Vấn đề kiểm soát, xử lý các sai phạm trong hoạt độngbáo chí

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với hoạt động báo chí trên địa bàn tỉnh cao bằng (Trang 100 - 101)

Để quản lý tốt hoạt động báo chí trước hết cần phải kiểm soát chặt chẽ hoạt động thông tin, truyền thông của các cơ quan báo chí. Trong bối cảnh bùng nổ các loại hình, phương tiện truyền thông như hiện nay, xác định một phương thức quản lý, kiểm soát hoạt động báo chí phù hợp là vấn đề cấp thiết. Trong bối cảnh hiện nay, cần phải có một cơ chế kiểm tra, giám sát hoạt động báo chí thật chặt chẽ và linh hoạt. Điều đó sẽ giúp cho các cơ quan báo chí kiên quyết chống xu hướng xa rời tôn chỉ, mục đích; chống xu hướng né tránh chính trị, “trung lập hoá” hoạt động báo chí. Công tác này còn làm cho hoạt động báo chí gắn liền với thực tiễn sản xuất và đời sống, phản ánh sinh động phong trào cách mạng, phong trào thi đua yêu nước của các tầng lớp nhân dân ở khắp mọi miền đất nước, phục vụ Tổ quốc, phục vụ nhân dân ngày càng tốt hơn.

Phương thức kiểm soát thông tin của Ban TGTU, Sở TT-TT theo hình thức điểm tin, tổng hợp thông tin từ các phương tiện truyền thông đã không còn phù hợp. Nhưng thay đổi về công nghệ truyền thông mở ra các khả năng khiến việc sản xuất, phát hành sản phẩm báo chí, truyền thông ngày càng nhanh, dễ dàng, và các phương thức quản lý hiện có không bao quát hết được. Với khối lượng thông tin khổng lồ, và các loại hình truyền thông đa dạng như hiện nay, việc vài ba con người, trong một ngày, thực

hiện việc kiểm soát thông tin bằng hình thức ngồi điểm từng tờ báo, đọc từng trang thông tin điện tử, hay ngồi nghe, xem các kênh truyền thanh – truyền hình là không tưởng, nếu không có công cụ hỗ trợ. Bởi vậy cần

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với hoạt động báo chí trên địa bàn tỉnh cao bằng (Trang 100 - 101)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)