Đánh giá khái quát các tác động từ hoạt độngbáo chí đến công tác

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với hoạt động báo chí trên địa bàn tỉnh cao bằng (Trang 73)

Mặc dù là tỉnh miền núi, biên giới, điều kiện kinh tế xã hội thấp hơn so với mặt bằng chung cả nước, cơ sở hạ tầng còn nhiều khó khăn, nguồn vốn

đầu tư cho hoạt động báo chí còn hạn chế, nhưng các cơ quan báo chí ở Cao Bằng đã chú trọng đầu tư theo xu hướng phát triển của báo chí hiện đại. Đài PT-TH Cao Bằng cũng đã thực hiện phát sóng vệ tinh từ năm 2015; đảm bảo phủ sóng 100% trên địa bàn tỉnh. Đài PT-TH Cao Bằng đã tự thực hiện được việc phát sóng truyền hình trực tiếp các sự kiện chính trị, xã hội quan trọng ở địa phương; mở rộng việc liên kết sóng, phối hợp hòa sóng nhiều chương trình trình truyền hình trực tiếp với các đài PT-TH trong khu vực và cả nước. Đồng thời phát lại các chương trình truyền thanh, truyền hình của Đài trên Trang thông tin điện tử. Báo Cao Bằng bước đầu phát triển theo xu hướng hội tụ thông tin. Ngoài báo in, Báo Cao Bằng đã thiết lập báo mạng điện tử Cao Bằng và thử nghiệm nội dung “truyền hình internet” báo điện tử.

Kinh phí hoạt động của các cơ quan báo chí chủ yếu là từ nguồn ngân sách nhà nước. Mặc dù có cơ chế tạo nguồn thu thông qua phát hành, quảng cáo, liên kết truyền thông, v.v… nhưng với điều kiện thực tế ở một tỉnh miền núi những nguồn thu này không đáng kể. Báo Cao Bằng, Tạp chí Non nước Cao Bằng không phát hành được ra ngoài thị trường, mà chủ yếu phát hành trong hệ thống chính trị và được UBND tỉnh đặt mua để cấp miễn phí cho một số đối tượng chính sách ở cơ sở. Giá bán báo dưới giá thành. Nguồn thu ngoài ngân sách có tăng nhưng ở mức độ thấp, không bền vững; chưa có khả năng tích lũy để tái đầu tư, nâng cấp cơ sở hạ tầng. Các cơ quan báo chí phải thực hiện các nhiệm vụ công ích, phát hành và phục vụ các đối tượng người nghèo, khu vực kinh tế khó khăn, vùng sâu, vùng xa. Những khu vực và đối tượng này không có hiệu quả về kinh tế đã tạo ra gánh nặng rất lớn cho các cơ quan báo chí.

Về hoạt động thông tin, trong giai đoạn 2013 đến 2017, báo chí địa phương ở Cao Bằng đã thực hiện khá tốt chức năng nhiệm vụ là cơ quan ngôn luận của Đảng bộ, Chính quyền tỉnh và là diễn đàn của nhân dân các dân tộc tỉnh Cao Bằng. Các cơ quan báo chí tuân thủ sự lãnh đạo, chỉ đạo, định hướng thông tin của Đảng bộ và Chính quyền tỉnh; hoàn tành tốt nhiệm vụ chính trị được giao, thông tin, phản ánh khá toàn diện, sinh động thành tựu trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế

triển Cao Bằng. Báo chí địa phương ngày càng thể hiện rõ vai trò là cầu nối giữa Đảng bộ, Chính quyền tỉnh với nhân dân, đưa chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước, của Đảng bộ, Chính quyền tỉnh đến với cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân. Công tác biên tập được chú trọng nên cơ bản không để xảy ra tình trạng đưa tin sai lệch, trái với định hướng tuyên truyền của Đảng.

Điểm hạn chế trong hoạt động của báo chí địa phương là kết quả hoạt động truyền thông còn đơn điệu. Hiện tượng phóng viên báo chí địa phương, làm việc theo tinh thần viên chức hành chính sự nghiệp khá phổ biến. Nội dung thông tin thời sự chủ yếu là thông tin hội họp, ít đề cập đến những vấn đề nổi cộm trong đời sống xã hội. Thực trạng đó dẫn đến bài viết rất nhạt nhẽo và không đáp ứng được nhu cầu bạn đọc, làm cho tờ báo kém hấp dẫn. Như nhận xét của PGS.TS Nguyễn Văn Dững: “Luồng thông tin chính thống, từ các cơ quan báo chí của hệ thống chính trị, chủ yếu là báo in, tạp chí, đài phát thanh, truyền hình và báo mạng điện tử cung cấp thông tin chính thống với vai trò chủ yếu là định hướng dư luận xã hội. Nhưng luồng thông tin này ngoài một số ưu điểm như chính danh, chính thống, về cơ bản đúng định hướng của Đảng và Nhà nước, bảo đảm chất lượng văn hóa, chất lượng chuyên môn, nhưng lại có những nhược điểm cố hữu, nổi trội là đơn điệu, nghèo nàn, chậm chạp và nhất là chưa đảp ứng nhu cầu thông tin phong phú, đa dạng, đa chiều của công chúng xã hội. Hầu như phần đa công chúng chưa mấy thú vị với luồng thông tin này; tỷ lệ công chúng tiếp nhận thấp” [16, tr.22].

Lý luận về khoa học QLNN đã xác định giữa chủ thể quản lý và khách thể quản lý có mối quan hệ biện chứng, tác động qua lại và quy định lẫn nhau. Nhìn nhận thực trạng các hoạt động báo chí ở Cao Bằng được khái quát qua các loại hình truyền thông cơ bản đã nêu từ ý 2.1.4.1 đến ý 2.1.4.5 nêu trên có thể nhận thấy tác động từ hoạt động báo chí đến quá trình QLNN đối với hoạt động báo chí thể hiện ở mấy điểm sau đây:

Một là, hoạt động báo chí ở Cao Bằng phần lớn là những hoạt động của các cơ quan báo chí, truyền thống của các chủ thể lãnh đạo, QLNN, hay còn gọi là cơ quan báo chí, truyền thông chính thống. Yếu tố này tạo nên sự thuận

lợi cơ bản đối với công tác quản lý. Hiệu lực, hiệu quả của các quyết định quản lý đối với các cơ quan truyền thông chính thống được đảm bảo. Quan trọng hơn, trong các cơ quan truyền thông chính thống, vai trò lãnh đạo của Đảng được thể hiện rõ nét và sinh động qua hoạt động của tổ chức Đảng trong cơ quan truyền thông đó.

Tuy nhiên, chính sự bao cấp từ phía chủ thể quản lý cho các cơ quan truyền thông đã tạo nên sự trì trệ, ỷ lại “hành chính hóa” trong hoạt động truyền thông chính thống. Ý định, hay nói đúng hơn là quan điểm chiếm lĩnh toàn diện trận địa tư tưởng trong xã hội, vì vậy không đạt được như mong muốn của cơ quan chủ quản – cũng chính là chủ thể quản lý.

Hai là, hoạt động báo chí trên địa bàn tỉnh Cao Bằng không nhiều, với số lượng cơ quan báo chí, truyền thông khiêm tốn một mặt là yếu tố thuận lợi cho các chủ thể quản lý. Bởi các đối tượng thuộc khách thể quản lý, cũng đồng nghĩa là hoạt động quản lý sẽ “nhẹ” hơn, chủ thể quản lý có khả năng bao quát toàn diện các hoạt động báo chí trên địa bàn hơn. Nhưng tác động tiêu cực là tạo nên sự chủ quan, duy ý chí trong công tác quản lý. Hoạt động quản lý rơi vào trạng thái “tĩnh” thay vì quản lý phát triển.

Ba là, với cơ chế pháp lý như hiện nay, các chủ thể quản lý ở địa phương không kiểm soát được hoạt động, nội dung thông tin của các cơ quan truyền thông ngoài tỉnh tác nghiệp trên địa bàn.

Những tác động đa chiều, biện chứng giữa hoạt động báo chí và QLNN đối với hoạt động báo chí sẽ được đề cập rõ nét hơn ở phần tiếp theo.

2.2. Thực trạng công tác quản lý nhà nƣớc đối với hoạt động báo chí trên địa bàn tỉnh Cao Bằng từ năm 2013 đến năm 2017

2.2.1. Quản lý sự phát triển của hoạt động báo chí

2.2.1.1. Định hướng chiến lược phát triển

Từ năm 2013 đến 2017, hoạt động báo chí của tỉnh Cao Bằng đã có sự phát triển mạnh mẽ theo hướng tích cực, song còn bộc lộ nhiều hạn chế như:

chưa đồng bộ, chất lượng chưa cao, tính thống nhất chưa toàn diện, còn chồng chéo trong thông tin, đôi lúc chưa đảm bảo tính thời sự của báo chí, chưa đáp ứng tốt nhu cầu thông tin cho xã hội.

Để giúp hoạt động báo chí trên địa bàn tỉnh hoạt động đúng định hướng, đúng pháp luật và tiếp tục phát triển nhanh, mạnh, vững chắc, phục vụ đắc lực cho sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội của tỉnh, Để hỗ trợ cho hoạt động báo chí phát triển theo định hướng, đạt kết quả, những năm qua Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh Cao Bằng luôn quan tâm, tạo mọi điều kiện để các cơ quan báo chí địa phương hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Tỉnh ủy chỉ đạo tăng cường chất lượng nội dung thông tin, trên báo chí, phát hành, sử dụng đọc Báo cao Bằng đối với các tổ chức cơ sở Đảng, cán bộ, đảng viên và tổ chức chính trị xã hội nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh Cao Bằng; Ngày 22/6/2015, Tỉnh ủy Cao Bằng đã ban hành Chỉ thị số 62-CT/TU, Chỉ thị của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về việc tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng đối với công tác thông tin, tuyên truyền ở cơ sở; Ủy ban nhân dân tỉnh tỉnh Cao Bằng đã chỉ đạo xây dựng Quy hoạch phát triển báo chí tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2010 – 2015, tầm nhìn đến năm 2020 theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và Bộ TT-TT. Hàng năm tỉnh luôn quan tâm chi nguồn ngân sách đáng kể cho hoạt động của các cơ quan báo chí, đầu tư nâng cấp cải tạo hệ thống cơ sở hạ tầng, trang thiết bị máy móc phục vụ cho hoạt động nghề nghiệp của cơ quan báo chí.

Định hướng hoạt động báo chí phải bám sát nhiệm vụ công tác tư tưởng và tình hình thực tiễn của địa phương; tích cực tuyên truyền sâu rộng, kịp thời, có hiệu quả đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; phát hiện, tuyên truyền và biểu dương các nhân tố mới, các yếu tố tích cực, đặc biệt là các nhân tố mới, điển hình tiên tiến là đồng bào dân tộc thiểu số; tích cực đấu tranh, góp phần phát hiện, ngăn chặn và từng bước đẩy lùi tham nhũng, lãng phí, quan liêu, các biểu hiện tiêu cực và tệ nạn xã hội;

nâng cao tính định hướng dư luận xã hội; phản bác có hiệu quả những thông tin, quan điểm sai trái, phản động, thù địch. Coi trọng, chăm lo công tác xây dựng Đảng trong các cơ quan báo chí và những người làm báo. Xây dựng quy chế định hướng và cung cấp thông tin cho báo chí. Quy định thẩm quyền, trách nhiệm, cơ chế phối hợp giữa cơ quan chỉ đạo báo chí của Đảng, cơ quan quản lý báo chí của chính quyền, Hội Nhà báo, cơ quan chủ quản của báo chí đối với cơ quan báo chí và người làm báo. Xác định rõ trách nhiệm của người lãnh đạo cơ quan báo chí, cơ quan chủ quản đối với nội dung được đăng tải và tư cách, phẩm chất đạo đức của phóng viên, biên tập viên trong đơn vị. Xử lý kiên quyết, kịp thời, nghiêm minh những trường hợp vi phạm kỷ luật và đạo đức nghề nghiệp theo Luật báo chí.

Xây dựng quy hoạch đội ngũ cán bộ làm công tác tư tưởng, lý luận, báo chí đến năm 2020 và có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng phẩm chất chính trị, trình độ nghiệp vụ, năng lực chuyên môn để đội ngũ cán bộ làm công tác tư tưởng, lý luận, báo chí có bản lĩnh chính trị vững vàng, có năng lực chuyên môn và trình độ hiểu biết thực tiễn.

Tỉnh ủy Cao Bằng đã ban hành các văn bản có tính chất định hướng cho hoạt động chỉ đạo, quản lý trên địa bàn tỉnh, như: Quy định sự phối hợp giữa Ban TGTU với Sở TT-TT, Hội Nhà báo và các cơ quan Đảng, Nhà nước trong công tác chỉ đạo, quản lý báo chí; Quy định về chỉ đạo, định hướng chính trị, tư tưởng, nhất là đối với những vấn đề quan trọng, phức tạp, nhạy cảm trong nội dung thông tin của báo chí,...

Việc định hướng quản lý, phát triển đối với báo chí trong thời kỳ bùng nổ công nghệ thông tin, internet cũng được Tỉnh ủy Cao Bằng quan tâm chỉ đạo. Mặc dù điều kiện tỉnh còn nhiều khó khăn, nhưng Tỉnh ủy Cao Bằng đã xác định quan điểm ưu tiên cho báo chí tiếp cận các xu hướng công nghệ truyền thông hiện đại. Nhờ sự định hướng phát triển đó, nên Cao Bằng là một trong số các tỉnh ở khu vực miền núi phía bắc có trang thông tin điện tử của

các cơ quan báo chí địa phương khá sớm (Báo điện tử Cao Bằng được Bộ TT- TT cấp phép hoạt động từ năm 2012); Năm 2015 Đài PT-TH Cao Bằng chính thức thực hiện phát sóng truyền hình qua vệ tinh. Hiện nay, Báo Cao Bằng vẫn đang duy trì thực hiện truyền hình Internet trên sản phẩm báo điện tử Cao Bằng của đơn vị.

Với chức năng là chủ thể tham gia hoạt động quản lý, Hội nhà báo Việt Nam tỉnh Cao Bằng đã có nhiều đóng góp quan trọng vào quá trình hình thành các văn bản định hướng chiến lược phát triển hoạt động báo chí; tham mưu kịp thời cho Tỉnh ủy nhiều vấn đề cấp thiết lãnh đạo, chỉ đạo để hoạt động báo chí, truyền thông trên địa bàn hoạt động đúng định hướng của Đảng.

2.2.1.2. Thể chế hóa đường lối phát triển, xây dựng, ban hành hệ thống văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh hoạt động báo chí

Những định hướng phát triển báo chí của Tỉnh ủy đã được Hội đồng Nhân dân, UBND tỉnh thể chế hóa thành các chương trình, kế hoạch phát triển hoạt động báo chí cụ thể. Theo thẩm quyền được phân cấp, UBND tỉnh đã sớm ban hành hệ thống văn bản pháp luật điều chỉnh hoạt động báo chí, truyền thông trên địa bàn (Quy hoạch sắp xếp lại mạng lưới báo in, xuất bản phẩm tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2010 – 2015 và tầm nhìn đến năm 2020); củng cố, kiện toàn tổ chức bộ máy, nguồn lực thực hiện chức năng quản lư hoạt động báo chí theo cấp hành chính (tỉnh, sở, ngành, các cơ quan quan chủ quản, cơ quan báo chí).

Đường lối phát triển hoạt động báo chí của Tỉnh ủy còn được Hội Nhà báo Việt Nam tỉnh Cao Bằng cụ thể hóa trong phương châm hoạt động, trong việc xác định nội dung đào tạo, bồi dưỡng hội viên; các cơ quan báo chí, truyền thông tiếp nhận, triển khai thực hiện trong quá trình xây dựng các kế hoạch phát triển cụ thể của cơ quan, trong nội dung thông tin trên các phương tiện thông tin truyền thông.

Bên cạnh những kết quả tích cực, hoạt động ban hành, tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về báo chí; xây dựng chế độ, chính sách đối với hoạt động báo chí của các chủ thể quản lý, chủ yếu là chủ thể QLNN, vẫn còn những hạn chế nhất định. Trước hết, là việc chậm thể chế hóa một số chỉ đạo, định hướng của Trung ương. Đến nay, UBND tỉnh vẫn chưa ban hành Quy hoạch phát triển báo chí, xuất bản giai đoạn 2020 – 2025, tầm nhìn 2030. Công tác ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về báo chí, xây dựng chế độ, chính sách về báo chí trong tổ chức thực hiện còn chưa đầy đủ. Điển hình như việc xây dựng Quy định mức chi trả nhuận bút trong lĩnh vực báo chí trên địa bàn tỉnh Cao Bằng, sau hơn hai năm dự thảo mới được ban hành nhưng không có nguồn kinh phí thực hiện.

Ngoài ra, mặc dù cơ quan QLNN về báo chí trên địa bàn tỉnh Cao Bằng đã có nhiều nỗ lực trong công tác xây dựng, ban hành các văn bản pháp quy hướng dẫn hoạt động báo chí, tuy nhiên, một số văn bản hiện không còn phù hợp với tình hình thực tế nhưng chưa được rà soát, thay đổi; nhiều điểm quy định còn chồng chéo, thiếu rõ ràng. Nội dung nhiều quy định về quản lý hoạt động báo chí ở địa phương còn chung chung, rập khuôn quy định khung trong các hướng dẫn của Trung ương, chưa gắn với điều kiện cụ thể của địa phương. Nội dung, cơ chế quản lý đối với một số loại hình truyền thông mới chưa được chú ý (như: mạng xã hội, trang thông tin điện tử cá nhân, các hoạt động truyền thông quảng bá thương mại, v.v…).

2.2.1.3. Quản lý hoạt động của các cơ quan báo chí trên địa bàn tỉnh Cao Bằng

Sở TT-TT tỉnh Cao Bằng, cơ quan tham mưu, giúp việc cho UBND tỉnh trong QLNN đối với hoạt động báo chí ở địa phương, đã tổ chức thực hiện các

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với hoạt động báo chí trên địa bàn tỉnh cao bằng (Trang 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)