Xây dựng và kiện toàn bộ máy quản lý nhà nước về giảm nghèo đối với đồng bào dân tộc thiểu số

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về giảm nghèo đối với đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện cư kuin, tỉnh đắk lắk (Trang 31 - 33)

nghèo đối với đồng bào dân tộc thiểu số

- Quy định cụ thể tiêu chuẩn cán bộ, công chức làm công tác lao động, thương binh xã hội và công tác dân tộc theo chức danh; đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, thực hiện chuẩn hóa đội ngũ cán bộ.

- Bảo đảm điều kiện, phương tiện, kinh phí hoạt động thường xuyên cho cơ quan làm công tác dân tộc và giảm nghèo các cấp và chính sách lương, phụ cấp... nhằm động viên, thu hút cán bộ, công chức về làm việc ở các cơ quan công tác dân tộc và vùng dân tộc thiểu số.

Đối với Ủy ban nhân dân các cấp: Lãnh đạo toàn diện, liên kết các ngành, các bộ phận trực tiếp chỉ đạo giảm nghèo. Là cơ quan cao nhất của chính quyền địa phương, Ủy ban nhân dân các cấp cần tập trung vào các việc sau đây: Kiến nghị với Hội đồng nhân dân việc đưa ra chiến lược giảm nghèo trở thành một trong những nội dung của chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của từng địa phương từng thời kỳ; phối hợp với các đoàn thể trong Mặt trận tổ quốc để huy động tối đa các nguồn lực cho mục tiêu giảm nghèo, phân công bộ máy, cán bộ, hình thành cơ chế và chỉ đạo thực hiện các mục tiêu giảm nghèo.

- Đối với Ban chỉ đạo giảm nghèo: Khi kế hoạch, chiến lược chương trình giảm nghèo được hoạch định thì thực thi việc chỉ đạo điều hành. Do đó, Ban chỉ đạo giảm nghèo phải có quyền hạn bằng pháp lý và được tổ chức chặt chẽ, có năng lực điều hành trong thực tiễn, cần ưu tiên các nội dung chủ yếu: Phải có quyền quyết định của cấp thẩm quyền xác định nhiệm vụ, quyền hạn của Ban chỉ đạo giảm nghèo. Cần tập trung ưu tiên các thẩm quyền chủ yếu: Có thẩm quyền xây dựng những vấn đề giảm nghèo mà các cam kết hợp đồng đã có hiệu lực; được liên hệ ngang, dọc, trên, dưới trong lĩnh vực giảm nghèo. Được quản lý đội ngũ nhân viên, phương tiện, kinh phí phục vụ quản lý nhà nước về giảm nghèo; được đánh giá và thưởng phạt các cán bộ trực tiếp làm công tác giảm nghèo; Thành viên của Ban chỉ đạo giảm nghèo là những người có quyền lực của các ngành, các tổ chức hữu quan và các chuyên gia có năng lực. Khi tình huống bất thường hoặc các yêu cầu mới nảy sinh dám quyết định, không lảng tránh, hội họp kéo dài để đùn đẩy trách nhiệm, bỏ qua thời cơ. Cần tránh khuynh hướng không lành mạnh trong chỉ đạo giảm nghèo. Có đội ngũ cán bộ thực hiện quản lý nhà nước về giảm nghèo tâm huyết và đủ năng lực.

Theo chủ trương của Đảng và Nhà nước giảm nghèo là một trong những chủ trương quan trọng của đất nước. Lâu nay chúng ta mới chú ý trong đầu tư nguồn vốn, mà chưa quan tâm đầu tư nâng cao chất lượng nguồn nhân lực thực thi công tác giảm nghèo. Để thực hiện hiệu quả công tác giảm nghèo cần quan tâm đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ làm công tác giảm nghèo để thực hiện có hiệu quả các chiến lược, chương trình, kế hoạch về giảm nghèo.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về giảm nghèo đối với đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện cư kuin, tỉnh đắk lắk (Trang 31 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)