Đối với Trung ương

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về giảm nghèo đối với đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện cư kuin, tỉnh đắk lắk (Trang 92 - 94)

- Chú trọng nâng cao trình độ cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số: tiếp tục đảm bảo các nguồn lực để thực hiện có hiệu quả các chương trình mục tiêu quốc gia đối với lĩnh vực giáo dục như miễn giảm học phí, hỗ trợ sách giáo khoa, dụng cụ học tập… tuyên truyền để các hộ đồng bào dân tộc thiểu số nhận thức được tầm quan trọng trong việc học hành. Nâng cao chất lượng đào tạo, đào tạo nghề. Khuyến khích nguồn lao động nhàn rỗi tham gia học nghề

và làm việc trong khu vực phi nông nghiệp thay vì phụ thuộc vào nông nghiệp như trước đây.

- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền về chính sách, mục tiêu giảm nghèo sâu rộng đến các cơ quan, đơn vị, đến với toàn thể nhân dân để làm thay đổi và chuyển biến nhận thức về giảm nghèo, khơi dạy ý thức chủ động và vươn lên của người nghèo, tiếp nhận và sử dụng có hiệu quả chính sách và nguồn lực hỗ trợ của nhà nước, của cộng đồng để thoát nghèo, vươn lên trong cuộc sống.

- Phân loại đối tượng nghèo, để có hình thức hỗ trợ phù hợp. Đối với hộ nghèo thiếu vốn sản xuất, kinh doanh; giải quyết bằng vốn vay của Ngân hàng chính sách xã hội, tập trung các nguồn vốn tín dụng tạo mọi điều kiện cho người dân nghèo tiếp cận được nguồn vốn. Đối với hộ nghèo thiếu đất sản xuất cần hỗ trợ khai hoang, phục hóa đất sản xuất. Đối với các đơn vị không đủ đất sản xuất để hỗ trợ thì tổ chức hỗ trợ phát triển chăn nuôi, dạy nghề, tạo việc làm trong các doanh nghiệp hoặc tham gia xuất khẩu lao động. Đối với các nhóm hộ ỷ lại, chây ỳ thì làm tốt công tác tuyên truyền, phát huy người có uy tín, già làng để động viên khuyến khích.

- Tăng cường nguồn vốn vay hỗ trợ: bên cạnh nguồn vốn trung ương, tỉnh cần chú trọng chỉ đạo các đơn vị địa phương hàng năm ủy thác cho Ngân hàng chính sách Xã hội nguồn vốn để thực hiện bằng cách nâng mức lãi huy động, ngoài ra thu hút nguồn tài chính từ các tổ chức, nhân dân. Nâng cao mức cho vay nhằm phù hợp với tình hình thực tế đời sống, đồng thời kéo dài thời hạn tín dụng cho vay sát với nhu cầu và chu kỳ sản xuất. Bên cạnh đó, chú trọng rà soát các đối tượng, chương trình, điều kiện cho vay phù hợp.

- Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất: hiện nay, điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của đồng bào dân tộc thiểu số có nhiều hạn chế, có cơ sở hạ tầng về

“điện, đường, trường, trạm” còn khó khăn, do đó cần tăng cường đầu tư cơ sở hạ tầng, thúc đẩy kinh tế phát triển.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về giảm nghèo đối với đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện cư kuin, tỉnh đắk lắk (Trang 92 - 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)