Năng lực, hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với hoạt động báo chí trên địa bàn tỉnh cao bằng (Trang 64 - 65)

Đảng bộ tỉnh hiện có 19 đảng bộ trực thuộc, 6 Đảng đoàn, 4 Ban cán sự Đảng; các cơ quan chuyên trách tham mưu, giúp việc, đơn vị sự nghiệp của Tỉnh ủy và các huyện, Thành ủy, đảng ủy trực thuộc Tỉnh ủy gồm 30 đầu mối trực thuộc, trên 48.000 đảng viên. Các tổ chức Đảng đều xây dựng quy chế làm việc của cấp ủy, tổ chức Đảng. Số lượng thành viên UBND các cấp, các cơ quan chuyên môn cấp tỉnh, huyện được thực hiện theo các nghị định của Chính phủ. Toàn tỉnh có 838 đơn vị sự nghiệp công lập; việc sắp xếp, kiện toàn các đơn vị sự nghiệp công lập được thực hiện bảo đảm đúng quy định, hướng dẫn, phục vụ hoạt động QLNN của cơ quan chủ quản, cung cấp dịch vụ công cho người dân, tổ chức; 100% thôn, xóm, tổ dân phố đã có chi bộ; hệ thống chính quyền được củng cố, tăng cường từ tỉnh đến cơ sở. Tổ chức bộ máy các cơ quan, đơn vị của tỉnh liên tục được kiện toàn, xây dựng hợp lý; chức năng, nhiệm vụ được phân định rõ ràng giữa cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công. Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội có sự thay đổi tích cực về phương thức hoạt động: phát triển đoàn viên, hội viên; từng bước đổi mới nội dung, phương thức hoạt động, đa dạng các hình thức tập hợp quần chúng.

Hệ thống chính trị được tổ chức đồng bộ từ tỉnh đến cấp xã là tiền đề để công tác quản lý hoạt động báo chí, truyền thông được đảm bảo liên tục, thông suốt từ trên xuống dưới; kiểm soát, quản lý toàn diện hoạt động báo chí trên địa bàn. Tuy nhiên, trước sự phát triển nhanh chóng công nghệ thông tin

và các loại hình thông tin mạng xã hội cùng với sự đa dạng của loại hình báo mạng điện tử và hoạt động truyền thông đại chúng, phải thẳng thắn nhìn nhận rằng: chất lượng nguồn nhân lực của hệ thống chính trị và hoạt động của hệ thống chính trị ở Cao Bằng còn nhiều điểm chưa đáp ứng được đòi hỏi của thực tiễn. Việc triển khai tổ chức thực hiện cơ chế, chính sách, các giải pháp về phát triển báo chí và thực thi về pháp luật truyền thông, báo chí thiếu đồng bộ. Hoạt động quản lý, điều hành của chính quyền các cấp còn nhiều hạn chế, thể hiện ở tầm nhìn, năng lực tổ chức thực hiện. Đây là điểm nghẽn chưa được khai thông trong dòng chảy phát triển ở Cao Bằng trong nhiều năm qua, có tác động không thuận đối với hoạt động báo chí và công tác quản lý hoạt động báo chí.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với hoạt động báo chí trên địa bàn tỉnh cao bằng (Trang 64 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)