Tình hình kinh tế, văn hóa xã hội, quốc phòng – an ninh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với hoạt động báo chí trên địa bàn tỉnh cao bằng (Trang 60 - 64)

Về kinh tế, văn hóa – xã hội, quốc phòng – an ninh, những yếu tố tác động thuận lợi đối với hoạt động báo chí và công tác quản lý đối với hoạt động báo chí trên địa bàn, cụ thể:

Về kinh tế, trong giai đoạn 2010 – 2015 kinh tế - xã hội tỉnh Cao Bằng phát triển trong điều kiện có nhiều khó khăn: suy thoái kinh tế trên thế giới tác động đến kinh tế trong nước; nguồn lực đầu tư cho phát triển hạn chế; thiên tai dịch bệnh xảy ra nhiều nơi ảnh hưởng lớn đến sản xuất và đời sống nhân dân. Tuy nhiên, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân trong tỉnh luôn đoàn kết, phát huy nội lực, chủ động sáng tạo với nhiều chính sách phù hợp để thu hút các nguồn lực cho đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng, đảm bảo quốc phòng - an ninh trên địa bàn tỉnh. Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) đạt bình quân 9,2%/năm giai đoạn 2011 - 2015, thu nhập bình quân đầu người đạt 20,8 triệu đồng. Nếu tính theo cách tính mới tại Thông báo số 371/TB-VPCP của Văn phòng Chính phủ thì tốc độ tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2011 - 2015 chỉ đạt bình quân 4,8%/năm. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng giảm dần tỷ trọng nông lâm nghiệp, tăng dần tỷ trọng công nghiệp, xây dựng và dịch vụ; trong đó công nghiệp, xây dựng tăng từ 20% lên 20,4%, dịch vụ tăng từ 47,7% lên 51,3%; nông lâm ngư nghiệp giảm từ 32,3% xuống 27,62% so với năm 2010.

Bảng 2.1: Kết quả thực hiện các chỉ tiêu kinh tế giai đoạn 2011 - 2015

STT Chỉ tiêu Đơn vị tính Giá trị

1

Tốc độ tăng trưởng kinh tế - GRDP (bình

quân/năm); trong đó: % 9,2

- Nông, lâm, ngư nghiệp % 3,3

- Công nghiệp - Xây dựng % 7,8

- Dịch vụ % 12,8

2 GRDP bình quân đầu người USD 1.030

3

Cơ cấu kinh tế

- Nông, lâm, ngư nghiệp % 27,62

- Công nghiệp - Xây dựng % 20,40

- Dịch vụ % 51,98

4 Tổng sản lượng lương thực 1.000 tấn 250

5 Giá trị sản xuất nông nghiệp/ha Triệu đồng 35

6 Giá trị tổng kim ngạch XNK %/năm 30,9

7 Thu ngân sách trên địa bàn tăng bình quân %/năm 17

8 Tổng vốn đầu tư xã hội tăng bình quân %/năm 9,5

Nguồn: Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016 - 2020 tỉnh Cao Bằng Về văn hóa – xã hội, Cao Bằng là miền đất có sự đa dạng về văn hóa, được tạo nên bởi sự đa dạng về cơ cấu thành phần dân tộc với nhiều phong tục, tập quán, lễ hội riêng có. Bên cạnh đặc trưng văn hóa của các dân tộc thiểu số tại chỗ, trong quá trình xây dựng đất nước, sự có mặt của nhiều dân tộc anh em trên vùng đất phên dậu của tổ quốc đã mang đến cho bức tranh văn hóa Cao Bằng thêm nhiều sắc thái, hình thành nên sự đa dạng, phong phú về văn hóa. Trong những năm qua, Cao Bằng đã quan tâm đầu tư xây dựng

các thiết chế văn hóa, bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống,v.v… Từng bước hình thành môi trường, dịch vụ hưởng thụ văn hóa cho nhân dân. Công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân được quan tâm đầu tư. Hệ thống trường học các cấp tăng nhanh về số lượng, mở rộng về quy mô. Các thiết chế và hoạt động đảm bảo an sinh xã hội cho nhân dân được đầu tư có hệ thống và từng bước phát huy hiệu quả. Với mục tiêu, không ngừng nâng cao chất lượng đời sống văn hóa tinh thần cho nhân dân, trong những năm qua tỉnh Cao Bằng đã quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo phát triển văn hóa - xã hội bằng nhiều chủ trương, giải pháp thiết thực, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu hưởng thụ văn hóa, thể thao và du lịch của nhân dân.

Về an ninh quốc phòng, tình hình an ninh trên tuyến biên giới của tỉnh cơ bản được ổn định; quan hệ giữa Cao Bằng (Việt Nam) và Quảng Tây (Trung Quốc) tiếp tục phát triển, tạo điều kiện thuận lợi cho giao lưu phát triển kinh tế. Tỉnh đã hoàn thành việc phân giới cắm mốc theo đúng kế hoạch. Thường xuyên chăm lo xây dựng củng cố thế trận quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân, kết hợp chặt chẽ giữa quốc phòng an ninh với phát triển kinh tế trên địa bàn. Tiếp tục triển khai thực hiện Nghị quyết Trung ương 8 (Khoá IX) về chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới. An ninh nội địa, trật tự an toàn xă hội luôn được giữ vững; công tác tuyên truyền vận động nhân dân chống truyền đạo trái pháp luật trong vùng đồng bào dân tộc ít người đạt kết quả tốt. Tuy nhiên, trên tuyến biên giới có nơi, có lúc vẫn còn xảy ra những vụ việc phức tạp; tình hình truyền đạo trái pháp luật trong vùng đồng bào dân tộc ít người vẫn còn tiềm ẩn xảy ra; trật tự an toàn giao thông vẫn còn nhiều phức tạp, gây nhiều bức xúc trong xã hội.

Sự phát triển về kinh tế, văn hóa – xã hội, đảm bảo quốc phòng – an ninh là tiền đề cho sự phát triển của hoạt động báo chí, truyền thông. Tác động rõ nét nhất là cơ sở hạ tầng truyền thông đã lan tỏa đến hầu khắp các địa bàn; người dân có cơ hội tiếp cận, lựa chọn thụ hưởng nhiều loại hình truyền thông hiện đại, như: truyền

hình cáp, truyền hình Internet, truyền hình kỹ thuật số, truyền hình vệ tinh; báo in đã phát hành trong ngày đến 80% xã vùng sâu, vùng xa.

Tuy nhiên, so với nhu cầu của nhân dân và yêu cầu của sự phát triển, những thành tựu nêu trên vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển báo chí địa phương và quản lý hoạt động báo chí tại địa phương.

So với mặt bằng chung của cả nước, Cao Bằng vẫn là một tỉnh chậm phát triển, có quy mô nền kinh tế còn nhỏ bé. Tốc độ phát triển kinh tế tuy cao, song chưa tạo ra những bước đột phá phát triển. Hệ thống hạ tầng thiết yếu còn thiếu, đặc biệt là hạ tầng giao thông và các thiết chế an sinh xã hội. Thu ngân sách chưa đủ cho chi thường xuyên. Nguồn chi cho đầu tư phát triển và các chương trình mục tiêu, trong đó có đầu tư cho phát triển sự nghiệp báo chí, truyền thông phụ thuộc hoàn toàn vào ngân sách Trung ương. Đời sống vật chất của nhân dân được nâng cao, nhưng môi trường văn hóa chưa đáp ứng được nhu cầu hưởng thụ tinh thần. Thiết chế văn hóa cơ sở ở Cao Bằng còn trong tình trạng “vừa thiếu, vừa yếu”, phân bố không đồng đều. Mặt bằng dân trí còn có sự chênh lệch, nhận thức không đồng đều đòi hỏi phải có sự đa dạng về phương thức truyền thông nếu muốn tiếp cận đối tượng. Trong điều kiện nguồn lực cho đầu tư hạn chế, đây là những yếu tố gây khó khăn trong việc xác định nội dung, phương thức truyền thông và quản lý hoạt động báo chí của các chủ thể quản lý, nhất là hoạt động quản lý của cơ quan QLNN về báo chí tại địa phương.

Trong khi nhà nước chưa đủ tiềm lực “chiếm lĩnh”, chi phối mặt trận báo chí truyền thông trên địa bàn, thì sự bùng nổ các phương tiện truyền thông đặt ra nhiều thách thức đối với các chủ thể quản lý trong việc kiểm soát thông tin, định hướng thông tin. Đặc biệt là đối với một địa phương là địa bàn mà các thế lực thù địch, chống phá xác định là trọng điểm, luôn tìm cách tạo cớ, kích động các vấn đề dân tộc, tôn giáo hòng gây bất ổn quốc phòng – an ninh.

Mặt khác, quá trình triển khai các dự án phát triển kinh tế - xã hội phát sinh những vấn đề liên quan đến yếu tố môi trường, hiệu quả kinh tế, đảm bảo

quốc phòng an ninh, v.v… thu hút sự quan tâm của dư luận trong và ngoài nước thông qua sự phản ánh của báo chí, truyền thông trong và ngoài nước. Bên cạnh những thông tin tích cực, có không ít những thông tin sai lệch, thậm chí xuyên tạc. Đòi hỏi các chủ thể quản lý hoạt động báo chí phải có giải pháp quản lý phù hợp để ngăn chặn, xử lý các luồng thông tin xấu, độc liên quan đến địa phương.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với hoạt động báo chí trên địa bàn tỉnh cao bằng (Trang 60 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)