Cụ thể hóa các chính sách giảm nghèo phù hợp đối với đồng bào dân tộc thiểu số

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về giảm nghèo đối với đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện cư kuin, tỉnh đắk lắk (Trang 86 - 88)

- Trước tiên, chúng nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách giáo dục, đặc biệt là công tác nâng cao trình độ học vấn cho hộ nghèo, nhất là hộ nghèo đồng bào dân tộc thiểu số là điều quan trọng và mang tính chiến lược dài hạn góp phần vào quá trình giảm nghèo cho hộ nghèo. Thực hiện có hiệu quả các chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo đã có khá nhiều chính sách hỗ trợ về giáo dục cho hộ nghèo, dân tộc thiểu số như miễn giảm học phí, hỗ trợ sách giáo khoa, dụng cụ học tập… Tuyên truyền, giáo dục về nhận thức tầm quan trọng của việc học đối với tương lai của các em học sinh dân tộc thiểu số. Kết quả điều tra cho thấy, hộ nghèo và hộ đồng bào dân tộc thiểu số thường ít quan tâm đến việc học của con cái hơn so với chủ hộ là người Kinh. Vì vậy, cần giáo dục, tuyên truyền cho chủ hộ nhận thức được tầm quan trọng của việc đi học đối với thế hệ con cháu của họ bằng những việc làm cụ thể, thiết thực, gần gũi với đời sống và nhận thức của người dân.

- Nâng cao chất lượng đào tạo, đào tạo nghề. Khuyến khích nguồn lao động nhàn rỗi tham gia học nghề và làm việc trong khu vực phi nông nghiệp thay vì phụ thuộc vào nông nghiệp như trước đây.

- Hộ nghèo đồng bào dân tộc đa số sản xuất nông nghiệp, mà sản xuất còn dựa vào kinh nghiệm truyền miệng là chủ yếu, vẫn có những đợt tập huấn khuyến nông nhưng hiệu quả của các chương trình này chưa cao và người dân vẫn chưa áp dụng những gì đã học vào sản xuất. Để làm được điều này cần có nguồn lực cán bộ hỗ trợ từ Trung ương đến địa phương, có sự phối hợp giữa các trung tâm nghiên cứu với các dự án chương trình xóa đói giảm nghèo theo một quy trình chặt chẽ, khoa học. Xây dựng, nhân rộng có hiệu quả các mô hình phát huy lợi thế địa phương, triển khai khôi phục, truyền dạy nghề truyền thống của đông bào dân tộc thiểu số như dệt thổ cẩm…

- Hướng dẫn triển khai ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, bên cạnh các lớp dạy nghề, người dân tìm hiểu qua sách, báo, mạng Internet,

Chính quyền cần tổ chức các buổi hội thảo giới thiệu sản phẩm (có sự giám sát của các đơn vị chức năng), nhằm giới thiệu những sản phẩm có tính ứng dụng cao, hiệu quả trong sản xuất.

- Chú trọng tuyên truyền để hộ nghèo có tinh thần tự lực, tự cường, có ý chí vươn lên thoát nghèo, trước tiên phải làm tốt công tác đối thoại với nhân dân, qua đó, cần trao đổi về chủ trương, đường lối của đảng, chính sách pháp luật của nhà nước, đồng thời lồng ghép việc tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người dân về công tác giảm nghèo, nêu gương điển hình về công tác giảm nghèo. Để công tác này đạt hiệu quả, chúng ta cần phải tận dụng có triệt để các đối tượng là người uy tín, Già làng, Trưởng bản và người làm ăn, kinh doanh giỏi trong đồng bào dân tộc thiểu số và đội ngũ cán bộ thôn, buôn nhằm thay đổi tư duy của người nghèo, nhận thức, không trông chờ, ỷ lại nhà nước, phải có ý chí quyết tâm vươn lên thoát nghèo, nhằm khơi dậy tinh thần tự lực vươn lên thoát nghèo, xóa bỏ tư tưởng muốn trở thành hộ nghèo để nhận các chính sách ưu đãi của Nhà nước.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về giảm nghèo đối với đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện cư kuin, tỉnh đắk lắk (Trang 86 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)