Điều kiện tự nhiên, hành chính, dân cư

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với hoạt động báo chí trên địa bàn tỉnh cao bằng (Trang 58 - 60)

Cao Bằng là tỉnh nằm ở phía Đông Bắc Việt Nam, phía Tây giáp tỉnh Hà Giang và Tuyên Quang, phía Nam giáp tỉnh Bắc Kạn, phía Đông Nam giáp tỉnh Lạng Sơn; hai mặt Bắc và Đông Bắc giáp với tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc), với đường biên giới dài trên 333 km. Cao Bằng có diện tích đất tự nhiên 6.703,42 km2, là cao nguyên đá vôi xen lẫn núi đất, có độ cao trung bình trên 200 m, vùng sát biên có độ cao từ 600 - 1.300 m so với mặt nước biển; núi non trùng điệp, rừng núi chiếm hơn 90% diện tích toàn tỉnh. Từ đó hình thành nên 3 vùng rõ rệt: Miền đông có nhiều núi đá, miền tây núi đất xen núi đá, miền tây nam phần lớn là núi đất có nhiều rừng rậm. Cao Bằng có 12 huyện, 01 thành phố với 199 xã, phường, thị trấn. Dân số trung bình toàn tỉnh Cao Bằng năm 2015 là 522.365 người, trong đó dân số đô thị là 120.846 người, dân số nông thôn là 401 bố không đồng đều, tập trung chủ yếu tại thành phố Cao Bằng, các thị trấn và các trung tâm xã (hoặc thị tứ). Dân số tỉnh Cao Bằng tăng trung bình 0,32%/năm trong giai đoạn 2011 - 2015. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên ở Cao Bằng có xu hướng giảm dần: từ 1,11% năm 2005 xuống còn 0,93% năm 2010 và đến năm 2015 còn 0,91%. Các dân tộc ở Cao Bằng gồm Tày (chiếm 41,0% dân số), Nùng (31,1 %), H'Mông (10,1 %), Dao (10,1 %), Việt (5,8 %), Sán Chay (1,4 %),... Có 11 dân tộc có dân số trên 50 người.

Cao Bằng cũng là địa phương có nguồn tài nguyên du lịch phong phú, hiện nay, toàn tỉnh có trên 251 di tích, trog đó có 2 di tích quốc gia đặc biệt, 29 di tích xếp hạng quốc gia, 66 di tích xếp hạng cấp tỉnh. Với địa hình phong phú, đa dang, Cao Bằng có nhiều danh lam thắng cảnh tuyệt đẹp, mang đậm nét hoang sơ, là tiềm năng thế mạnh để phát triển các loại hình du lịch như: du lịch lịch sử cách mạng, du lịch văn hóa, sinh thái, nghỉ dưỡng, du lịch cộng đồng… Đặc biệt mới đây, ngày 12/4/2018 Cao Bằng được UNESCO (Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hiệp Quốc) công nhận là Công viên Địa chất Toàn cầu non nước Cao Bằng, là công viên địa chất thứ 2 tại Việt Nam được UNESCO công nhận cùng với giá trị về địa chất, Công viên Địa chất Toàn cầu UNESCO non nước Cao Bằng còn có nhiều danh lam thắng cảnh nổi tiếng như khu du lịch sinh thái Phia Oắc, Phia Đén, Quần thể Hồ Thang Hen, Động Ngườm Ngao, đặc biệt là Thác Bản Giốc, một trong bốn thác vùng biên giới lớn và đẹp nhất trên thế giới. Hiện tỉnh Cao Bằng đã xây dựng và đang triển khai kế hoạch bảo vệ môi trường, bảo tồn thiên nhiên, sử dụng hợp lý tài nguyên, giữ gìn và phát huy tối đa các giá trị về địa chất, đa dạng sinh học, văn hóa, lịch sử, truyền thống dân tộc... với phát triển kinh tế - xã hội, chú trọng phát triển du lịch bền vững nhằm phát huy giá trị của Công viên Địa chất Toàn cầu UNESCO non nước Cao Bằng.

Về tài nguyên khoáng sản, tỉnh Cao Bằng có trữ lượng tài nguyên khoáng sản khá phong phú. Theo số liệu của Đoàn địa chất Hà Nội đến nay đã nghi nhận và đăng ký được 199 điểm khoáng sản với 45 mỏ khoáng có quy mô từ nhỏ đến lớn; 147 biểu hiện khoáng sản và 7 điểm biểu hiện khoáng hóa. Trong các loại khoáng sản của tỉnh, triển vọng hơn cả là sắt, mangan, bauxit, chì - kẽm, thiếc - volfram.

Những đặc điểm về tài nguyên thiên nhiên, khoáng sản là yếu tố để Cao Bằng thu hút sự quan tâm của truyền thông, báo chí qua đó góp phần quảng bá hình ảnh của Cao Bằng. Trong hơn 10 năm trở lại đây công chúng trong và

ngoài nước biết nhiều đến Cao Bằng qua thông tin của truyền thông, báo chí về phát triển khai thác thế mạnh về tiềm năng du lịch, các dự án khai thác chế biến quặng, sắt, mangan…

Tuy nhiên, là tỉnh có trên 90% là đồng bào dân tộc thiểu số, điều kiện địa hình đồi núi phức tạp, chia cắt mạnh, dân cư phân bố phân tán, khoảng cách địa lý giữa các khu dân cư, địa bàn quản lý hành chính lớn nên việc đầu tư phát triển quản lý hoạt động thông tin, báo chí gặp phải nhiều khó khăn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với hoạt động báo chí trên địa bàn tỉnh cao bằng (Trang 58 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)