nghèo đối với đồng bào dân tộc thiểu số
- Đa dạng hóa nguồn tài chính; ban hành chính sách khuyến khích các doanh nghiệp, các nhà đầu tư thuộc mọi thành phần kinh tế đầu tư vào các vùng dân tộc thiểu số; tăng cường khai thác các nguồn vốn từ hợp tác quốc tế, thành lập quỹ phát triển cho vùng dân tộc thiểu số.
- Tăng ngân sách nhà nước hàng năm cho việc thực hiện chính sách dân tộc và cho đầu tư phát triển các vùng dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn.
- Tăng cường công tác quản lý, thanh tra, kiểm tra tài chính, nhằm chống thất thoát, lãng phí, nâng cao hiệu quả, chất lượng đầu tư và thực hiện chính sách dân tộc.
Đầu tư xoá đói, giảm nghèo là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước, đó là một trong những vấn đề cơ bản của chính sách xã hội hướng vào phát triển con người nói chung và người nghèo nói riêng, tạo cơ hội hoà nhập vào quá trình phát triển kinh tế xã hội. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng kêu gọi đồng bào cả nước phát huy tinh thần thân ái “lá lành đùm lá rách”, “tương thân tương ái’ để cứu giúp người nghèo đói. Phong trào hũ gạo cứu dân và tuần lễ vàng kiến quốc đã được Người phát động và nêu gương bằng cử chỉ
cao quý mỗi tuần nhịn một bữa ăn để dành gạo cứu đói. Bằng cách đó, Người đã huy động được sức mạnh vật chất và tinh thần của cả dân tộc vào cuộc vận động này. Chủ tịch Hồ Chí Minh còn để lại lời căn dặn về trách nhiệm và tinh thần của Đảng và Nhà nước đối với cuộc sống của nhân dân “hễ dân đói là Đảng và Chính phủ có lỗi, hễ dân rét là Đảng và Chính phủ có lỗi, hễ dân ốm đau, bệnh tật là Đảng và Chính phủ có lỗi, hễ dân không được học hành là Đảng và Chính phủ có lỗi”. Tư tưởng đó là sợi chỉ đỏ xuyên suốt trong các chính sách của Đảng và Nhà nước về xoá đói, giảm nghèo. Qua đó góp phần tạo động lực thực hiện mục tiêu "dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh" mà bước đầu là thực hiện có hiệu quả sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước những năm đầu thế kỉ XXI.
Bằng nguồn lực của Nhà nước và toàn xã hội, tăng cường hỗ trợ xây dựng kết cấu hạ tầng, cho vay vốn, trợ giúp đào tạo nghề, cung cấp thông tin, chuyển giao công nghệ, giúp đỡ tiêu thụ sản phẩm... đối với những vùng người nghèo và nhóm dân cư nghèo, chủ động di dời một bộ phận nhân dân không có đất canh tác, môi trường không thuận lợi, khuyến khích mọi người ở