Quản lý nhà nước về giảm nghèo đối với đồng bào dân tộc thiểu số

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về giảm nghèo đối với đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện cư kuin, tỉnh đắk lắk (Trang 27 - 28)

nhằm hỗ trợ, ổn định đời sống và phát huy vai trò của đồng bào dân tộc thiểu số, để hộ nghèo tăng thu nhập, ổn định đời sống, phát huy vai trò và vươn lên xây dựng kinh tế - xã hội.

1.1.4. Quản lý nhà nước về giảm nghèo đối với đồng bào dân tộc thiểu số thiểu số

1.1.4.1. Khái niệm cơ bản

Quản lý là sự tác động có ý thức của chủ thể quản lý lên đối tượng quản lý nhằm chỉ huy, điều hành, hướng dẫn các quá trình xã hội và hành vi của cá nhân hướng đến mục đích họat động chung và phù hợp với quy luật khách quan.

Quản lý nhà nước là sự tác động có tổ chức và điều chỉnh bằng quyền lực Nhà nước đối với các quá trình xã hội và hành vi hoạt động của con người để duy trì và phát triển các mối quan hệ xã hội và trật tự pháp luật nhằm thực hiện những chức năng và nhiệm vụ của nhà nước trong công cuộc xây dựng Chủ nghĩa xã hội và bảo vệ tổ quốc xã hội chủ nghĩa.

Quản lý nhà nước về giảm nghèo đối với đồng bào dân tộc thiểu số là hoạt động hoạch định và thực hiện các chính sách, đề án liên quan đến người nghèo là hộ đồng bào dân tộc thiểu số nhằm đạt được mục tiêu quản lý của nhà nước là giảm tỷ lệ hộ nghèo dân tộc thiểu số, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

1.1.4.2. Chủ thể quản lý

- Các cơ quan nhà nước: Cơ quan Trung ương do Bộ Lao động

Thương binh và Xã hội làm Thường trực. Ban Chỉ đạo Trung ương về giảm nghèo bền vững thời kỳ 2011-2020 được thành lập theo Quyết định số 705/QĐ-TTg ngày 12/6/2012 của Thủ tướng Chính phủ, được dưới sự chỉ đạo

trực tiếp của Thủ tướng Chính phủ. Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương gồm: Trưởng ban, các Phó trưởng ban, các Ủy viên thuộc các Bộ: Lao động - Thương binh và Xã hội, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ủy ban Dân tộc và Văn phòng Chính phủ. Thường trực Ban Chỉ đạo là cơ quan Bộ Lao động Thương binh và Xã hội.

Ở địa phương: Do UBND các cấp làm chủ thể quản lý. Đối với cấp tỉnh lập Ban Chỉ đạo giảm nghèo do Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch UBND làm trưởng ban, thành viên ban có: Giáo đốc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội làm phó Ban Thường trực. Các thành viên khác: Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn làm Phó ban, Giám đốc Sở Tài chính làm Phó ban, Trưởng Ban Dân tộc, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư, Giám đốc Ngân hàng Chính sách Xã hội, Giám đốc Kho bạc Nhà nước, mời đại diện: Mặt trận Tổ quốc, Hội Nông dân, Hội Phụ nữ, Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh làm thành viên. Cấp huyện lập Ban Chỉ đạo giảm nghèo do Chủ tịch UBND huyện làm Trưởng ban và các thành viên là các Trưởng phòng ban tương ứng như các ngành chức năng cấp tỉnh. Cấp xã lập Ban xóa đói, giảm nghèo do Chủ tịch UBND xã trực tiếp điều hành và phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc cùng các đoàn thể ở xã.

Các tổ chức đoàn thể: có vai trò quan trọng, vận động làm chuyển biến

nhân thức, hành động đến từng hội viên và nhân dân; huy động nguồn lực, chuyển giao khoa học công nghệ; hướng dẫn cách làm ăn cho người nghèo, bảo lãnh trong việc vay vốn, trao đổi kinh nghiệm làm ăn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về giảm nghèo đối với đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện cư kuin, tỉnh đắk lắk (Trang 27 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)