Quản lý tài chính trong hoạt động của các cơ quan báo chí

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với hoạt động báo chí trên địa bàn tỉnh cao bằng (Trang 92)

Với đặc điểm phụ thuộc vào ngân sách nhà nước (như đã trình bày ở mục 2.1.3) nguồn lực tài chính từ ngân sách nhà nước có ý nghĩa quyết định đối với hoạt động báo chí, truyền thông của tỉnh. Trong điều kiện hạn chế về nguồn thu ngân sách, tuy nhiên tỉnh Cao Bằng vẫn ưu tiên bố trí ngân sách cho sự nghiệp báo chí, PT-TH và các hoạt động thông tin truyền thông khác. Bảng 2.5 cho thấy chỉ tính riêng cho sự nghiệp phát thanh – truyền hình mức chi hằng năm tương ứng với 0,14% đến 0,18% tổng chi thường xuyên của ngân sách địa phương.

Bảng 2.5: Tổng hợp chi cho sự nghiệp phát thanh – truyền hình giai đoạn 2013 – 2017

Tỷ đồng 2013 2014 2015 2016 2017

Tổng chi thường xuyên 3.800 4.002 4.206 5.230 5.536

Chi sự nghiệp PT-TH 5,6 7,4 7,57 7,62 8,25

Tỷ lệ trên tổng chi 0,14% 0,18% 0,18% 0,14% 0,15%

Nguồn: tổng hợp Nghị quyết HĐND tỉnh Cao Bằng

Cơ chế, chính sách về tài chính cho hoạt động báo chí được chú trọng. Tháng 12 năm 2017 UBND tỉnh Cao Bằng đã ban hành Quyết định số 31/2017/QĐ-UBND, Quy định mức chi trả nhuận bút trong lĩnh vực báo chí trên địa bàn tỉnh Cao Bằng, thay thế cho Quyết định 770/QĐ-UBND được áp dụng trước đó có hệ số chi trả thấp hơn. Đây là cơ sở pháp lý rất quan trọng để các cơ quan báo chí thực hiện lập Quỹ nhuận bút và chi trả nhuận bút cho

đội ngũ phóng viên, cộng tác viên tạo sự thống nhất; đồng thời đây cũng là cơ sở để các cơ quan chủ quản xem xét hỗ trợ kinh phí các cơ quan báo chí do các cơ quan báo chí của địa phương đều hoạt động chủ yếu bằng ngân sách Nhà nước. Hơn nữa với mức nhuận bút mới này không chỉ giúp sáng tạo mà còn giúp cơ quan báo chí được tự chủ hơn nguồn nhuận bút, qua đó sàng lọc để có được tác phẩm báo chí có chất lượng hơn.

Nhằm khắc phục tình trạng bao cấp nguồn chi, Tỉnh ủy, UBND tỉnh đã chỉ đạo các cơ quan báo chí ở địa phương xây dựng phương án tự chủ theo Nghị định 43/2006/NĐ-CP, ngày 25/4/2006 của Chính phủ thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập. Cho phép trích 20% từ hoạt động dịch vụ bổ sung cho hoạt động chung của đơn vị (chi phí quản lý). Việc kiểm tra hoạt động tài chính của các cơ quan báo chí được tiến hành thường xuyên, đảm bảo nguồn chi từ ngân sách nhà nước phát huy đúng hiệu quả mục đích.

2.3. Những vấn đề đặt ra trong Quản lý Nhà nƣớc đối với hoạt động báo chí ở tỉnh Cao Bằng hiện nay

Bên cạnh những kết quả đạt được quá trình quản lý xã hội đối với hoạt động báo chí của các chủ thể QLNN ở Cao Bằng cũng còn nhiều nội dung chưa đạt được yêu cầu về hiệu quả, phương thức quản lý. Nguyên nhân của những hạn chế có nhiều, có những vấn đề có thể khắc phục được ngay, nhưng cũng có những vấn đề đòi hỏi phải được phân tích, nghiên cứu phương thức giải quyết để tăng cường hiệu quả quản lý hoạt động báo chí trong thời gian tới. Nghiên cứu này chỉ đề cập đến những vấn đề nổi cộm, đặt ra từ thực tiễn công tác quản lý hoạt động báo chí, đòi hỏi cần được giải quyết.

2.3.1. Nhận thức về vai trò của báo chí và sự cần thiết quản lý, định hướng hoạt động báo chí hướng hoạt động báo chí

Quá trình nghiên cứu cho thấy nổi lên vấn đề nhận thức của không ít cán bộ lãnh đạo cấp ủy, chính quyền các cấp, đặc biệt là cấp cơ sở về hoạt động

báo chí trong tình hình mới. Một bộ phận lãnh đạo, quản lý vẫn có nhận thức về vai trò, vị trí và hoạt động của các cơ quan báo chí như trong giai đoạn điều hành, quản lý đất nước bằng hình thức kế hoạch hóa, bao cấp. Hiểu đơn thuần các cơ quan báo chí, phương tiện truyền thông đại chúng chỉ là “công cụ” thông tin, tuyên truyền đơn thuần mà chưa nhìn nhận tác động đa chiều của báo chí trong tình hình hiện nay.

Một bộ phận lãnh đạo, quản lý xem các các phương tiện báo chí đơn thuần chỉ là công cụ tuyên truyền mà xem nhẹ vai trò giám sát, phản biện, cung cấp thông tin, coi nhẹ vai trò “là tiếng nói của nhân dân”.

Chính vì vậy nội dung, phương thức lãnh đạo, quản lý báo chí chậm đổi mới, có mặt còn lúng túng, bất cập; chưa có các quyết sách cơ bản, lâu dài; có biểu hiện vừa buông lỏng, hữu khuynh, vừa áp đặt, khiên cưỡng. Trong nhiều trường hợp lãnh đạo cấp ủy, chính quyền các cấp; lãnh đạo các sở, ngành chưa thực sự “mặn mà” với báo chí. Một dẫn chứng điển hình là: từ năm 2013 – 2017, ngoài việc thăm hỏi thường niên nhân ngày Báo chí cách mạng Việt Nam 21/6, lãnh đạo UBND tỉnh chỉ mới tổ chức gặp mặt báo chí hoạt động trên địa bàn tỉnh được 2 lần; trong hầu hết các cuộc giao ban báo chí không có sự tham dự của lãnh đạo UBND tỉnh, thậm chí của Văn phòng UBND tỉnh – với tư cách là cơ quan giúp việc trực tiếp của UBND tỉnh.

Đây chính là nguyên nhân cơ bản dẫn đến tình trạng thiếu quan tâm, đầu tư cho hệ thống các phương tiện phục vụ cho hoạt động báo chí và hoạt động báo chí. Biểu hiện rõ nét nhất là trong việc đầu tư cho hoạt động phát thanh truyền hình của tỉnh. Trong quá trình khảo sát, nguyên nhân để giải thích cho tình trạng hoạt động thiếu hiệu quả của hệ thống phát thanh, truyền thanh đa phần là do: đơn vị không được trực tiếp tham gia quá trình đầu tư, lắp đặt trang thiết bị (được cấp qua các chương trình mục tiêu quốc gia, hoặc được trang bị lại các máy móc cũ của Đài Truyền hình Trung ương - VTV); thiếu kinh phí đầu tư. Cơ chế, chính sách và hệ thống văn bản quy phạm pháp luật để quản lý còn thiếu và chưa theo kịp thực tiễn phát triển; tình hình trong

nước và quốc tế có nhiều diễn biến phức tạp, khó lường, thông tin nhiều chiều trên nhiều loại hình báo chí, với nhiều cơ quan báo chí cùng tham gia nên khó chỉ đạo, quản lý, nhất là thông tin trên internet; đội ngũ cán bộ làm công tác chỉ đạo, quản lý báo chí ít, điều kiện làm việc còn gặp nhiều khó khăn, dẫn đến công tác theo dõi, kiểm tra các hoạt động và thông tin của báo chí chưa đáp ứng yêu cầu; một số cơ quan chức năng không chủ động kịp thời cung cấp thông tin cho báo chí và các cơ quan chỉ đạo, quản lý báo chí.

Vấn đề đặt ra ở đây chính là nhận thức về vai trò và xu hướng phát triển của báo chí trong tình hình mới, từ đó có cách tiếp cận về phương thức quản lý hoạt động báo chí với lý thuyết quản lý sự phát triển.

"Quá trình phát triển và tích hợp kỹ thuật - công nghệ truyền thông đang đặt ra vấn đề thay đổi tư duy, phương pháp tư duy, quy trình sáng tạo và mô thức làm nghề; đồng thời đang là lực đẩy buộc phải thay đổi tư duy chính trị và cách thức ứng xử với báo chí - truyền thông không phải như với những thập niên trước" [16, tr.23].

2.3.2. Vấn đề định hướng nội dung, quản lý nội dung thông tin báo chí

Như đánh giá ở mục 2.1.3, điểm hạn chế đối với nội dung thông tin trên các loại hình báo chí, truyền thông ở tỉnh Cao Bằng là lượng thông tin đơn điệu, nghèo nàn, chưa đáp ứng nhu cầu của công chúng. Các cơ quan báo chí chính thống chưa thực sự làm tốt vai trò là diễn đàn của nhân dân, đưa tiếng nói của nhân dân đến với Đảng và Nhà nước; thông tin đối ngoại trên báo chí trong một số trường hợp chỉ dừng lại ở mức độ tuyên truyền, thông tin một chiều, phản ánh những gì “mình muốn”, mà chưa đề cập nhiều đến các chủ đề bạn đọc quan tâm. Thông tin nhiều lúc còn chậm, chưa kịp thời, thiếu yếu tố mới, nhất là đối với thông tin nhạy cảm, các vấn đề đang gây bức xúc trong dư luận.

Nguyên nhân dẫn đến hạn chế “cố hữu” nói trên có nhiều, nhưng trước hết là thuộc về việc cung cấp thông tin cho báo chí và quản lý thông tin trên báo chí, xuất phát từ cả phía chủ thể quản lý và đối tượng tượng quản lý.

Đối với chủ thể quản lý. Nguyên nhân trước hết là do nội dung cung cấp thông tin chưa đáp ứng được yêu cầu của báo chí, truyền thông. Mặc dù, cần khẳng định rằng, trong điều kiện nguồn nhân lực quản lý còn hạn chế nhưng ở Cao Bằng, hoạt động cung cấp thông tin đã được các chủ thể quản lý ngày một chú ý hơn. Ban TGTU , Sở TT-TT đã nhiều lần chủ động cung cấp và định hướng thông tin về hoạt động của các dự án khai thác khoảng sản trọng điểm, xây dựng nhà máy thủy điện trên địa bàn tỉnh (mà trong nhiều trường hợp còn đi trước sự chỉ đạo cung cấp thông tin của Trung ương), các dự án giao đất nông lâm nghiệp, các vấn đề dư luận quan tâm.

Tuy nhiên số lượng nội dung thông tin của các chủ thể quản lý cung cấp cho báo chí chýa nhiều, còn chậm trễ về mặt thời gian. Nhiều sự kiện, vấn đề nóng xảy ra nhưng chủ thể quản lý, nhất là Ban TGTU còn lúng túng trong việc cung cấp, định hướng thông tin. Thứ hai là, có tình trạng chủ thể quản lý can thiệp quá sâu vào hoạt động báo chí, truyền thông. Ngoài các nội dung tuyên truyền chính trị tư tưởng có tính chất nguyên tắc, không ít trường hợp lãnh đạo can thiệp vào việc đăng phát các tin bài phản ánh, nhất là phản ánh, phê bình những mặt hạn chế trong quá trình thực hiện các chương trình dự án. Thứ ba là, người đứng đầu các cơ quan, đơn vị ngại tiếp xúc chính thức với báo chí, thiếu chủ động cung cấp thông tin cho báo chí; cơ chế người phát ngôn của các ngành, địa phương, cơ quan, đơn vị không được thực hiện. Dẫn đến thông tin trên các phương tiện truyền thông thiếu chính xác.

Đối với các cơ quan báo chí. Nguyên nhân chính là do quá thận trọng để đảm bảo tính định hướng, độ an toàn cho thông tin nên cơ quan báo chí địa phương thường né tránh hoặc chỉ thông tin chung chung mà không đi đến cùng sự việc, vấn đề. Tư tưởng ngại va chạm, né tránh va chạm còn tồn tại.

Điều đó dẫn tới thực tế cung cấp thông tin theo hướng làm “đẹp lòng” cơ quan chủ quản; hoặc lựa chọn những thông tin tích cực thay vì đi sâu vào những vấn đề nóng, những sự việc hiện tượng dư luận xã hội quan tâm. Đối với những thông tin có yếu tố chính trị, dân tộc, hoặc liên quan đến hệ thống chính trị (những thông tin được cho là “nhạy cảm”), hầu hết các cơ quan báo chí địa phương đều có tâm lý chờ “ý kiến chỉ đạo” của cấp ủy, ban tuyên giáo cấp ủy. Mặt khác, được bảo đảm kinh phí hoạt động, được bù lỗ phát hành, lại có “đầu ra” (phát hành) nên trong tư tưởng của một bộ phận lãnh đạo các cơ quan báo chí ở địa phương ít nhiều có tư duy “hành chính hóa hoạt động báo chí”. Chính vì vậy thông tin không phải hướng tới đáp ứng nhu cầu và tâm lý tiếp nhận của đông đảo công chúng và nhân dân, hướng vào những vấn đề nhân dân và công chúng xã hội quan tâm, mà chủ trương “an toàn” với thông tin một chiều, thông tin tô hồng, làm “đẹp lòng” cơ quan chủ quản, nhất là các lãnh đạo chủ chốt cơ quan này.

Một bộ phận cán bộ, phóng viên, biên tập viên hạn chế về năng lực chuyên môn, tư duy chính độ, thiếu tinh thần trách nhiệm; nhận thức không sâu sắc tính chất đặc thù của báo chí với tư cách là sản phẩm hàng hóa đặc biệt, nên không nghiêm túc trong việc quán triệt, tuân thủ sự chỉ đạo của cơ quan có thẩm quyền; thậm chí có những người phai nhạt lý tưởng dẫn đến tha hóa về chính trị và đạo đức nghề nghiệp của người làm báo.

Chính vì vậy vai trò cung cấp thông tin chính thống, định hướng dư luận xã hội của báo chí địa phương bị mờ nhạt. Nhiều vụ việc “nóng”, được dư luận xã hội quan tâm, báo chí địa phương đều cung cấp thông tin chậm, hoặc không cung cấp thông tin. Điển hình một số vụ việc, như: Sập mỏ khai thác quặng Mangan Mangan ở Cao Bằng làm một người chết (7/2009); Hoạt động khai thác quặng trái phép tại các huyện biên giới (4/2011); sự cố sụt lún hồ chứa thải của nhà máy tuyển nổi chì - kẽm tại xóm Lạng Cá, thị trấn Pác Mjầu, huyện Bảo Lâm (01/2016); Cơ sở kinh doanh tắm và giết mổ gia súc

(xóm Cổ Phương I, xã Đức Hồng, huyện Trùng Khánh) lưu giữ 4.270 kg thịt lợn đông lạnh và sấy khô không đủ tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm (3/2017); vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng làm 03 người chết do Bí thư huyện ủy Hà Quảng gây ra (02/2015)... Việc chậm cung cấp thông tin trong nhiều trường hợp đã dẫn đến việc công chúng tiếp cận với các luồng thông tin không chính thống, nắm bắt sai lệch về bản chất sự việc. Một số vụ việc còn bị các thế lực thù địch xuyên tạc, kích động nhân dân, cho rằng chính quyền vi phạm dân chủ, nhân quyền.

Thực tế, báo chí chính thống đang dần bỏ rơi trận địa thông tin mà Đảng và nhân dân cần, “nhường” thị phần cho mạng xã hội và các luồng thông tin không như mong đợi. Đây là vấn đề mà các nhà lãnh đạo, quản lý cần suy nghĩ.

"Chúng ta đều biết rằng, căn bệnh a dua nịnh hót, chia bè kéo phái, kéo người thân cùng với mua quan bán chức kết thành nhóm và nhân danh tổ chức để cùng nhau chia chác tham nhũng cùng với việc duy trì một xã hội không phản biện, báo chí một chiều chỉ dùng để trang điểm và bưng bít thông tin là một trong số các nguyên nhân căn bản làm sụp đổ chế độ Chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và Đông Âu" [16, tr.24].

Việc quản lý nội dung đối với một số trang thông tin điện tử bị buông lỏng. Một số sở, ngành, địa phương thiết lập trang thông tin điện tử với đầy đủ ban biên tập, quy chế hoạt động, nhưng không được cập nhật thông tin. Chất lượng nội dung thông tin của các bản tin, tập san còn yếu. Còn trùng lặp với báo chí địa phương và các tạp chí chuyên ngành của Trung ương, chưa làm tròn yêu cầu, mục đích cung cấp thông tin, hướng dẫn nghiệp vụ chuyên sâu gắn với thực tiễn thực hiện nhiệm vụ chuyên môn của cơ quan, tổ chức.

Vấn đề đặt ra là cần có sự thay đổi trong nhận thức về cung cấp, quản lý thông tin báo chí. Các chủ thể lãnh đạo, quản lý, cơ quan công quyền phải chủ động cung cấp thông tin cho báo chí; nhận thức đầy đủ và có kỹ năng xử lý khủng hoảng truyền thông. Cơ quan báo chí, đặc biệt là cơ quan báo chí địa

phương phải thực sự chiếm lĩnh, chi phối thông tin, định hướng thông tin cho công chúng.

2.3.3. Về quản lý các nguồn lực cho sự phát triển hoạt động báo chí

Quản lý các nguồn lực cho sự phát triển báo chí trước hết là nguồn lực về con người. Xu hướng phát triển mạnh mẽ của báo chí hiện nay, đặc biệt là xu hướng phát triển truyền thông hội tụ và sự phát triển mạnh mẽ của các hình thức truyền thông xã hội, đòi hỏi phải có sự thay đổi tương thích về trình độ chuyên môn, năng lực lãnh đạo và quản lý. Đây chính là điểm yếu ở tỉnh vùng cao biên giới Cao Bằng.

Khả năng kiểm soát, phát hiện, phân tích, xử lý các tình huống, nhất là xử lý tình huống khủng hoảng thông tin, báo chí, truyền thông còn hạn chế của đội ngũ làm nhiệm vụ tham mưu ở Ban TGTU, Sở TT-TT còn hạn chế.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với hoạt động báo chí trên địa bàn tỉnh cao bằng (Trang 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)