nối truyền thống của báo chí cách mạng Cao Bằng mà nền móng đầu tiên là báo Cờ đỏ (1932); tờ Chuông giải phóng

(1936); Lao động (1937); Việt Nam độc lập (1941); Thông tin tuyên truyền, Tin nội bộ (1947 - 1950); Tin Cao Bằng (1956), đã góp phần tăng thêm sinh lực trên mặt trận tư tưởng - văn hóa của Đảng.

Năm 1964, báo xuất bản 5 ngày một kỳ, 4 trang, khổ 30 x 40 cm. Theo chủ trương chung cả nước, công tác thông tin, tuyên truyền trong thời kỳ chống Mỹ, cứu nước cần được tăng cường, có thời gian báo ra tuần hai kỳ, 4 trang, số lượng in từ 3.500 tờ tăng lên 7.000 tờ mỗi kỳ. Báo cũng trải qua nhiều lần thay đổi khuôn khổ: 30 x 40 cm; 27 x 37 cm; 29 x 42 cm. Việc thay đổi khổ báo, kỳ xuất bản đều thuộc vào số lượng giấy được cung cấp theo kế hoạch hằng quý trong thời chiến; phụ thuộc vào máy in, do máy móc cũ, nếu một máy hỏng phải dừng sửa chữa thì phải chuyển sang in cỡ máy khác, nên phải thay đổi khổ báo cho phù hợp. Vượt qua nhiều hy sinh, khó khăn, thử thách, đội ngũ những người làm báo của tỉnh Cao Bằng đã nỗ lực hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, góp phần cùng cả dân tộc làm nên đại thắng mùa Xuân năm 1975, thống nhất đất nước.

Báo Cao Bằng nằm trong hệ thống báo chí của Đảng. Thời gian đầu, tòa soạn chỉ có 7 phóng viên gồm cả Ban Biên tập, lúc cao nhất có 12 biên chế. Từ nãm 1971, sau khi có quy chế chung cho báo chí do Nhà nýớc ban hành, cõ cấu tổ chức cõ quan Báo dần thay ðổi, có một Ban Biên tập gồm: Tổng Biên tập, một Phó Tổng Biên tập, Thý ký Tòa soạn với 4 phòng: Trị sự; Thư ký Xuất bản - Bạn đọc; Phóng viên; Ảnh và tư liệu. Số cán bộ, phóng viên được liên tục gửi đi bồi dưỡng, đào tạo tại Trường Tuyên huấn Trung ương.

Ngày 27/12/1975, Quốc hội nước Việt Nam dân chủ cộng hòa (khoá V), Kỳ họp thứ 2 quyết định tỉnh Cao Bằng và Lạng Sơn hợp nhất thành một tỉnh là Cao Lạng, tỉnh lị đặt tại thị xã Cao Bằng. Báo Cao Bằng và Báo Lạng Sơn được hợp nhất thành tờ báo của Đảng bộ tỉnh Cao Lạng, lấy tên là Báo Cao Lạng. Thực hiện nghị quyết của Tỉnh ủy Cao Lạng, Ban Biên tập Báo Cao Lạng đã khẩn trương sắp xếp ổn định bộ máy và xây dựng quy chế làm việc.

Do yêu cầu của lịch sử và nhiệm vụ chính trị, ngày 29/12/1978, 2 tỉnh Cao Bằng và Lạng Sơn tái lập trở lại. Báo Cao Bằng và Báo Lạng Sơn tách thành 2 báo Đảng bộ tỉnh. Về bộ máy, Toà soạn có một Ban Biên tập gồm: Tổng Biên tập, Phó Tổng Biên tập, Thư ký Toà soạn và 2 ủy viên.

Song khó khăn nhất, vẫn là công nghệ in cũ, lạc hậu. Cơ sở in có từ 1951 mà đến năm 1995 vẫn ít thay đổi, không còn đáp ứng được việc ấn hành báo địa phương. Từ chỗ trước đây báo in ra được ngành in Bộ Văn hoá xếp loại A kỹ thuật in báo địa phương, từ 1984 trở đi còn không đạt được loại C.

Từng bước đổi mới và hội nhập, là cơ quan ngôn luận của Đảng bộ, chính quyền và tiếng nói của nhân dân các dân tộc trong tỉnh, cùng với sự phát triển của báo chí trong nước, thời kỳ 1996 - 2014, Báo Cao Bằng đã có sự đổi mới mạnh mẽ, hướng đến tính chuyên nghiệp. Từ tháng 8/2012, đã tăng lượng phát hành báo in xuất bản từ 8.000 tờ/kỳ lên gần 9.500 tờ/kỳ. Báo phát hành đến các chi bộ Đảng, các cơ quan, đơn vị, các xóm và tất cả người có uy tín trong tỉnh và phổ biến cho bà con.

Thực hiện Đề án Tổ chức bộ máy cơ quan Báo theo Quy định 338-QĐ/TW, ngày 26/11/2010, của Ban Bí thư, Ban Chấp hành Trung ương Đảng về chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy cơ quan báo được Tỉnh ủy phê duyệt. Đến nay, Báo Cao Bằng có 48 cán bộ, viên chức, người lao động. Báo gồm Ban Biên tập với số lượng 3 người; kiện toàn 8 phòng chuyên môn, gồm: Phòng Thư ký tòa soạn; Phòng Hành chính - Trị sự; Phòng Bạn đọc - Tư liệu; Phòng Xây dựng Đảng - Nội chính; Phòng Kinh tế; Phòng Văn hóa - Xã hội; Phòng Báo Cuối tuần - Vùng cao; Phòng Báo Điện tử. Đến nay, hơn 80% cán bộ, phóng viên, biên tập viên có trình độ đại học báo chí và chuyên ngành khác.

Ngày 19/7/ 2011, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Cao Bằng đã ra Quyết định số 442-QĐ/TU về việc phê duyệt Đề án xây dựng hệ thống Website Báo điện tử Cao Bằng. Báo điện tử Cao Bằng với các tên miền: www.baocaobang.vn và được chính thức hòa mạng internet toàn cầu ngày 1/10/2012. Báo điện tử Cao

Bằng được đầu tư công nghệ tiên tiến, hiện đại, tích hợp cả hai loại hình báo in và truyền hình internet. Báo điện tử Cao Bằng chính thức đi vào hoạt động đánh dấu bước phát triển mới, quan trọng, cũng như sự trưởng thành của tập thể cán bộ, phóng viên, biên tập viên, viên chức Báo Cao Bằng. Cùng với đó, để đáp ứng yêu cầu đổi mới, phục vụ nhiệm vụ chính trị, đảm bảo Quy hoạch sắp xếp mạng lưới báo in của tỉnh giai đoạn 2010 – 2015 và tầm nhìn đến năm 2020, ngày 1/4/2017 Báo Cao Bằng xuất bản thêm số báo cuối tuần, phát hành thứ 7 hàng tuần.

2.1.4.2. Những nét khái quát về Đài Phát thanh – Truyền hình Cao Bằng

Ngày 5/7/1957 Tỉnh uỷ Cao Bằng đã quyết định thành lập Đài Truyền thanh tỉnh trực thuộc Ty Văn hoá. Giai đoạn từ 1957 đến 1976, ngoài việc tiếp âm Đài Tiếng nói Việt Nam hằng ngày, Đài Truyền thanh tỉnh còn xây dựng các chương trình của địa phương, góp phần cùng cả nước thực hiện thắng lợi hai nhiệm vụ chiến lược: xây dựng, bảo vệ miền Bắc xã hội chủ nghĩa, đồng thời chi viện đắc lực cho cuộc đấu tranh giải phóng miền Nam thống nhất Tổ quốc. Tháng 5/1977, Đài Phát thanh Cao Lạng được khởi công xây dựng tại thị xã Cao Bằng theo chủ trương của Đảng và Nhà nước. Đây là bước ngoặt quan trọng chuyển đổi lĩnh vực truyền thanh sang phát thanh, tiền thân của Đài PT-TH Cao Bằng. 19h ngày 2/9/1977: Chương trình phát thanh đầu tiên được phát sóng trên hai làn sóng điện 48 m và 312 m với bốn thứ tiếng: Việt, Tày - Nùng, Mông, Dao. Đây là mốc son đánh dấu sự ra đời của Đài Phát thanh Cao Lạng (sau này là Đài PT-TH Cao Bằng). Ngày 25/01/1979: Đài Phát thanh Cao - Lạng được tách ra thành Đài Phát thanh Cao Bằng và Đài Phát thanh Lạng Sơn theo sự phân tách hành chính tỉnh Cao Lạng thành hai tỉnh: Cao Bằng và Lạng Sơn. Tháng 2/1979 đến 1980: Chiến tranh biên giới tháng 2/1979 phá huỷ toàn bộ cơ sở vật chất và trang thiết bị của Đài. Ngày 18/2/1979, Đài Phát thanh Cao Bằng tạm ngừng phát sóng. Với ý chí kiên cường vượt mọi khó khăn nhằm duy trì tiếng nói của Đảng bộ, Đài Phát thanh Cao Bằng đã tổ chức đưa tin bài của phóng viên, biên tập viên chuyển phát

sóng tại Đài Phát thanh Bắc Thái. Ngày 14/3/1979, sau 26 ngày tạm ngừng phát sóng, sóng của Đài Phát thanh Cao Bằng được phát từ Đài Phát thanh Bắc Thái với hai thứ tiếng: Tày Nùng và tiếng Việt, truyền đi những tin tức thời sự của tỉnh, động viên tinh thần chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc của Tổ quốc. Sau chiến sự, UBND tỉnh chỉ đạo đầu tư xây dựng lại Đài phát sóng tại xã Minh Thanh (huyện Nguyên Bình). Tháng 01/1980, máy phát sóng ngắn công suất 2,4KW chính thức đi vào hoạt động, diện phủ sóng 60% lãnh thổ. Sự hoạt động trở lại của Đài đã phục vụ đắc lực cho nhiệm vụ chính trị của địa phương trong công cuộc tái thiết xây dựng và bảo vệ biên giới.

Tháng 12/1983, Đài chuyển ra Trạm phát sóng mới tại xã Đề Thám (Hòa An) - nay thuộc Thành phố Cao Bằng, đồng thời, thành lập Xí nghiệp truyền thanh để sửa chữa, lắp ráp thiết bị và trạm truyền thanh các huyện, thị. Tháng 9/1984: Cao Bằng lắp đặt trạm phát hình đầu tiên công suất 4W tại Thị xã Cao Bằng. Đây là lần đầu tiên nhân dân Cao Bằng được xem truyền hình, đánh dấu mốc son đáng ghi nhớ trong sự nghiệp báo chí cách mạng của tỉnh. Chương trình truyền hình Việt Nam được in băng từ Hà Nội chuyển về để phát sóng. Tháng 11/1988, có thêm trạm tiếp phát sóng 30W ở Mỏ Thiếc - Tĩnh Túc (huyện Nguyên Bình). Năm 1990, Đài Phát thanh Cao Bằng chủ động thu băng chương trình Đài Truyền hình Việt Nam vào các buổi tối và chuyển băng về trung tâm phát hình để phát lại vào tối hôm sau. Đồng thời với việc thu in băng, Đài tổ chức sản xuất mỗi tuần một chương trình truyền hình địa phương từ 5 đến 10 phút. Do đội ngũ phóng viên ít, phương tiện kỹ thuật thiếu thốn nên chương trình được dàn dựng rất đơn giản. Năm 1991, Diện phủ sóng phát thanh của Đài được mở rộng khi lắp đặt 13 trạm phát sóng FM, 22 trạm truyền thanh cơ sở, phủ sóng Đài Tiếng nói Việt Nam đến các địa bàn biên giới, vùng sâu, vùng xa. Đối với lĩnh vực truyền hình, cũng trong năm này, Đài tiếp tục lắp đặt thiết bị thu từ vệ tinh, nhân dân khu vực quanh thị xã Cao Bằng được xem chương trình truyền hình Việt Nam trong

ngày. Chương trình thời sự của Trung ương được chuyển tới nhân dân trong tỉnh một cách kịp thời, nhanh chóng.

Ngày 16/11/1993, Ủy ban nhân dân tỉnh ra quyết định đổi tên Đài Phát thanh Cao Bằng thành Đài PT-TH Cao Bằng, đánh dấu một bước phát triển mới của ngành phát thanh, truyền hình của tỉnh. Từ năm 1996 - 1999: Thực hiện chương trình mục tiêu phủ sóng truyền hình, tỉnh đã xây dựng thêm 11 trạm phát lại truyền hình ở các xã và cụm xã công suất từ 100w đến 200w. Năm 2000, Toàn tỉnh đã có 22 trạm phát lại truyền hình (không kể bốn trạm phát lại truyền hình và trên 10 trạm TVRO không thuộc ngành truyền hình quản lý), hàng ngày tiếp phát các chương trình của Đài Truyền hình Việt Nam và đài địa phương. Năm 2007, Cao Bằng phối hợp với Đài Tiếng nói Việt Nam thành lập Trạm phát sóng Quốc gia Phja Oắc có độ cao 1.931m tại huyện Nguyên Bình, phát hai kênh VOV1 và VOV4. Trạm hoàn thành góp phần đảm bảo sự ổn định của sóng phát thanh Quốc gia, đồng thời đưa sóng của Đài tỉnh phủ toàn bộ địa bàn tỉnh và một số tỉnh lân cận.

Song song với việc đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật, Đài PT- TH Cao Bằng đã từng bước tăng thêm số lượng, thời lượng các chương trình địa phương trong cả hai lĩnh vực phát thanh và truyền hình. Bên cạnh việc duy trì chương trình phát thanh mỗi ngày với bốn thứ tiếng: Việt, Tày - Nùng, Mông, Dao, trong lĩnh vực truyền hình, Đài PT-TH cũng từng bước tăng số lượng chương trình địa phương từ 01 chương trình/tuần những ngày đầu thành lập đến sản xuất và phát sóng chương trình truyền hình hằng ngày. Tăng các chuyên mục, chuyên đề, thông tin về mọi lĩnh vực hoạt động; nội dung, hình thức ngày càng đổi mới, phong phú, đa dạng, kịp thời. Các chương trình thời sự của Đài đã thông tin kịp thời các sự kiện, đưa nhanh chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đến nhân dân. Năm 2011, toàn tỉnh đã có trên 40 trạm phát lại truyền hình, nâng diện phủ sóng trên 90% dân số. Sóng phát thanh duy trì ổn định 4 thứ tiếng Việt, Tày - Nùng, Mông, Dao. Thời

lượng phát sóng phát thanh trên 15.000 giờ; tổng thời lượng phát sóng truyền hình cả Trung ương và địa phương đạt trên 32.500 giờ, vượt kế hoạch hằng năm từ 5 - 9%. Trong năm này, Đài PT-TH Cao Bằng được Đảng và Nhà nước tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Nhì. Tháng 7/2015: Đài PT- TH Cao Bằng thực hiện tăng thời lượng phát sóng truyền hình lên 15 giờ/ngày, trong đó tự sản xuất 6 giờ/ngày và chuẩn bị các điều kiện phát sóng truyền hình trên vệ tinh Vinasat trong năm 2015. Cũng trong thời gian này, trang thông tin điện tử của Đài được xây dựng và bước đầu đi vào hoạt động.

Tháng 10/2015, Kênh truyền hình CRTV của Đài chính thức phát sóng lên vệ tinh Vinasat 1, đánh dấu thêm một bước phát triển đột phá của Đài PT- TH Cao Bằng trong việc mở rộng diện phủ sóng, đưa thông tin đến với người dân một cách sâu, rộng và kịp thời, nhanh chóng.

Về vị trí, chức năng và cơ cấu tổ chức: Đài PT-TH Cao Bằng là đơn vị sự nghiệp trực thuộc Uỷ ban nhân dân tỉnh Cao Bằng, thực hiện chức năng cơ quan báo chí của Đảng bộ, chính quyền tỉnh. Đài PT-TH Cao Bằng chịu sự QLNN về báo chí, về truyền dẫn và phát sóng của Bộ TT-TT; Sở TT-TT thực hiện QLNN trên địa bàn theo phân công của Ủy ban nhân dân tỉnh. Cơ cấu tổ chức của Đài gồm Ban giám đốc: 01 giám đốc, 02 phó giám đốc; 8 phòng chuyên môn,nghiệp vụ: Phòng Tổ chức và Hành chính; Phòng Thời sự; Phòng biên tập; Phòng dân tộc; Thông tin điện tử; Văn nghệ giải trí; Kỹ thuật và công nghệ; Dịch vụ quảng cáo.

2.1.4.3. Những nét khái quát về Tạp Chí non nước Cao Bằng

Tạp chí Non nước Cao Bằng là cơ quan thuộc Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Cao Bằng, là diễn đàn về văn học, nghệ thuật của lực lượng văn nghệ sỹ Cao Bằng. Năm 1985 có tên là Văn nghệ Cao Bằng, 1995 là tạp chí Phja Bjooc đến đại hội Hội Văn học nghệ thuật năm 2004 được đổi tên thành tạp chí Non Nước Cao Bằng. Đến nay, Tạp chí đã có trên 30 năm xây dựng và phát triển, thời kì đầu xuất bản tạp chí in 3 tháng/kỳ; năm 2004 tăng 2 tháng/kỳ cho đến năm 2012 tạp chí

Non Nước Cao Bằng được Cục Báo chí – Bộ TT-TT cấp phép 1 tháng/kỳ, dung lượng 60 trang, số lượng phát hành 700 bản/kỳ.

2.1.4.4. Đặc san Nhà báo Cao Bằng

Đặc san Nhà báo Cao Bằng thuộc Hội Nhà báo Việt Nam tỉnh Cao Bằng, là điễn đàn trao đổi nghiệp vụ, kinh nghiệm làm báo cho hội viên và những người làm báo tỉnh Cao Bằng. Đặc san xuất bản 2 tháng/kỳ, dung lượng 60 trang, phát hành 800 bản/kỳ theo giấy phép cấp hàng năm của Cục Báo chí – Bộ TT-TT.

2.1.4.5. Cơ quan thường trú báo trung ương trên địa bàn

Hiện nay trên địa bàn tỉnh Cao Bằng có hai cơ quan báo trung ương thường trú là: Văn phòng thường trú Báo Nhân dân và Phân xã TTXVN tại

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với hoạt động báo chí trên địa bàn tỉnh cao bằng (Trang 65 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)