điều kiện đối tượng là đồng bào dân tộc thiểu số
Xây dựng kế hoạch giảm nghèo cần xuất phát từ điều kiện, đảm bảo phù hợp với điều kiện đối tượng là đồng bào dân tộc thiểu số; cần xác định rõ lộ trình và cụ thể hóa mục tiêu, nhiệm vụ của kế hoạch; xác định vai trò trách nhiệm và phân công nhiệm vụ cụ thể cho các cơ quan, đơn vị liên quan triển khai thực hiện. Đồng thời xác định rõ công tác phối hợp giữa các ngành, các cấp, các tổ chức đoàn thể nhằm phát huy tối đa các nguồn lực hỗ trợ thực hiện mục tiêu giảm nghèo.
Mở rộng và tạo điều kiện để tăng cường sự tham gia của người dân từ việc xây dựng kế hoạch giảm nghèo, triển khai thực hiện kế hoạch. Khi xây dựng và triển khai kế hoạch giảm nghèo cần quan tâm nguồn lực thực hiện, tập trung nguồn nhân lực đủ mạnh để triển khai có hiệu quả, vì hiện nay nhiều chính sách được triển khai, nhưng chưa đạt kết quả như mong muốn như chính sách hỗ trợ về giáo dục và đào tạo, hỗ trợ chi phí học tập đối với học sinh, do ảnh hưởng nguồn kinh phí do đó việc chi trả chưa được kịp thời, gây nên nhiều ý kiến kiến nghị của nhân dân.
Việc thực hiện kế hoạch giảm nghèo phải kết hợp một cách chặt chẽ, đồng bộ giữa việc thực hiện các mục tiêu giảm nghèo với quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội; trong giai đoạn hiện nay, một mặt tạo ra môi
trường, cơ hội thuận lợi, mặc khác phải hỗ trợ hữu hiệu cho hộ nghèo về tri thức (trình độ học vấn, tay nghề…), giúp họ tiếp cận được các nguồn lực phát triển (vốn, kỹ thuật, thông tin thị trường…); động viên hộ nghèo, người nghèo tăng cường phát huy nội lực, chủ động, nỗ lực, có niềm tin và ý chí vươn lên thoát nghèo.
Triển khai kế hoạch chú trọng nâng cao xã hội hóa, trên cơ sở tăng cường hơn nữa trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền và cộng đồng xã hội và của chính bản thân hộ nghèo, người nghèo.