Mục tiêu về giảm nghèo của huyện Cư Kuin

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về giảm nghèo đối với đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện cư kuin, tỉnh đắk lắk (Trang 82 - 84)

3.1.3.1. Mục tiêu chung

Tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức của các cấp ủy đảng, chính quyền, các tổ chức chính trị – xã hội và nhân dân đối với công tác giảm nghèo bền vững, giảm nghèo đối với đồng bào dân tộc thiểu số; cải thiện và từng bước nâng cao đời sống vật chất của nhân dân bằng mức sống trung bình của cả huyện, từng bước thu hẹp khoảng cách chênh lệch về mức sống giữa đồng bào dân tộc thiểu số của huyện với các huyện trong tỉnh; tạo cơ hội để hộ nghèo, hộ cận nghèo là hộ đồng bào dân tộc thiểu số ổn định và đa dạng hóa việc làm, tăng thu nhập; tăng cường khả năng tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản cho hộ nghèo và cận nghèo là người đồng bào dân tộc thiểu số; thực hiện đồng bộ các chính sách đảm bảo an sinh xã hội, mở rộng đối tượng thụ hưởng các chính sách trợ giúp của xã hội.

3.1.3.2. Mục tiêu cụ thể

Bám sát chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016 – 2020 được ban hành theo Quyết định 59/2015/QĐ-TTg để đạt mục tiêu giảm tỷ lệ hộ nghèo bình quân hằng năm từ 1,5 %, đưa tỷ lệ hộ nghèo của huyện từ 9,33% năm 2016 xuống còn khoảng 3,0 - 3,5% vào năm 2020. Mỗi năm phấn đấu vận động từ 80 - 100 hộ đăng ký thoát nghèo.

Hỗ trợ đào tạo nghề cho 50% người nghèo trong độ tuổi lao động được đào tạo nghề, tập huấn và hướng dẫn nghề nghiệp. Ưu tiên định hướng và giới thiệu việc làm cho người nghèo trong độ tuổi lao động nhưng chưa có việc làm. Đẩy mạnh công tác xuất khẩu lao động đến với hộ nghèo, hộ cận nghèo. Tư vấn đào tạo nghề, giới thiệu việc làm phù hợp cho 50% lao động trong độ tuổi ở nông thôn có nhu cầu.

Đảm bảo 100% người nghèo; người dân tộc thiểu số đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế-xã hội khó khăn; người đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế, xã hội đặc biệt khó khăn được cấp thẻ bảo hiểm y tế; vận động 100% hộ cận nghèo tham gia mua BHYT sau khi được ngân sách Nhà nước hỗ trợ để giảm chiều thiếu hụt dịch vụ về y tế.

100% học sinh, sinh viên thuộc hộ nghèo, học sinh và các đối tượng chính sách theo quy định được miễn giảm học phí và hỗ trợ chi phí học tập, thực hiện đồng bộ các chính sách khác về giáo dục đào tạo theo quy định để giảm nhanh chiều thiếu hụt về giáo dục.

Đảm bảo 90% hộ nghèo, người nghèo có nhu cầu được trợ giúp pháp lý miễn phí, tạo điều kiện cho người nghèo hiểu biết quyền, nghĩa vụ của mình, chủ động tiếp cận các chính sách trợ giúp của Nhà nước để vươn lên thoát nghèo.

Đến cuối năm 2020 có 100% số nhà sinh hoạt cộng đồng thuộc ở thôn, buôn đặc biệt khó khăn có thiết bị văn hóa thông tin; phủ sóng phát thanh đến tận thôn, buôn vùng sâu để người dân được hưởng chương trình đưa thông tin về cơ sở để giảm chiều thiếu hụt về tiếp cận thông tin.

Phấn đấu 100% cán bộ, công chức ngành Lao động - Thương binh và Xã hội, cán bộ làm công tác giảm nghèo cấp xã, thôn trưởng, tổ trưởng và cán bộ đoàn thể được tập huấn về: kiến thức, kỹ năng quản lý và tổ chức thực hiện

chương trình, giảm nghèo; lập kế hoạch có sự tham gia của người dân để giúp phát triển cộng đồng.

Hỗ trợ 90% lượt hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo và các đối tượng chính sách khác được vay vốn tín dụng ưu đãi từ Ngân hàng Chính sách xã hội.

3.2. Giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước về giảm nghèo đối với đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện Cư Kuin, tỉnh Đắk Lắk

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về giảm nghèo đối với đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện cư kuin, tỉnh đắk lắk (Trang 82 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)