Nguyên nhân hạn chế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về giảm nghèo đối với đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện cư kuin, tỉnh đắk lắk (Trang 74 - 78)

2.3.3.1. Nguyên nhân khách quan

- Do điều kiện kinh tế - xã hội của khu vực đồng bào dân tộc thiểu số có xuất phát điểm thấp, mặt bằng dân trí nói chung còn hạn chế; hệ thống cơ

sở hạ tầng thiết yếu chưa đảm bảo; trình độ sản xuất của đồng bào vẫn còn dựa trên nền tảng đơn giản, lạc hậu, chủ yếu là tự cung, tự cấp;

- Do xuất phát từ trình độ dân trí thấp một bộ phần hộ nghèo là đồng bào dân tộc thiểu số không đáp ứng được việc áp dụng tiến bộ khoa học, ứng dụng công nghệ vào cuộc sống, từ đó công việc không ổn định, thu nhập bấp bênh; tâm lý của người đồng bào dân tộc thiểu số không muốn xa nơi cư trú, nên hiệu quả công tác đào tạo nghề, xuất khẩu lao động đối với người đồng bào dân tộc thiểu số chưa cao; một bộ phận hộ nghèo đồng bào dân tộc thiểu số còn ỷ lại, trông chờ sự hưởng lợi từ chính sách ưu đãi đối với hộ nghèo, lười lao động, không có ý chí vươn lên thoát nghèo.

2.3.3.2. Nguyên nhân chủ quan

- Công tác thông tin truyền thông, tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng, nhà nước đối với hộ nghèo đồng bào dân tộc thiểu số còn nhiều hạn chế;

- Đội ngũ công chức cấp xã, huyện phụ trách lĩnh vực chính sách, giảm nghèo khi được tuyển dụng đa số được đào tạo trái ngành nghề với lĩnh vực được phân công phụ trách; bên cạnh đó do các xã bố trí công chức không phù hợp, lĩnh vực văn hóa – xã hội bố trí 01 biên chế, do khối lượng công việc khá lớn nên thường hợp đồng ngoài chỉ tiêu biên chế để phụ trách lĩnh vực trên, phụ cấp thấp nên người lao động không mặn mà với công việc dẫn đến thay thế nhân sự nhiều lần.

- Ủy ban nhân dân huyện chưa có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ làm công tác quản lý nhà nước về giảm nghèo phù hợp với từng giai đoạn, chưa chú trọng công tác tham quan, học tập kinh nghiệm giảm nghèo đối với các địa phương khác để áp dụng thực tế.

- Nhận thức của một số cán bộ, công chức, tổ chức đoàn thể ở các cấp, các ngành chưa nhất quán, thiếu trách nhiệm phối hợp trong công tác giảm nghèo - giải quyết việc làm, chưa coi công tác giảm nghèo - giải quyết việc làm là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị dưới sự lãnh đạo của các cấp uỷ Đảng.

- Ngân sách địa phương có hạn, chưa phân bổ đầu tư vào chương trình giảm nghèo - giải quyết việc làm, trong thời gian qua chủ yếu tuân thủ các nguồn vốn của Trung ương để thực hiện chương trình như cho hộ nghèo vay vốn, xuất khẩu lao động, giải quyết việc làm… Ủy ban nhân dân tuy có ủy thác để Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện cho vay vốn đối với hộ nghèo, hàng năm từ 500 triệu đến 01 tỷ đồng, tuy nhiên vẫn còn thấp so với nhu cầu. Chưa chú trọng việc huy động vốn từ nhân dân. Nguồn vốn cho vay hỗ trợ hộ nghèo còn thấp, chưa tạo động lực để hộ nghèo vươn lên thoát nghèo.

- Công tác thanh tra, kiểm tra, chưa thường xuyên, do đó việc đánh giá việc thực hiện chương trình có đạt mục đích đề ra hay không? Những khó khăn, vướng mắc cần chấn chỉnh chưa được kịp thời. Công tác tổng kết, đánh giá hoạt động giảm nghèo đối với đồng bào dân tộc thiểu số chưa được chú trọng, chủ yếu thực hiện bằng hình thức báo cáo bằng văn bản theo chỉ đạo của cấp trên, do đó chưa đánh giá sát thực việc triển khai thực hiện chương trình, kế hoạch giảm nghèo trên địa bàn, chưa chỉ ra được những khó khăn, vướng mắc, tồn tại cần khắc phục để đề ra phương hướng thời gian tới.

Tiểu kết chương 2

Công tác xóa đói giảm nghèo đối với đồng bào dân tộc thiểu số là chủ trương lớn của đảng và nhà nước và là sự nghiệp của toàn dân, những năm qua công tác này đã đạt được những kết quả đáng kể góp phần quan trọng trong việc ổn định kinh tế - chính trị của huyện.

Bên cạnh những kết quả đạt được, hiện nay công tác xóa đói giảm nghèo đối với đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện Cư Kuin nhìn chung còn nhiều hạn chế như: hệ thống chính sách chưa phù hợp, trong xây dựng và kiện toàn bộ máy về giảm nghèo giảm nghèo chưa bền vững, nhiều xã, thôn, buôn có tỷ lệ nghèo còn cao, trong xây dựng và kiện toàn bộ máy, phát triển đội ngủ cán bộ quản lý và chuyên môn còn nhiều bất cập, huy động nguồn lực còn hạn chế, công tác thanh tra, kiểm tra, đánh giá chưa được quy định rõ ràng, thực hiện chưa đảm bảo.

Thực trạng tồn tại này do nhiều nguyên nhân khác nhau như điều kiện kinh tế - xã hội khu vực đồng bào dân tộc thiểu số, trình độ dân trí không đồng đều, công tác thông tin truyền thông hạn chế, đội ngủ công chức chưa đáp ứng yêu cầu, ngân sách nhà nước hỗ trợ còn chưa đảm bảo.

Với tình hình đặc điểm và những nguyên nhân tồn tại, yếu kém trong quản lý nhà nước về giảm nghèo đối với đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện Cư Kuin, tỉnh Đắk Lắk cần thiết phải có các giải pháp phù hợp để nâng cao hiệu quả công tác giảm nghèo đối với đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện Cư Kuin trong thời gian tới, nhằm đáp ứng tình hình, yêu cầu nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương.

CHƯƠNG 3:

PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢIPHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về giảm nghèo đối với đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện cư kuin, tỉnh đắk lắk (Trang 74 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)