Thanh tra, kiểm tra và xử lý nghiêm vi phạm trong quản lý nhà nước về giảm nghèo đối với đồng bào dân tộc thiểu số

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về giảm nghèo đối với đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện cư kuin, tỉnh đắk lắk (Trang 91 - 92)

nước về giảm nghèo đối với đồng bào dân tộc thiểu số

Hồ Chí Minh từng nói: “Chính sách đúng là nguồn gốc của thắng lợi. Song từ nguồn gốc đi đến thắng lợi thực sự, còn phải tổ chức, phải đấu tranh. Khi có chính sách đúng, thì sự thành công hoặc thất bại của chính sách đó là do nơi cách tổ chức công việc, nơi lựa chọn cán bộ và do nơi kiểm tra. Nếu ba điều ấy sơ sài, thì chính sách ấy đúng mấy cũng vô ích”. Theo Người: “Có thể nói rằng, chín phần mười khuyết điểm trong công việc của chúng ta là vì thiếu sự kiểm tra. Nếu tổ chức kiểm tra được chu đáo, thì công việc của chung ta nhất định tiến bộ gấp mười, gấp trăm”.

Trong hoạt động giảm nghèo, qua công tác thanh tra, kiểm tra; tổng kết, đánh giá những kết quả đạt được, rút ra được những tồn tại, hạn chế để đảm bảo hoạt động trên đạt hiệu quả trong giai đoạn tiếp theo, tránh chạy theo thành tích trong thực hiện.

Hoạt động đánh giá, kiểm tra không chỉ là hoạt động của cơ quan quản lý nhà nước mà cần khuyến khích sự tham gia của mọi người dân, tổ chức xã hội. Các địa phương phải xây dựng và thực hiện nghiêm túc cơ chế thông tin công khai, minh bạch. Đây là yêu cầu tiên quyết để đảm bảo sự chủ động tham gia của người dân vào chương trình giảm nghèo.

Quan tâm đến công tác thanh tra, kiểm tra của cộng đồng: ban giám sát cộng đồng xã, cán bộ thôn, bản; đại diện cộng đồng; lãnh đạo tổ, nhóm; cán bộ chi hội, tổ đoàn thể; cộng tác viên giảm nghèo; các tổ duy tu và bảo dưỡng

công trình hạ tầng tại thôn, bản; người có uy tín trong cộng đồng và người dân. Các cơ quan quản lý nhà nước các cấp tổ chức thanh tra, kiểm tra tiến độ và kết quả thực hiện chương trình, qua đó kịp thời chấn chỉnh những thiết sót, xử lý triệt để những sai sót.

Thực hiện chế độ báo cáo là một trong những điều thiết yếu của quá trình quản lý nhà nước về giảm nghèo đối với đồng bào dân tộc thiểu số, qua đó cơ quan quản lý nhà nước phân tích, đánh giá đưa ra quyết định, chỉ đạo điều hành thực hiện nhiệm vụ.

Ngoài ra quan tâm thực hiện sơ kết, tổng kết: hàng tháng, hàng quý nên tổ chức họp chuyên đề về giảm nghèo, 6 tháng nên tổ chức Hội nghị sơ kết, hàng năm tổ chức tổng kết đánh giá thực hiện chương trình, nội dung đánh giá cụ thể những việc đã làm được, chưa được, đề ra biện pháp cho thời gian tới, tham luận, rút kinh nghiệm cho công tác chỉ đạo tiếp theo.

Chú trọng công tác tuyên truyền, nhân rộng các mô hình giảm nghèo thành đạt, tuyên truyền sâu rộng chương trình giảm nghèo trên các phương tiện thông tin đại chúng.

Thực hiện tuyên dương, khen thưởng những cá thể, cá nhân có thành tích trong công tác giảm nghèo, để tạo động lực người nghèo học tập.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về giảm nghèo đối với đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện cư kuin, tỉnh đắk lắk (Trang 91 - 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)