Quản lý công tác đào tạo, bồi dưỡng nhân lực hoạt độngbáo chí

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với hoạt động báo chí trên địa bàn tỉnh cao bằng (Trang 89 - 92)

trên địa bàn tỉnh

Công tác đào tạo, bồi dưỡng trình độ chính trị, nghiệp vụ, đạo đức nghề nghiệp cho cán bộ quản lý báo chí, đội ngũ người làm báo được các chủ thể quản lý chú trọng và đẩy mạnh. Tỉnh ủy đặc biệt quan tâm đến việc đào tạo lý luận chính trị cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý, biên tập viên các cơ quan truyền thông, báo chí của địa phương.

Những năm qua, công tác đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị đối với cán bộ lãnh đạo, quản lý trẻ được các cấp ủy đảng ở Cao Bằng quan tâm thực hiện, qua đó, đội ngũ cán bộ này đã nâng cao bản lĩnh chính trị, năng lực lãnh đạo quản lý, tư duy đổi mới, phong cách làm việc khoa học, chuyên nghiệp, đảm bảo các tiêu chuẩn cán bộ lãnh đạo, quản lý thời kỳ công nghiệp hóa,

hiện đại hóa đất nước. Mỗi năm tỉnh chọn cử trên 90 cán bộ đi đào tạo cao cấp lý luận chính trị tại Học viện Chính trị khu vực I (hệ không tập trung) và đào tạo trình độ trung cấp lý luận cho trên 400 cán bộ tại Trường Chính trị Hoàng Đình Giong. So với các tỉnh trong khu vực, Cao Bằng là một trong số ít tỉnh mà biên tập viên, quản lý từ cấp trưởng phòng trở lên ở báo Đảng đều đã qua đào tạo lý luận chính trị hệ cao cấp; Đài PT-TH tỉnh có phóng viên, biên tập viên quản lý từ cấp phòng có trình độ lý luận từ trung cấp trở lên.

Bảng 2.3: Số lượng công chức, viên chức đã qua đào tạo cao cấp lý luận chính trị trong các cơ quan báo chí

Cơ quan báo chí

Số CC-VC đã qua đào tạo cao cấp lý

luận chính trị

Tổng số CC-VC trong cơ quan báo chí

Báo Cao Bằng 12 48

Đài PT-TH Cao Bằng 10 90

Tạp chí Non nước Cao Bằng 02 06

Nguồn: Ban TGTU Cao Bằng

Ban TGTU đã tổ chức cho lãnh đạo, quản lý các cơ quan báo chí, cơ quan có hoạt động báo chí tham dự các lớp tập huấn, bồi dưỡng kiến thức về quốc phòng, an ninh; tuyên truyền về biển đảo; tuyên truyền phân giới cắm mốc; kỹ năng truyền thông chương trình mục tiêu quốc gia; tuyên truyền hội nhập kinh tế quốc tế, v.v… Những hội thảo, tập huấn này thực sự đã mang đến cho đội ngũ lãnh đạo cơ quan báo chí và nhà báo những kiến thức mới, bổ ích. Sở TT-TT đã tổ chức hơn 05 lượt hội nghị tập huấn về quản lý báo chí, Luật Báo chí, phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí cho các cán bộ quản lý báo chí và người phát ngôn các cơ quan hành chính nhà nước.

Công tác đào tạo bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, văn hóa đạo đức cho đội ngũ hoạt động báo chí trên địa bàn tỉnh những năm qua được cơ quan chủ quản, tự thân cơ quan báo chí, cơ quan QLNN và Hội Nhà báo tỉnh tích cực quan tâm. Trong thời gian từ năm 2013 - 2017, Hội Nhà

báo tỉnh chủ trì, phối hợp với các cơ quan báo chí tổ chức được 9 lớp bồi dưỡng nghiệp vụ cho hơn 300 lượt phóng viên, biên tập viên tham dự; 4 hội thảo chuyên đề về nghiệp vụ hoạt động báo chí. Bảng 2.4 cho thấy số lớp, số lượng phóng viên, biên tập viên được tham gia các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ do Hội tổ chức khá đều trong các năm.

Bảng 2.4: Kết quả mở các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ của Hội Nhà báo Việt Nam tỉnh Cao Bằng từ 2013 - 2017

2013 2014 2015 2016 2017 Số lớp bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ

1 2 2 2 2

Số phóng viên, biên tập viên tham dự

35 50 59 90 70

Nguồn: Hội Nhà báo tỉnh Cao Bằng

Có thể nói, về cơ bản đội ngũ những người làm báo đã được đào tạo, bồi dưỡng kiến thức pháp luật, nghiệp vụ báo chí, giúp họ nâng cao nhận thức chính trị, trình độ chuyên môn và bắt nhịp nhanh với phương pháp làm báo hiện đại.

Cấp ủy, lãnh đạo các cơ quan báo chí thường xuyên theo dõi, nắm bắt diễn biến tư tưởng, tâm tư nguyện vọng và động viên cán bộ, đảng viên khắc phục khó khăn, phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao; tổ chức cho cán bộ, đảng viên, quần chúng tham gia nghiên cứu, học tập các nghị quyết, chỉ thị của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước.

Tuy nhiên, mặt hạn chế là, việc đào tạo, bồi dưỡng tuy có tăng về số lượng, nhưng chưa thật gắn với thực tiễn, còn nặng về lý thuyết, thiếu, yếu về kỹ năng tác nghiệp. Đội ngũ những người làm công tác chỉ đạo, quản lý báo chí chưa được bồi dưỡng, cập nhật kiến thức về các xu hướng phát triển mới của hoạt động báo chí và kiến t

nào đó, có thể nói nội dung chỉ đạo, quản lý sự phát triển của báo chí đang đi sau sự phát triển của hoạt động báo chí.

Hoạt động của Hội Nhà báo Việt Nam tỉnh Cao Bằng còn mờ nhạt; nhiều nội dung hoạt động còn nặng tính hình thức, chưa đáp ứng hết nhu cầu sinh hoạt chuyên môn, nghiệp vụ của hội viên dẫn đến khả năng tập hợp đội ngũ những người hoạt động báo chí chưa cao.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với hoạt động báo chí trên địa bàn tỉnh cao bằng (Trang 89 - 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)