Đối với địa phương

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về giảm nghèo đối với đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện cư kuin, tỉnh đắk lắk (Trang 94 - 99)

- Bên cạnh nguồn vốn vay của Trung ương, đề nghị Ủy ban nhân dân tỉnh tăng cường nguồn vốn đầu tư hỗ trợ đối với các thôn, buôn đặc biệt khó khăn.

- Đề nghị tăng cường đầu tư cơ sở hạ tầng, nhất là hạ tầng giao thông (vì hiện nay trên địa bàn huyện còn có 02 xã chưa có đường giao thông nhựa hoặc bê tông hóa, các xã trên có tỷ lệ người đồng bào dân tộc thiểu số nghèo cao). Ngoài ra, đề nghị tăng cường đầu tư hạ tầng cụm công nghiệp huyện, từ đó khuyến khích các doanh nghiệp tăng cường đầu tư với các ngành nghề lợi thế của huyện như sản xuất nông sản, phân bón, nhằm tiêu thụ sản phẩm cho người dân, giải quyết việc làm cho người tại chổ.

- Tiếp tục xây dựng và thực hiện có hiệu quả một số chính sách liên quan đến đồng bào dân tộc thiểu số như: chính sách đối với người có uy tín trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số; chính sách kết nghĩa với buôn đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ;

- Xây dựng và triển khai một số chính sách về cán bộ người đồng bào dân tộc tại chổ như chính sách cử tuyển, chỉ đạo các đơn vị tiếp nhận và bố trí đối với các trường hợp học xong cử tuyển;

- Có kế hoạch tổ chức bồi dưỡng về lĩnh vực văn hóa – xã hội mà chủ yếu là giảm nghèo, để đội ngủ cán bộ, công chức tiếp thu những kiến thức mới nhận, có cơ hội tiếp cận những mô hình hiệu quả để áp dụng thực tế tại địa phương.

dựng những mô hình sinh kế bền vững có hiệu quả cao để tổ chức phổ biến nhân rộng.

- Tăng cường cấp quyền sử dụng đất sản xuất cây lâm nghiệp và giao khoán rừng phòng hộ cho người dân quản lý, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số sống gần rừng.

- Tăng cường chỉ đạo rà soát các quy hoạch trên địa bàn, trong đó chú trọng quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng và quy hoạch xây dựng nông thôn, để thống nhất các quy hoạch, tránh tình trạng chồng chéo, quy hoạch treo; bên cạnh đó, cần đảm bảo nguồn lực để triển khai quy hoạch.

Tiểu kết chương 3

Từ thực trạng quản lý nhà nước đối với giảm nghèo đối với đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện Cư Kuin, tỉnh Đắk Lắk hiện nay và yêu cầu của việc thực hiện có hiệu quả công tác này trong giai đoạn mới, đòi hỏi phải có những quan điểm chỉ đạo, phương hướng và những giải pháp sáng tạo cụ thể tạo sự chuyển biến mạnh mẽ cả về số lượng và chất lượng trong công tác giảm nghèo đối với đồng bào dân tộc thiểu số cần được thực hiện dựa trên những quan điểm: Phải xuất phát từ quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước trong từng giai đoạn; Phải xuất phát từ yêu cầu thực tiễn, nhằm đáp ứng quá trình CNH, HĐH và xây dựng nông thôn mới hiện nay; Phải chú ý đến tính đồng bộ, toàn diện, đồng thời phải có trọng tâm, trọng điểm; Phải gắn liền với tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương.

Từ quan điểm đó mà tác giả đề xuất phương hướng Xây dựng và triển khai thực hiện kế hoạch phải phù hợp với điều kiện đối tượng là đồng bào dân tộc thiểu số; tổ chức thực hiện đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn về kỹ năng

quản lý và chuyên môn nghiệp vụ quản lý cho đội ngũ cán bộ; cụ thể hóa các chính sách giảm nghèo phù hợp đối với đồng bào dân tộc thiểu số; tăng hỗ trợ từ ngân sách nhà nước và huy động nguồn lực tài chính và cơ sở vật chất từ xã hội hóa các nguồn lực cho hoạt động giảm nghèo; thanh tra, kiểm tra và xử lý nghiêm vi phạm trong quản lý nhà nước về giảm nghèo đối với đồng bào dân tộc thiểu số.

Trên cơ sở đặc điểm, tình hình, thực trạng của quản lý nhà nước về giảm nghèo đối với đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện Cư Kuin, tỉnh Đắk Lắk, luận văn bước đầu đề xuất một số giải pháp nâng cao công tác trên trên địa bàn huyện Cư Kuin nói riêng, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ hiện nay trong thời kỳ CNH – HĐH đất nước.

KẾT LUẬN

Giảm nghèo là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước. Chủ trương này được hình thành ngay từ khi đất nước mới dành độc lập, được thể hiện trong các văn kiện đại hội Đảng và thể hiện bằng cả hệ thống những chính sách từ Trung ương đến địa phương nhằm làm giảm khoảng cách giàu nghèo, giảm tỷ lệ hộ nghèo đến mức thấp nhất; quan tâm đến những vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn, đồng bào dân tộc thiểu số.

Trong những năm qua, vùng đồng bào dân tộc thiểu số huyện Cư Kuin, tỉnh Đắk Lắk đã thụ hưởng nhiều chính sách hỗ trợ của nhà nước và địa phương; tỷ lệ hộ nghèo có giảm nhưng còn ở mức cao, luôn tìm ẩn nguy cơ tái nghèo. Để thoát nghèo bền vững, nhà nước cần đổi mới phương thức quản lý theo hướng phân quyền tự chủ nhiều hơn cho chính quyền cơ sở, phát huy tính chủ động, sáng tạo để tìm ra những mô hình mới, những cách làm hay ứng dụng có hiệu quả trong công tác giảm nghèo.

Mặt khác, tuy được sự quan tâm của trung ương, tỉnh, nhưng trong thực hiện Ủy ban nhân dân huyện, Ủy ban nhân dân các xã trong quá trình quản lý nhà nước về công tác giảm nghèo vẫn còn bộc lộ nhiều hạn chế như: một số địa phương chưa thật sự tập trung chỉ đạo, đôn đốc và kiểm tra; tổ chức điều hành một số chương trình mục tiêu quốc gia còn lúng túng, thiếu tính chủ động, sáng tạo, chạy theo thành tích; chưa cụ thể hóa các giải pháp cho phù hợp với tình hình thực tế ở địa phương; sự phối hợp giữa các ngành thành viên, giữa các đơn vị chưa được thường xuyên, chưa thông suốt và kịp thời; cán bộ làm công tác giảm nghèo thiếu ổn định, không chuyên trách, năng lực còn hạn chế.

Do đó, việc đi sâu nghiên cứu lý luận, thực trạng và thách thức trong quản lý nhà nước về giảm nghèo đối với đồng bào dân tộc thiểu số là rất cần

thiết; làm nền tảng để đề ra những giải pháp thiết thực, phù hợp với tình hình thực tế ở địa phương.

Với 3 chương của luận văn, đã hệ thống được những khái niệm cơ bản về công tác quản lý nhà nước về giảm nghèo, đánh giá thực trạng và thách thức trong quản lý nhà nước thời gian qua và đưa ra một số giải pháp tăng cường quản lý nhà nước trong công tác quản lý nhà nước về giảm nghèo đối với đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện Cư Kuin, tỉnh Đắk Lắk. Trong đó có một số giải pháp quan trọng như: hoàn thiện thể chế chính sách; xây dựng và kiện toàn bộ máy quản lý nhà nước; xây dựng và phát triển đội ngủ cán bộ, quản lý; hỗ trợ và huy động nguồn lưc; tăng cường thanh tra, kiểm tra và đánh giá hoạt động giảm nghèo; nâng cao trình độ, nhận thức cho hộ nghèo.

Vì vậy, việc nghiên cứu triển khai đồng bộ nhóm giải pháp đã được trình bày tại chương 3 sẽ sớm đưa đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện Cư Kuin, tỉnh Đắk Lắk tiến đến thoát nghèo bền vững trong những năm tiếp theo.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về giảm nghèo đối với đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện cư kuin, tỉnh đắk lắk (Trang 94 - 99)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)