Bài học tham khảo cho huyện Cư Kuin

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về giảm nghèo đối với đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện cư kuin, tỉnh đắk lắk (Trang 47 - 50)

Từ những kinh nghiệm của các địa phương trong thực hiện giảm nghèo đối với đồng bào dân tộc thiểu số, bài học kinh nghiệm cho huyện Cư Kuin như sau:

Một là, trong quản lý nhà nước về giảm nghèo cần có sự tập trung chỉ đạo của cấp ủy Đảng, sự tham gia vào cuộc của cả hệ thống chính trị: Cấp uỷ, chính quyền huyện cần tập trung chỉ đạo các ban ngành, đoàn thể, các xã, thôn, buôn xây dựng kế hoạch cụ thể, phân công cán bộ, đảng viên phụ trách từng hộ nghèo để tư vấn, giúp đỡ về mọi mặt, đến từng hộ để khảo sát, tìm hiểu kỹ về gia cảnh, động viên, thuyết phục họ nỗ lực phấn đấu vươn lên. Với xã có hộ nghèo chủ yếu là người đồng bào dân tộc thì cán bộ làm quản lý nhà nước về giảm nghèo biết tiếng dân tộc là rất quan trọng, đây là điều kiện để cán bộ trực tiếp vận động các hộ nghèo, thuyết phục, động viên hiệu quả hơn. Đối với những xã không có đủ nguồn lực tài chính và xây dựng nội dung, chương trình trình cho cán bộ học tiếng dân tộc, huyện, cần chủ động tổ chức đào tạo phù hợp.

Hai là, chú trọng công tác tuyên truyền, nâng cao ý thức, ý chí phấn đấu thoát nghèo cho hộ nghèo: Việc này không chỉ thực hiện bằng các biện pháp tuyên truyền, thuyết phục thông thường. Thực tế, một bộ phận người dân khi còn được hưởng nhiều lợi ích của hộ nghèo vẫn muốn được ở diện hộ nghèo để tiếp tục thụ hưởng các hỗ trợ của Nhà nước. Ngoài ra, có tình trạng hộ

nghèo muốn tách hộ để trở thành nhiều hộ nghèo và được hưởng lợi nhiều hơn từ các chương trình giảm nghèo. Để người dân thực sự muốn thoát nghèo, đặc biệt đối với những hộ mới thoát nghèo, Nhà nước cần duy trì một số chính sách để họ được hưởng các lợi ích có được của hộ nghèo trong một thời gian nhất định để họ có điều kiện phát triển kinh tế giúp thoát nghèo bền vững.

Ba là, đánh giá, rà soát phân loại hộ nghèo để có giải pháp cụ thể cho từng loại. Để quản lý nhà nước về giảm nghèo có hiệu quả, bắt buộc có chính sách hỗ trợ cho hợp lý, sát đúng với yêu cầu thực tiển hộ gia đình. Như hộ thiếu đất sản xuất thì đưa vào diện thiếu đất sản xuất, hộ thiếu sức lao động thì đưa vào diện thiếu sức lao động, … trong thực hiện chính sách đối với các đôi tượng này thì phải phân loại, có phương án hỗ trợ riêng.

Bốn là, chú trọng công tác cán bộ: Cốt lõi cho mọi kế hoạch giảm nghèo là đội ngũ cán bộ trực tiếp tổ chức thực hiện. Thực tế ở cơ sở cho thấy, năng lực của cán bộ còn yếu, sự nhiệt tình, quan tâm tới đời sống của người dân chưa cao; không nhiều cán bộ làm công tác xóa đói giảm nghèo thông thạo tiếng dân tộc là rào cản lớn trong công tác tuyên truyền, vận động. Do vậy, cần có kế hoạch cụ thể về công tác cán bộ. Một trong những giải pháp quan trọng là đào tạo, bồi dưỡng cán bộ là người dân tộc để thuyết phục, hướng dẫn đồng bào thoát nghèo.

Năm là, thực hiện có hiệu quả các chính sách hỗ trợ của nhà nước, trong quá trình thực hiện chú trọng công tác thanh tra, kiểm tra, đánh giá việc thực hiện, nhằm kịp thời phát hiện, chấn chỉnh những sai sót, khắc phục những tồn tại hạn chế, rút ra bài học kinh nghiệm cho thời gian tới.

Tiểu kết chương 1

Giảm nghèo có vai trò quan trọng, tạo tiền đề cơ sở cho sự phát triển của xã hội, là chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước, chủ trương này hình thành ngay từ khi đất nước mới độc lập, được thể hiện trong các văn kiện đại hội Đảng. Trong quản lý nhà nước về giảm nghèo, thì quản lý nhà nước về giảm nghèo đối với đồng bào dân tộc thiểu số được quan tâm chú trọng. Trong chương 1 này, tác giả đã luận giải có khoa học những vấn đề lý luận liên quan đến công tác quản lý nhà nước về giảm nghèo đối với đồng bào dân tộc thiểu số, gồm: các khái niệm liên quan đến nghèo và giảm nghèo, khái niệm về đồng bào dân tộc thiểu số; quản lý nhà nước về giảm nghèo đối với đồng bào dân tộc thiểu số; nội dung quản lý nhà nước nhà nước về giảm nghèo đối với đồng bào dân tộc thiểu số, về xây dựng và tổ chức thực hiện chiến lược, chương trình giảm nghèo đối với đồng bào dân tộc thiểu số; xây dựng và tổ chức thực hiện thể chế quản lý nhà nước về giảm nghèo đối với đồng bào dân tộc thiểu số; xây dựng và tổ chức thực hiện chính sách về giảm nghèo đối với đồng bào dân tộc thiểu số; xây dựng và hoàn thiện bộ máy, xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ quản lý và chuyên môn, hỗ trợ và huy động nguồn lực tài chính, thanh tra và kiểm tra hoạt động giảm nghèo đối với đồng bào dân tộc thiểu số.Sự cần thiết quản lý nhà nước về giảm nghèo đối với đồng bào dân tộc thiểu số. Kinh nghiệm giảm nghèo đối với đồng bào dân tộc thiểu số và bài học tham khảo cho huyện Cư Kuin.

CHƯƠNG 2:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về giảm nghèo đối với đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện cư kuin, tỉnh đắk lắk (Trang 47 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)