Về mối quan hệ giữa các chủ thể có chức năng quản lý hoạt động

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với hoạt động báo chí trên địa bàn tỉnh cao bằng (Trang 101)

sự bao quát về thông tin và quản lý thông tin.

Thứ hai là vấn đề kiểm soát hoạt động báo chí và xử lý các sai phạm về nội dung thông tin, về việc mượn danh hoạt động báo chí để trục lợi cá nhân của phóng viên các cơ quan báo chí trung ương và ngoài tỉnh trên địa bàn.

Thứ ba là ngăn chặn, phòng ngừa các sai phạm trong hoạt động báo chí và xử lý hiện tượng “khủng hoảng truyền thông”. Điểm yếu nhất của quản lý báo chí thời gian qua là việc chạy theo tình huống, sa vào xử lý tình huống, thýờng xuyên phải xử lý khắc phục các tình huống không tốt đã xảy ra trong thông tin. Việc chỉ đạo để xử lý các tình huống luôn luôn là công việc cần thiết và là phần công việc hàng ngày của công tác lãnh đạo, quản lý báo chí. Tuy nhiên, nếu việc xử lý tình huống lấn át công việc khác trong chỉ đạo, quản lý, thì hiệu quả quản lý hoạt động báo chí sẽ thiếu đi tầm bao quát, tổng thể.

2.3.5. Về mối quan hệ giữa các chủ thể có chức năng quản lý hoạt động báo chí động báo chí

Đánh giá ở mức độ tổng quát, một trong những nguyên nhân cơ bản để tạo nên những kết quả khả quan trong công tác quản lý các hoạt động báo chí trên địa bàn tỉnh Cao Bằng trong những năm qua là do có sự phối hợp trong công tác lãnh đạo, quản lý giữa các chủ thể quản lý đối với hoạt động báo chí . Đó là mối quan hệ giữa Ban TGTU, Sở TT-TT, Hội Nhà báo; là mối quan hệ giữa ba cơ quan, tổ chức nói trên với các cơ quan chủ quản báo chí. Tuy nhiên, trong quá trình phối hợp cũng nảy sinh những vấn đề cần phải giải quyết.

Trước hết là sự phối hợp giữa Ban TGTU, Sở TT-TT, Hội Nhà báo trong hoạt động giao ban báo chí. Như đã trình bày ở mục 2.2.3, hoạt động giao ban báo chí là hoạt động được duy trì thường xuyên, liên tục trong những năm

qua, hiệu quả tác động của nó đối với hoạt động báo chí đã được khẳng định. Nhưng sự phối kết hợp giữa Ban TGTU và Sở TT-TT chưa thực sự chặt chẽ, chưa có hiệu quả cao. Thể hiện rõ nhất qua việc còn có nhiều ý kiến bất đồng trong việc xác định cơ quan chủ trì giao ban báo chí hàng tháng, hàng quý. Nội dung trình bày, định hướng thông tin tại cuộc giao ban còn trùng lặp. Vai trò của Hội nhà báo trong hoạt động giao ban còn mờ nhạt.

Thứ hai là, hoạt động phối hợp cung cấp thông tin, phát hiện và xử lý các vấn đề phát sinh trong các loại hình hoạt động báo chí chưa chặt chẽ, thiếu quy định phối hợp.

Thứ ba là, mối quan hệ giữa Ban TGTU, Sở TT-TT với cơ quan chủ quản báo chí trong công tác chỉ đạo, quản lý báo chí còn chưa chặt chẽ, thiếu thường xuyên; nhận thức về vai trò QLNN ở địa phương còn chưa đúng quy định của pháp luật.

Thứ tư là mối quan hệ giữa các chủ thể có chức năng quản lý hoạt động báo chí ở địa phương với các cơ quan chủ quản, cơ quan quản lý các hoạt động báo chí ở trung ương và ngoài tỉnh. Đây là vấn đề cấp thiết nhằm khắc phục tình trạng cơ quan báo chí, truyền thông thành lập cơ quan đại diện, cử phóng viên thường trú tại địa phương nhưng buông lỏng quản lý, không quan tâm giáo dục đạo đức, tác phong của phóng viên thường trú, cộng tác viên, không có quy chế quản lý, giám sát chặt chẽ... dẫn đến tiêu cực, vi phạm pháp luật, gây bức xúc dư luận.

Tiểu kết chƣơng 2

Chương 2 đánh giá các yếu tố tác động đến quá trình quản lý đối với hoạt động báo chí ở Cao Bằng, phân tích thực trạng hoạt động QLNN đối với hoạt động báo chí trên địa bàn tỉnh Cao Bằng trên sáu nội dung quản lý của các chủ thể: quản lý sự phát triển của các hoạt động báo chí; kết quả kiểm soát hoạt động báo chí; quản lý thông tin, cung cấp thông tin cho hoạt động báo chí; quản lý về tổ chức bộ máy và công tác đào tạo, bồi dưỡng; quản lý tài chính trong hoạt động của các cơ quan báo chí; hoạt động quản lý của các cơ quan chủ quản, cơ quan báo chí.

Kết quả tổng hợp, phân tích cho thấy: đánh giá tổng quan, trong giai đoạn 2013 – 2017, các chủ thể quản lý đối với hoạt động báo chí trên địa bàn tỉnh Cao Bằng đã cơ bản thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ được giao. Chất lượng, hiệu quả quản lý từng bước được đổi mới. Công tác quản lý đã đảm bảo môi trường thuận lợi cho các loại hình báo chí trên địa bàn tỉnh hoạt động và từng bước phát triển phù hợp với xu hướng chung. Tuy nhiên, quá trình quản lý cũng còn những hạn chế, thiếu xót nhất định. Trên cơ sở phân tích thực trạng, Đề tài đã xác định năm nhóm vấn đề đặt ra đối với công tác quản lý hoạt động Báo chí trên địa bàn tỉnh Cao Bằng, đó là: Nhận thức về vai trò của báo chí và sự cần thiết quản lý, định hướng hoạt động báo chí; Vấn đề định hướng nội dung, quản lý nội dung thông tin; Về quản lý các nguồn lực cho sự phát triển hoạt động báo chí; Vấn đề kiểm soát, xử lý các sai phạm trong hoạt động báo chí; Về mối quan hệ giữa các chủ thể có chức năng quản lý hoạt động báo chí. Đây là những vấn đề mà thực tiễn quản lý hoạt động báo chí đặt ra, đòi hỏi phải có những giải pháp xử lý.

Kết quả nghiên cứu ở Chương 2 là cơ sở để tác giả đề xuất những giải pháp cụ thể, gắn với yêu cầu thực tiễn ở Cao Bằng nhằm đảm bảo hoạt động báo chí trên địa bàn tỉnh phát triển lành mạnh, đúng định hướng, đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động báo chí trong tình hình mới.

Chƣơng 3

GIẢI PHÁP QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG BÁO CHÍ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH CAO BẰNG

3.1. Sự cần thiết phải đổi mới Quản lý nhà nƣớc đối với hoạt động báo chí trên địa bàn tỉnh Cao Bằng

3.1.1 Sự phát triển của kinh tế xã hội

Công cuộc đổi mới hơn 30 năm qua đã tạo cho bộ mặt đất nước những thay đổi mang tính bước ngoặt trên tất cả các mặt kinh tế-chính trị-xã hội, công tác tư tưởng, lý luận, báo chí...Tuy nhiên, mặt trái của cơ chế thị trường của toàn cầu hóa cùng ngày càng được bộc lộ trong quá trình Việt Nam từng bước hội nhập và hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới. Đặc biệt, cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới diễn ra suốt từ năm 2008 đến 2013 đã kéo theo nhiều hệ lụy khó khăn khôn lường đối với kinh tế và xã hội Việt Nam. Những tin đồn thất thiệt liên quan đến cơ chế chính sách về kinh tế, tài chính, chứng khoán, bảo hiểm, ngân hàng về sự thay đổi nhân sự ở các cơ quan điều hành của Chính phủ và các bộ ngành đã gây tâm lý hoang mang cho người dân, thậm chí có trường hợp tạo nên sự khủng hoảng xã hội. Góp phần không nhỏ trong việc lan tỏa những thông tin thất thiệt này chính là từ một số bài báo, kể cả báo in, báo điện tử, blog...Trong khi đó, hệ thống báo chí từ trung ương đến địa phương là công cụ tuyên truyền cơ chế, chính sách của Đảng, Nhà nước lại phản ứng quá chậm hoặc không tạo được tiếng nói trong xã hội để giúp cơ quan chủ quản dập tắt hoặc cải chính những tin đồn thất thiệt đó gây khó khăn cho công tác điều hành quản lý của chính quyền các cấp, đặc biệt là ở cấp tỉnh miền núi, biên giới điều kiện kinh tế xã hội còn nhiều khó khăn, trình độ dân trí không đồng đều như Cao Bằng. Điều này đặt ra yêu cầu cần thiết phải đổi mới, cải tổ cách thức QLNN về báo chí của địa phương góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh và cũng là

góp tiếng nói quan trọng tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước tới người dân, tạo sự đồng thuận nhất trí cao đối với người dân và xã hội.

3.1.2 Sự phát triển vượt bậc của báo chí trong nước và thế giới

Dưới tác động của cuộc cách mạng Khoa học và công nghệ nhất là công nghệ thông tin (4.0) hiện nay, báo chí đanng phát triển nhanh chóng, toàn diện và ngày càng phát huy sức mạnh như một vũ khí chính trị, tư tưởng lợi hại nhất, xu hướng hình thành các tập đoàn báo chí truyền thông đa quốc gia, xuyên lục địa có tác động không nhỏ tới báo chí trong nước. Ngày nay báo chí trong nước không chỉ phải cạnh tranh với nhau, mà còn phải cạnh tranh với các tập đoàn truyền thông đa phương tiện khổng lồ của nước ngoài. Đặc biệt trong lĩnh vực thông tin giải trí và thông tin kinh tế. Các tập đoàn truyền thông lớn trên thế giới hiện đã từng bước đặt chân và hình thành các văn phòng đại diện ở Việt Nam như BBC, CNN, Bloomberg...Với truyền thống lịch sử lâu đời, với kinh nghiệm làm báo hàng trăm năm, với phương tiện kỹ thuật tiên tiến và hiện đại với phương pháp tiếp cận mới lạ và sáng tạo, những tập đoàn này đã từng bước tạo được chỗ đứng trên thị trường báo chí Việt Nam không chỉ ở các trung tâm đô thị lớn mà đang dần phát triển đến các tỉnh, khu vực trong cả nước. Điều này tạo ra áp lực cạnh tranh tồn tại và phát triển vô cùng lớn đối với báo chí của Việt Nam nói chung và báo chí các địa phương nói riêng, nhất là trong lĩnh vực thương mại, giải trí.

Cạnh tranh trong thị trường nội địa đã bộc lộ những yếu kém rất rõ thì việc cạnh tranh với các tập đoàn khổng lồ về truyền thông càng đặt ra những thách thức không nhỏ, đòi hỏi cấp thiết phải có sự đổi mới trong quản lý để các cơ quan háo chí địa phương có đủ nội lực phát triển ra bên ngoài, tạo thị trường bạn đọc riêng cho mình. Hơn thế nữa, sự phát triển vượt bậc của khoa học công nghệ, cơ sở hạ tầng thông tin được hoàn thiện, mạng internet với quyền năng kết nối khổng lồ đã tạo cơ hội không ngừng, giải phóng tiềm năng

cách mạng hóa việc tiếp cận thông tin và thay đổi cuộc sống của con người. Sự bùng nổ của mạng xã hội cũng đã thay đổi cách các cá nhân và nhóm chia sẻ thông tin và ý tưởng. Facebook và Twitter có thể khởi đầu chỉ với tư cách là công cụ để liên lạc với bạn bè và người thân, nhưng khả năng liên kết của những công cụ này thật sự là kỳ diệu. Chính điều đó đã tạo nên thế hệ những nhà báo điện tử, tạo nên những thay đổi chóng mặt trong cách tiếp nhận thông tin của người đọc, trong yêu cầu đáp ứng thông tin nhanh chóng và kịp thời và cả trong cách quản lý thông tin của cơ quan chức năng. Quan trọng hơn sự bùng nổ của khoa học kỹ thuật đã tạo nên thách thức vô cùng to lớn đối với báo in, không chỉ trên thế giới mà cả ở Việt Nam. Năm 2012 đánh dấu một năm đen tối của báo in thế giới khi hàng loạt tên tuổi khổng lồ với lịch sử lâu đời của báo in tại Mỹ và Đức tuyên bố đình bản (báo Newweek tại Mỹ, Finacial Times tại Đức) do thua lỗ, không cạnh tranh nổi với báo điện tử hay các trang mạng xã hội. Câu chuyện này không chỉ còn xa lạ ở ngoài biên giới Việt Nam nữa mà nó đang là thách thức rất gần, rất hiện hữu đòi hỏi các cơ quan QLNN về báo chí có định hướng, có sự chỉ đạo phù hợp với xu hướng phát triển của báo chí. Đồng thời các cơ quan chủ quản báo chí, các cơ quan báo chí ở các bộ ngành, địa phương về xây dựng chiến lược, bước đi phù hợp vượt qua thách thức trong thời kỳ mới, đảm bảo sự tồn tại và phát triển của đơn vị mình.

Ở Việt Nam, trong những năm qua báo chí đã phát triển với tốc độ nhanh chóng. Nếu như “trong thập niên 90, cả nước mới có chưa tới 400 tờ báo và 70 kênh truyền hình thì tính đến thời điểm tháng 7/2017 cả nước có 982 cơ quan báo, tạp chí được cấp phép hoạt động. Cụ thể, số lượng báo in là 193 (Trung ương: 86, địa phương: 107); 639 tạp chí (Trung ương: 525, địa phương: 114); báo điện tử là 150. Thống kê cũng cho thấy, có 17.297 nhà báo được cấp Thẻ nhà báo [12].

Như vậy, so sánh trên bình diện chung hệ thống báo chí địa phương tỉnh Cao Bằng là tương đối nhỏ hẹp trong hệ thống báo chí quốc gia. Để phát triển được hệ thống này phù hợp với xu hướng chung, đảm bảo mục đích yêu cầu của ngành, của địa phương đặt ra và tạo nên bản sắc riêng biệt trong làng báo Việt Nam là điều không dễ dàng và đòi hỏi phải có sự quyết tâm trong tư duy, trong thực hiện chủ trương đối mới từ cơ quan được giao nhiệm vụ QLNN về báo chí của địa phương đến các cơ quan chủ quản và đội ngũ lãnh đạo phóng viên, biên tập viên của báo.

3.1.3 Những yếu kém trong hoạt động Quản lý nhà nước đối với hệ thống báo chí tỉnh Cao Bằng

Như đã phân tích kỹ trong nội dung Những hạn chế và yếu kém trong công tác QLNN về báo chí của tỉnh Cao Bằng (Chương 2), ở đây chỉ muốn nói thêm rằng, hoạt động quản lý có một vai trò hết sức quan trọng trong việc hoàn thành các mục tiêu của tổ chức. Trong thời gian qua, những mặt hạn chế, tồn tại trong công tác QLNN về báo chí của tỉnh đang bộc lộ ngày càng rõ và thực sự trở thành lực cản trong tiến trình đổi mới của báo chí địa phương.

Một số tin đồn, vụ việc cụ thể liên quan đến tỉnh chưa được cải chính, thông tin cụ thể. Thời gian tới, nhiệm vụ phát triển kinh tế, chính trị-xã hội, đảm bảo trật tự, anh ninh quốc phòng, an ninh biên giới của tỉnh ngày càng hết sức nặng nề, đòi hỏi nỗ lực cố gắng và quyết tâm cao của toàn Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc trong tỉnh. Đồng nghĩa với đó, trách nhiệm của báo chí địa phương cũng ngày một nhiều thêm. Nếu không mạnh dạn đổi mới trong QLNN, không tạo ra cơ chế, chính sách đầy đủ làm khung khổ cho hoạt động của báo chí địa phương, không tạo ra cơ chế thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao cho các cơ quan báo chí của tỉnh thì nguy cơ tụt hậu, nguy cơ mất thị trường bạn đọc của báo chí địa phương là trước mắt.

3.2 Yêu cầu của đổi mới đối với Quản lý nhà nƣớc về báo chí địa phƣơng

Hoạt động báo chí của tỉnh Cao Bằng hiện nay đang chịu sự tác động to lớn của môi trường hoạt động báo chí cả nước nói chung, do đó, trong yêu cầu

đổi mới đối với QLNN về báo chí tỉnh không tách rời với những yêu cầu về đổi mới của QLNN đối với báo chí Việt Nam nói chung hiện đang rất cấp thiết. Đó là các tác động từ nhu cầu thông tin và được thông tin; là sự phát triển nhanh về kỹ thuật và công nghệ truyền thông, của cơ chế thị trường... đặt ra cho QLNN về báo chí một số yêu cầu cơ bản:

Thứ nhất, QLNN về báo chí phải bảo đảm được quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, quyền được thông tin của người dân theo quy định tại Hiến pháp cũng như Luật Báo chí. Xã hội càng phát triển, quyền con người càng được nâng cao thì cơ quan quản lý càng phải chú trọng nội dung quan trọng này.

Thứ hai, dù đổi mới như thế nào thì cũng luôn phải quản triệt nguyên tắc QLNN về báo chí đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, quản lý của Nhà nước và trong khuôn khổ của pháp luật. Có như vậy mới bảo đảm báo chí Việt Nam nói chung hay báo chí địa phương nói riêng hoạt động đúng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với hoạt động báo chí trên địa bàn tỉnh cao bằng (Trang 101)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)