Khái quát về điều kiện phát triển của huyện Cư Kuin, tỉnh Đắk Lắk

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về giảm nghèo đối với đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện cư kuin, tỉnh đắk lắk (Trang 50 - 55)

2.1. Khái quát về điều kiện phát triển và thực trạng nghèo của đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện Cư Kuin đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện Cư Kuin

2.1.1. Khái quát về điều kiện phát triển của huyện Cư Kuin, tỉnh Đắk Lắk Lắk

Bảng 2.1 khái quát về điều kiện phát triển của huyện Cư Kuin, tỉnh Đắk

Lắk.

Nội dung ĐV tính

Năm

2011 2012 2013 2014 2015 2016

Diện tích Ha 28.830 28.830 28.830 28.830 28.830 28.830

Quy mô dân số Người 100.811 101.559 102.323 103.080 103.842 105.016 Dân số đồng bào

dân tộc thiểu số Người 32.162 32.401 32.644 32.886 33.129 33.494 Mật độ dân số Người/km2 349,7 352,3 354,9 357,5 360,2 364,3 Địa giới hành chính Xã 8 8 8 8 8 8 Giá trị sản xuất(giá hiện hành) Tỷ đồng 3.264,015 3.682,950 3.985,687 4.461,186 5.210,810 5.832,160 Cơ cấu kinh tế theo

giá hiện hành % 100 100 100 100 100 100 - NLN % 70,37 67,84 61,69 60,50 58,69 56,15 - CN-XD % 9,55 11,58 18,27 17,98 19,21 21,60 - TM-DV % 20,08 20,58 20,04 21,52 22,09 22,25 Giá trị sản xuất bình

quân trên đầu người (giá hiện hành) Triệu đồng 32,38 36,26 38,95 43,28 50,18 55,54

2.1.1.1. Điều kiện tự nhiên

- Vị trí địa lý: huyện Cư Kuin nằm ở phía Nam trung tâm tỉnh Đắk Lắk,

trung tâm cách thành phố Buôn Ma Thuột 22 km theo Quốc lộ 27. Là một huyện được thành lập theo Nghị định số 137/2007/NĐ-CP, ngày 27 tháng 8 năm 2007 của Chính phủ trên cơ sở điều chỉnh địa giới hành chính huyện Krông Ana, có tổng diện tích 28.830 ha, 105.016 nhân khẩu, trong đó đồng bào dân tộc thiểu số chiếm 31,89%, trung tâm huyện được quy hoạch ở cạnh Quốc lộ 27 trên địa bàn xã Dray Bhăng.

Toàn huyện gồm có 08 đơn vị hành chính cấp xã là xã: Ea Tiêu, Ea Ktur, Ea Bhốk, Hòa Hiệp, Dray Bhăng, Ea Ning, Ea Hu và Cư Êwi.

Độ cao trung bình 400 - 500m so với mặt nước biển; độ dốc trung bình từ 0 - 80. Đây là vùng địa hình cho ưu thế phát triển cây công nghiệp dài ngày như cà phê, cao su, tiêu có năng suất cao. Trên địa bàn huyện có con sông Krông Ana chảy dọc theo ranh giới phía Nam với dòng chảy bình quân 125 m3/s, đổ vào sông Sêrêpốk, tạo nên vùng bồi đắp có thể khai thác cát xây dựng. Ngoài ra còn có hệ thống suối, ao hồ, kênh phong phú với 42 hồ đập như: hồ Ea Bông, Ea Ktur, Ea Bhôk, Ea Hu, Ea Sim… cung cấp nguồn nước lớn cho huyện.

Từ vị trí địa lý thuận lợi trên, do đó huyện có điều kiện để giao lưu kinh tế, văn hoá, khoa học công nghệ từ các vùng khác, ngoài ra điều kiện thời tiết hết sức thuận lợi cho phát triển nông nghiệp, đặc biệt là cây công nghiệp lâu năm.

- Tài nguyên đất: diện tích đất nông nghiệp trên địa bàn là 24.122,7 ha,

chiếm 83,67% tổng diện tích tự nhiên; đất phi nông nghiệp là 4.005,5 ha, chiếm 13,89% tổng diện tích tự nhiên; đất chưa sử dụng 701,9 ha, chiếm 2,43%.

- Tài nguyên nước: Cư Kuin có hệ thống sông suối dày đặc, có nhiều

suối như: hồ Ea Bông, Ea Ktur, Ea Bhôk, Ea Hu, Ea Sim… hầu hết các suối đều đổ nước về sông Krông Ana. Ngoài ra, còn có hệ thống hồ nhân tạo khá phong phú, diện tích mặt hồ 382,6 ha. Đây là nguồn nước mặt với trữ lượng lớn ,đảm bảo cho nhu cầu sản xuất nông nghiệp của các xã trong huyện. Nước ngầm ở huyện cũng khá phong phú, chất lượng nước rất tốt với độ khoáng hóa đặc trưng từ 0,03 - 0,27 g/l, pH 5,7 - 6,8, có thể khai thác, xử lý và cung cấp cho các nhu cầu dân sinh, kinh tế.

- Tài nguyên rừng: diện tích đất lâm nghiệp còn 865,10 ha, chiếm 3,0% diện tích tự nhiên; chủ yếu tập trung ở 3 xã Hoà Hiệp 318,2 ha, Ea Tiêu 169,7 ha, Dray Bhăng 272,8 ha, còn lại các xã khác Cư Êwi 37,30 ha, Ea Bhốk 62,10 ha, Ea Hu 5 ha. Diện tích đất lâm nghiệp trên địa bàn chủ yếu là rừng trồng và đất chưa có rừng (rừng trồng 566,70 ha, đất chưa có rừng 298,40 ha).

- Tài nguyên khoáng sản: cấu trúc địa chất đơn giản, khoáng sản trong

vùng chủ yếu là cát xây dựng, đá xây dựng và sét của huyện có trữ lượng khá và được các tổ chức, cá nhân đầu tư khai thác, sản xuất phục vụ cho cả tỉnh; góp phần phát triển kinh tế - xã hội của huyện.

- Tài nguyên phát triển du lịch: Trên địa bàn có nhiều ao hồ, sông suối

ngoài việc cung cấp nước tưới cho cây công nghiệp, còn tạo nên cảnh quan và cải thiện điều kiện môi trường cho địa bàn, như hồ Ea Bông, có hồ Ea Ning, suối Tiên, suối nước nóng, các Bến nước... Bên cạnh đó, các cộng đồng dân cư là vùng đồng bào dân tộc tại chỗ cùng với nền văn hoá phi vật thể không gian văn hoá Cồng chiêng đã được UNESCO công nhận, còn lưu giữ được khá nhiều những di sản văn hoá như: Cồng Chiêng, nhà dài, di tích nhà Bảo đại, nhà văn hoá cộng đồng, dệt thổ cẩm truyền thống, Lễ hội cầu mưa, Lễ hội

cúng Bến nước. Từ những điều kiện trên, huyện có những tiềm năng về phát triển du lịch.

- Tài nguyên nhân văn: Huyện Cư Kuin là nơi hội tụ của nhiều dân tộc

anh em cùng chung sống. Toàn huyện có 20 dân tộc anh em, chiếm 32% dân số, mỗi dân tộc có tiếng nói, phong tục tập quán riêng.Từ mỗi thành phần dân tộc tạo nên bản sắc và truyền thống văn hóa nói riêng.

2.1.1.2. Điều kiện kinh tế

Nền kinh tế tăng trưởng cao, tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất bình quân giai đoạn 2011 – 2016, đạt 10-12%. Năm 2016, tổng giá trị sản xuất đạt 5.832,160 tỷ đồng, tăng 78,68% so với năm 2011; cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tiến bộ, năm 2011 tỷ trọng ngành nông - lâm - ngư nghiệp chiếm 70,37%, năm 2016 giảm xuống còn 56,15%; ngành công nghiệp - xây dựng từ 9,55% tăng lên 21,6%, ngành thương mại – dịch vụ 20,08%, tăng lên 22,25%.

2.1.1.3. Điều kiện xã hội

Sự nghiệp Giáo dục – Đào tạo là một điểm nhấn tiêu biểu. Duy trì bền vững phổ cập GDTHCS, PCGDTHĐĐT, PC GDMN cho trẻ 5 tuổi; 92% thôn, buôn có trường, lớp mẫu giáo; kiên cố hóa trường lớp học đạt 75%.

Phong trào “Toàn dân xây dựng đời sống văn hóa” tiếp tục được phát triển sâu rộng trong cộng đồng dân cư, tỷ lệ gia đình văn hóa được công nhận từ 52,52% năm 2011 lên 73% năm 2016; số thôn buôn văn hóa được công nhận từ 30% năm 2011 lên 50% năm 2016; cơ quan, đơn vị văn hóa được công nhận từ 45% lên 87 [31,tr,15].

Toàn huyện đã có 100% xã đạt Chuẩn Quốc gia về y tế. Thực hiện có hiệu quả công tác kế hoạch hóa gia đình, tỷ suất sinh giảm bình quân hàng

năm 0,25%0; tỷ lệ tăng dân số tự nhiên bình quân 1,15%; giảm tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng từ 22,42% năm 2011 xuống còn 16,4% năm 2016.

Chính sách dân tộc, chính sách an sinh xã hội trên địa bàn huyện có nhiều chuyển biến tích cực, đặc biệt là việc thực hiện Nghị quyết số 04- NQ/TU, ngày 17/11/2004 của Tỉnh ủy ĐắkLắk; Chương trình 135; Chương trình 102; Chương trình 775; Thực hiện theo đúng quy định chính sách đối với người có uy tín trong đồng bào DTTS..., góp phần nâng cao đời sống ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

Người nghèo đã tiếp cận các dịch vụ xã hội, các chính sách hỗ trợ từ đó có điều kiện vươn lên thoát nghèo như: chính sách hỗ trợ cho vay vốn, chính sách hỗ trợ về y tế, giáo dục, nhà ở, điện thắp sang. Công tác đào tạo nghề và giải quyết việc làm được chú trọng, hàng năm đã giải quyết việc làm bình quân cho hơn 2.000 lao động, đã đào tạo nghề cho 1.200 lao động. Là một huyện mới thành lập nhưng đã trích ủy thác cho Phòng Giao dịch NHCSXH trên 6 tỷ đồng để cho vay hộ nghèo, thực hiện việc hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà ở cho hộ nghèo từ các nguồn vốn, … từ các giải pháp tích cực trên đã góp phần giảm số hộ nghèo từ 23,6% năm 2008, xuống 5,86% năm 2015 (chuẩn nghèo cũ) [30.tr.16].

2.1.1.4. Điều kiện quốc phòng, an ninh

Công tác quốc phòng được triển khai tích cực; chú trọng xây dựng tiềm lực khu vực phòng thủ, tăng cường thế trận quốc phòng toàn dân; triển khai xây dựng lực lượng Dân quân tự vệ đạt 1,36 so với dân số.

Thực hiện chương trình quốc gia phòng chống tội phạm có hiệu quả, phối hợp tốt các lực lượng triển khai nhiều biện pháp đảm bảo an ninh trật tự trên địa bàn.

2.1.2. Thực trạng nghèo của đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện Cư Kuin, tỉnh Đắk Lắk

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về giảm nghèo đối với đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện cư kuin, tỉnh đắk lắk (Trang 50 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)