Nhận thức về vai trò của báo chí và sự cần thiết quản lý, định

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với hoạt động báo chí trên địa bàn tỉnh cao bằng (Trang 93 - 95)

Quá trình nghiên cứu cho thấy nổi lên vấn đề nhận thức của không ít cán bộ lãnh đạo cấp ủy, chính quyền các cấp, đặc biệt là cấp cơ sở về hoạt động

báo chí trong tình hình mới. Một bộ phận lãnh đạo, quản lý vẫn có nhận thức về vai trò, vị trí và hoạt động của các cơ quan báo chí như trong giai đoạn điều hành, quản lý đất nước bằng hình thức kế hoạch hóa, bao cấp. Hiểu đơn thuần các cơ quan báo chí, phương tiện truyền thông đại chúng chỉ là “công cụ” thông tin, tuyên truyền đơn thuần mà chưa nhìn nhận tác động đa chiều của báo chí trong tình hình hiện nay.

Một bộ phận lãnh đạo, quản lý xem các các phương tiện báo chí đơn thuần chỉ là công cụ tuyên truyền mà xem nhẹ vai trò giám sát, phản biện, cung cấp thông tin, coi nhẹ vai trò “là tiếng nói của nhân dân”.

Chính vì vậy nội dung, phương thức lãnh đạo, quản lý báo chí chậm đổi mới, có mặt còn lúng túng, bất cập; chưa có các quyết sách cơ bản, lâu dài; có biểu hiện vừa buông lỏng, hữu khuynh, vừa áp đặt, khiên cưỡng. Trong nhiều trường hợp lãnh đạo cấp ủy, chính quyền các cấp; lãnh đạo các sở, ngành chưa thực sự “mặn mà” với báo chí. Một dẫn chứng điển hình là: từ năm 2013 – 2017, ngoài việc thăm hỏi thường niên nhân ngày Báo chí cách mạng Việt Nam 21/6, lãnh đạo UBND tỉnh chỉ mới tổ chức gặp mặt báo chí hoạt động trên địa bàn tỉnh được 2 lần; trong hầu hết các cuộc giao ban báo chí không có sự tham dự của lãnh đạo UBND tỉnh, thậm chí của Văn phòng UBND tỉnh – với tư cách là cơ quan giúp việc trực tiếp của UBND tỉnh.

Đây chính là nguyên nhân cơ bản dẫn đến tình trạng thiếu quan tâm, đầu tư cho hệ thống các phương tiện phục vụ cho hoạt động báo chí và hoạt động báo chí. Biểu hiện rõ nét nhất là trong việc đầu tư cho hoạt động phát thanh truyền hình của tỉnh. Trong quá trình khảo sát, nguyên nhân để giải thích cho tình trạng hoạt động thiếu hiệu quả của hệ thống phát thanh, truyền thanh đa phần là do: đơn vị không được trực tiếp tham gia quá trình đầu tư, lắp đặt trang thiết bị (được cấp qua các chương trình mục tiêu quốc gia, hoặc được trang bị lại các máy móc cũ của Đài Truyền hình Trung ương - VTV); thiếu kinh phí đầu tư. Cơ chế, chính sách và hệ thống văn bản quy phạm pháp luật để quản lý còn thiếu và chưa theo kịp thực tiễn phát triển; tình hình trong

nước và quốc tế có nhiều diễn biến phức tạp, khó lường, thông tin nhiều chiều trên nhiều loại hình báo chí, với nhiều cơ quan báo chí cùng tham gia nên khó chỉ đạo, quản lý, nhất là thông tin trên internet; đội ngũ cán bộ làm công tác chỉ đạo, quản lý báo chí ít, điều kiện làm việc còn gặp nhiều khó khăn, dẫn đến công tác theo dõi, kiểm tra các hoạt động và thông tin của báo chí chưa đáp ứng yêu cầu; một số cơ quan chức năng không chủ động kịp thời cung cấp thông tin cho báo chí và các cơ quan chỉ đạo, quản lý báo chí.

Vấn đề đặt ra ở đây chính là nhận thức về vai trò và xu hướng phát triển của báo chí trong tình hình mới, từ đó có cách tiếp cận về phương thức quản lý hoạt động báo chí với lý thuyết quản lý sự phát triển.

"Quá trình phát triển và tích hợp kỹ thuật - công nghệ truyền thông đang đặt ra vấn đề thay đổi tư duy, phương pháp tư duy, quy trình sáng tạo và mô thức làm nghề; đồng thời đang là lực đẩy buộc phải thay đổi tư duy chính trị và cách thức ứng xử với báo chí - truyền thông không phải như với những thập niên trước" [16, tr.23].

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với hoạt động báo chí trên địa bàn tỉnh cao bằng (Trang 93 - 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)