Tổ chức thực hiện đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn về kỹ năng quản lý và chuyên môn nghiệp vụ quản lý cho đội ngũ quản lý giảm nghèo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về giảm nghèo đối với đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện cư kuin, tỉnh đắk lắk (Trang 85 - 86)

quản lý và chuyên môn nghiệp vụ quản lý cho đội ngũ quản lý giảm nghèo

Hồ Chí Minh từng nói, cán bộ là dây chuyển của bộ máy nối Đảng, Chính phủ với nhân dân, nối nhân dân với Đảng và Chính phủ. Nhiệm vụ của cán bộ là đem đường lối của Đảng và Nhà nước giải thích cho nhân dân hiểu để thi hành, đồng thời lãnh đạo, tổ chức việc thực hiện tốt. Cán bộ là người “đen tình hình, nguyện vọng của dân chúng” báo cáo với Đảng và Chính phủ để Đảng và Chính phủ đề ra chủ trương, chính sách phù hợp với nguyện vọng và lợi ích chính đáng của nhân dân. Vì vậy, “cán bộ là cái gốc của mọi công việc” và “huấn luyện cán bộ là công việc gốc của Đảng”.

Trước tiên, để làm tốt nhiệm vụ, người cán bộ, công chức phải có trình độ năng lực, đạo đức nghề nghiệp, có kinh nghiệm và tâm huyết. Thực tiễn cho thấy đội ngũ cán bộ thực hành là hết sức quan trọng, là nhân tố quyết định sự thành công của chương trình. Chỉ có cán bộ, công chức có trình độ năng lực, có kinh nghiệm và có tâm huyết mới chủ động đề xuất, tổ chức triển khai theo chương trình kế hoạch đúng mục tiêu và đảm bảo tiến độ thời gian.

Thực hiện có hiệu quả Nghị quyết 30a, tăng cường chính sách đào tạo cán bộ tại chỗ, đào tạo cán bộ chuyên môn, cán bộ y tế cơ sở cho con em ở các huyện nghèo tại trường đào tạo Bộ Quốc phòng; ưu tiên tuyển chọn quân

nhân hoàn thành nghĩa vụ quân sự là người của địa phương để đào tạo, bổ sung cán bộ cho địa phương. Có chính sách đào tạo, nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ, cơ sở; tổ chức tập huấn, đào tạo ngắn hạn, dài hạn cho đội ngũ cán bộ cơ sở thôn, bản, xã, huyện về kiến thức quản lý kinh tế - xã hội; xây dựng và quản lý chương trình, dự án, kỹ năng xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch. Thực hiện chính sách luân chuyển và tăng cường cán bộ tỉnh về huyện, từ huyện về xã đảm nhận các cương vị lãnh đạo chủ chốt để tổ chức triển khai thực hiện cơ chế, chính sách đối với các huyện nghèo.

Bố trí tăng cường nguồn ngân sách chương trình giảm nghèo cho công tác tập huấn. Cần phối kết hợp chặt chẽ hơn với các nỗ lực nâng cao năng lực, dưới hình thức các dự án tài trợ quốc tế và phối hợp với các cán bộ tập huấn từ các cơ quan nghiên cứu.

Bên cạnh đó, cần đổi mới mạnh mẽ, một cách đồng bộ tác phong và tư duy làm việc của các cấp chính quyền, Ban Chỉ đạo giảm nghèo, cán bộ, công chức phụ trách lĩnh vực, tăng cường tinh thần phục vụ, bám nắm địa bàn, tăng cường giao tiếp, trực tiếp với nhân dân để kịp thời đề xuất, áp dụng chính sách cho phù hợp.

Xây dựng kế hoạch để đào tạo, bồi dưỡng đối với cán bộ, công chức phụ trách nhằm bồi dưỡng kiến thức về công tác giảm nghèo, kịp thời nắm bắt những thay đổi về chính sách, phù hợp với từng giai đoạn; hoàn thiện các kỹ năng có thể giúp cải thiện đáng kể công tác tham vấn người dân và sự tham gia của người dân trong công tác ra quyết định; đồng thời mở rộng khả năng nâng cao vị thế và tăng cường giảm nghèo hiệu quả; chú trọng công tác tham quan, học tập kinh nghiệm giảm nghèo đối với các địa phương khác để áp dụng thực tế.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về giảm nghèo đối với đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện cư kuin, tỉnh đắk lắk (Trang 85 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)