Hệ thống chính sách giảm nghèo đối với đồng bào dân tộc thiểu số được chia thành các nhóm sau: Nhóm chính sách giảm nghèo toàn diện: Đó là các chính sách tổng hợp, nhằm mục tiêu cải thiện toàn diện các khía cạnh đời sống của các hộ nghèo, bao gồm các dự án tiếp cận dịch vụ, kết cấu hạ tầng; hỗ trợ sản xuất, thúc đẩy sản xuất hàng hóa và liên kết thị trường, đào tạo
nghề, tạo điều kiện phát triển các mặt của đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội cho đồng bào (Chương trình 135, Chương trình 30a; Chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo...) Nhóm các chính sách có tác động trực tiếp hoặc gián tiếp nâng cao đời sống nhân dân mang tầm quốc gia. Các chính sách này với các chủ trương tiếp cận theo mục tiêu, tập trung vào một số lĩnh vực cụ thể, thiết thực đặt ra từ thực tế đời sống kinh tế, xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (chương trình mục tiêu quốc gia về nước sạch; giáo dục đào tạo, giải quyết việc làm; dân số, kế hoạch hóa gia đình; chương trình xây dựng nông thôn mới...). Các chính sách theo vùng. Đó là các chính sách có trọng tâm hỗ trợ cho một số vùng nhất định. Chính sách giảm nghèo tiếp cận theo ngành. Chính sách này tập trung hỗ trợ theo từng lĩnh vực cụ thể như giáo dục, chăm sóc sức khỏe cho người nghèo, nước sạch, trồng rừng… Các chính sách tiếp cận đặc trưng cho nhóm nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số như chính sách hỗ trợ một số dân tộc đặc biệt khó khăn; những dân tộc đặc biệt ít người... Các nhóm chính sách trên thông qua các dự án, các chương trình nhằm tạo điều kiện phát triển sản xuất, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho đồng bào các dân tộc thiểu số, đưa vùng này thoát khỏi tình trạng nghèo nàn, lạc hậu, chậm phát triển; tạo điều kiện cho hộ nghèo tiếp cận với các dịch vụ xã hội và hoạt động nâng cao nhận thức, năng lực giảm nghèo. Kết quả thực hiện các chính sách trên địa bàn huyện giai đoạn 2011 – 2016 như sau:
- Chính sách tín dụng ưu đãi của Ngân hàng chính sách xã hội: tổng số hộ được vay vốn 19.446 lượt hộ, tổng dư nợ 992 tỷ đồng.
- Chính sách khuyến nông, khuyến lâm: được thực hiện kịp thời, với tổng kinh phí khoản 2 tỷ đồng, với các nguồn hàng: như hỗ trợ hạt giống cà phê, tiêu, ngan, gà…
- Chương trình dân số, y tế, kế hoạch hóa gia đình: Đã đảm bảo cho người nghèo tiếp cận các dịch vụ y tế, tỷ lệ trẻ em bị suy dinh dưỡng hàng
năm 0,66%/năm, tỷ lệ phát triển dân số trung bình 1,29%/năm. Cấp thẻ BHYT cho các đối tượng được 33.668 lượt thẻ.
- Hỗ trợ sách giáo khoa, vỡ viết, dụng cụ học tập với 16.427 lượt thụ hưởng, số tiền trên 7 tỷ đồng; hỗ trợ chi phí học tập cho học sinh sinh viên là 42.915 trường hợp, với 33,5 tỷ đồng. Hỗ trợ chế độ nuôi dưỡng trẻ 5 tuổi, với 3.324 trường hợp, số tiền hơn 6,3 tỷ đồng…
- Về đào tạo nghề: đào tạo nghề cho lao động nông thôn được 23 lớp, kinh phí trên 2,1 tỷ đồng; có 4.833 trường hợp được đào tạo ngắn hạn, trong đó có 2.308 trường hợp đào tạo ngắn hạn cho lao động nông thôn.
- Trợ giúp pháp lý cho người nghèo được 09 đợt, với 505 lượt người tham dự, 513 vụ việc yêu cầu về lĩnh vực đất đai, dân sự, hành chính…[32, tr.4, tr.5].
- Một số chính sách khác được triển khai kịp thời đến đối tượng thụ hưởng.
Từ thụ hưởng những chính sách trên đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào các dân tộc đã được nâng lên rõ rệt, an ninh quốc phòng được giữ vững, khối đại đoàn kết các dân tộc được tăng cường và củng cố. Đồng bào các dân tộc tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, vào các chủ trương, chính sách của Nhà nước. Đồng bào dân tộc thiểu số ở nhiều nơi đã từ bỏ phương thức canh tác lạc hậu, ổn định định canh, định cư để phát triển sản xuất, nâng cao đời sống, xóa đói giảm nghèo, tăng thu nhập. Hệ thống chính trị ngày càng được tăng cường và củng cố. Bộ mặt nông thôn, vùng đồng bào các dân tộc thiểu số thay đổi và có nhiều khởi sắc.
2.2.4. Thực trạng bộ máy quản lý nhà nước về giảm nghèo đối với đồng bào dân tộc thiểu số huyện Cư Kuin, tỉnh Đắk Lắk