Kinh nghiệm quản lý nhà nước về giảm nghèo đối với đồng bào dân tộc thiểu số của một số địa phương

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về giảm nghèo đối với đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện cư kuin, tỉnh đắk lắk (Trang 42 - 47)

bào dân tộc thiểu số của một số địa phương

1.4.1.1 Kinh nghiệm của huyện Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam

Huyện Bắc Trà My được tái lập từ huyện Trà My theo Nghị định số 2/NĐ-CP ngày 20/6/2003 của Thủ tướng Chính phủ. Hiện có 12 xã và 01 thị trấn với 80 thôn, trong đó có 08 xã nằm trong vùng đặc biệt khó khăn (ĐBKK) và 03 thôn ĐBKK của 02 xã khu vực II. Tính đến cuối năm 2012, dân số toàn huyện có 9.617 hộ với 42.461 người, trong đó đồng bào dân tộc thiểu số có 4.952 hộ với 22.407 người, chiếm 52,8% dân số trên địa bàn huyện. Tổng số hộ nghèo và hộ cận nghèo năm 2012 là 6.573 hộ, chiếm 68,35%. Thêm vào đó, tình hình thiên tai, dịch bệnh liên tiếp xảy ra, đặc biệt từ tháng 9/2012 đến nay, tình hình rung chấn động đất mạnh và liên tục xảy ra trên địa bàn đã tác động đến tâm lý người dân, một bộ phận nhân dân không an tâm sản xuất... vì thế nguy cơ dẫn đến tái nghèo tăng.

Xác định giảm nghèo là nhiệm vụ trọng tâm trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương, việc giảm nghèo không chỉ có riêng sự nỗ lực

phấn đấu của hộ nghèo mà còn là trách nhiệm của mỗi cán bộ, đảng viên, mỗi cơ quan, đơn vị trong hệ thống chính trị, UBND huyện đã xây dựng Chương trình cán bộ, đảng viên huyện Bắc Trà My đồng hành cùng người nghèo với nội dung, tiêu chí hết sức cụ thể, thiết thực và phù hợp với đặc thù của địa phương. Trên cơ sở đó đã thành lập Ban chỉ đạo, Tổ giúp việc với 105 cơ quan, đơn vị tham gia đồng hành cùng 118 hộ nghèo. Qua 01 năm triển khai thực hiện có 97/105 cơ quan, đơn vị (đạt tỷ lệ 92,4%) xây dựng phương án đồng hành và áp dụng vào thực tế, qua đó đã giúp cho 14/118 hộ vươn lên thoát nghèo, trong đó có 06 hộ thoát nghèo bền vững và 08 hộ từ nghèo xuống cận nghèo.

Bên cạnh đó, việc áp dụng thực hiện các cơ chế, chính sách, dự án giảm nghèo trên địa bàn huyện được triển khai đồng bộ, với nhiều nội dung, giải pháp phù hợp và đạt kết quả khả quan, cơ bản đáp ứng tình hình thực tế, giải quyết được nhu cầu của người nghèo. Trong năm 2012 có tổng cộng 16 chính sách, chương trình hỗ trợ giảm nghèo với hình thức đầu tư trực tiếp và gián tiếp được triển khai trên địa bàn huyện. Nhiều chính sách giảm nghèo khi triển khai vào thực tế đã tạo nên những điểm nhấn và để lại dấu ấn cho đại bộ phận người nghèo, như: Chính sách tín dụng ưu đãi cho chương trình giảm nghèo với tổng số dư nợ hơn 180 tỷ đồng/6.608 hộ vay; Chính sách hỗ trợ về nhà ở theo Quyết định 167 với kết quả thực hiện năm 2012 là 120 nhà, nâng tổng số nhà ở được đầu tư giai đoạn 2009-2012 là 1.160 nhà, với tổng nguồn kinh phí thực hiện trên 33 tỷ đồng; Trong năm đã giải quyết cho 1.600 đối tượng thuộc Nghị định 67, 13 và Luật Người cao tuổi với tổng kinh phí gần 04 tỷ đồng... Nhờ đó, tỷ lệ hộ nghèo toàn huyện năm 2012 giảm 3,38% (tương đương 127 hộ), đạt 112,67% so với kế hoạch.

Những nhiệm vụ chủ đạo trọng tâm, là huyện chỉ đạo các xã, thị trấn phải xây dựng kế hoạch giảm nghèo; các tổ chức chính trị, chính trị xã hội...

xây dựng kế hoạch giảm nghèo trong từng đoàn viên, hội viên và hộ thuộc tổ chức mình quản lý, đưa tiêu chí giảm nghèo vào việc đánh giá xếp loại trong phong trào thi đua khen thưởng đối với tập thể và cá nhân trong việc thực hiện nhiệm vụ. Đồng thời duy trì và phát triển các mô hình phát triển kinh tế gắn với các lợi thế, hỗ trợ trong việc giới thiệu đầu ra cho sản phẩm [37].

1.4.1.2. Kinh nghiệm của huyện Lạc Dương, tỉnh Lâm Đồng

Với xuất phát điểm thấp, lại có tỷ lệ người đồng bào dân tộc thiểu số khá cao (chiếm trên 83% tổng dân số toàn huyện), từ lâu, Lạc Dương được xếp vào nhóm địa phương khó khăn của tỉnh Lâm Đồng. Tuy chỉ có 6 đơn vị hành chính cấp xã, nhưng Lạc Dương lại có đến 4 xã và 3 thôn nghèo thuộc diện đầu tư theo Chương trình 30a của Chính phủ về giảm nghèo nhanh và bền vững. Nhờ triển khai đồng bộ các giải pháp, chính sách hỗ trợ, sau hơn 3 năm triển khai thực hiện Chương trình 30a, bộ mặt nông thôn trong huyện đã có nhiều khởi sắc, đời sống vật chất tinh thần của người dân được nâng lên, góp phần đẩy nhanh tiến độ xóa đói giảm nghèo tại địa phương theo hướng bền vững. Bài học kinh nghiệm mà Lạc Dương đúc rút ra trong quá trình triển khai thực hiện công tác giảm nghèo nhanh và bền vững, trước hết là phải có sự vào cuộc tích cực của các cấp ủy Đảng, chính quyền, đoàn thể từ huyện đến cơ sở. Từ đó, bàn bạc đưa ra các nhóm chính sách đồng bộ phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương để triển khai có hiệu quả công tác giảm nghèo, góp phần nâng cao đời sống của người dân nói chung và người nghèo nói riêng ở các xã, thôn nghèo trong huyện. Các quy trình triển khai hỗ trợ cũng phải được thực hiện đúng đối tượng, những hộ dân được hưởng thụ phải được rà soát theo nhu cầu đăng ký, đúng tiêu chuẩn, quy định. Việc thực hiện các chính sách hỗ trợ cho người nghèo cần được công khai minh bạch, có sự tham gia của các ngành, đoàn thể tại địa phương nên người dân có niềm tin tuyệt đối vào những chủ trương, chính sách hỗ trợ của Đảng và Nhà nước đối

với công tác xóa đói giảm nghèo tại địa phương. Hầu hết các hộ nghèo đã có ý thức tự lực tự cường, vươn lên thoát nghèo, tích cực tham gia học nghề, học tập kinh nghiệm trong sản xuất, chủ động vay vốn đầu tư mở rộng sản xuất mang lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần nâng cao thu nhập, cải thiện điều kiện sống và sinh hoạt.

Một giải pháp cũng đem lại hiệu quả giảm nghèo là xây dựng phong trào giảm nghèo bằng việc kịp thời biểu dương, khen thưởng cá nhân người nghèo, hộ nghèo là những điển hình tiên tiến, tích cực, làm ăn hiệu quả cải thiện cuộc sống gia đình vươn lên thoát nghèo bền vững.

Cùng với các nguồn vốn hỗ trợ của Nhà nước, trong các giải pháp giảm nghèo thì công tác vận động người dân nâng cao ý thức tự lực tự cường, không trông chờ, ỷ lại là một trong những nội dung rất quan trọng của công tác giảm nghèo ở Lạc Dương. Cùng với đó, năm 2012 này, huyện sẽ tăng cường hơn nữa việc biểu dương và khen thưởng kịp thời các hộ thoát nghèo bằng chính sự nỗ lực của mình. Đây sẽ là một trong những "thước đo" trong công tác giảm nghèo của huyện [35].

1.4.1.3 Kinh nghiệm của huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ

Huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ hiện có 8 xã, 23 thôn đặc biệt khó khăn và 6 xã thuộc chương trình 229 với trên 60% dân số là đồng bào dân tộc thiểu số. Những năm qua, các chương trình, dự án hỗ trợ của Đảng, Chính phủ được triển khai đồng bộ hiệu quả trên địa bàn huyện như: Chương trình 135, Chương trình mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững; chính sách hỗ trợ nhà ở, đất ở, đất sản xuất, chuyển đổi ngành nghề, cho vay vốn phát triển sản xuất; chính sách hỗ trợ trực tiếp cho người nghèo... đã tích cực đảm bảo an sinh xã hội, ổn định đời sống, giúp nhân dân các dân tộc thiểu số trên địa bàn từng bước giảm nghèo bền vững.

Từ năm 2016 đến nay, các chương trình hỗ trợ trực tiếp theo Quyết định 102 của Thủ tướng Chính phủ đã hỗ trợ cho trên 40 nghìn người thuộc khu vực I, II gần 4 tỷ đồng; hỗ trợ đất ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt, nước phân tán và công cụ sản xuất chuyển đổi nghề cho trên 2 nghìn người với số tiền gần 5 tỷ đồng; hỗ trợ 26 nghìn kg gạo và gần 4 tỷ đồng kinh phí học tập cho học sinh bán trú; cấp phát 25 loại báo ấn phẩm, tạp chí tương đương 220.

Các chương trình chính sách giảm nghèo ở huyện Thanh Sơn tạo đà cho bà con dân tộc thiểu số chuyển dịch cơ cấu sản xuất, cơ cấu cây trồng, vật nuôi; khuyến khích và giúp đỡ bà con thay đổi tập quán canh tác; thực hiện công tác khuyến nông, khuyến lâm, hướng dẫn thâm canh, tăng vụ; cung cấp giống mới có năng suất cao, cho vay vốn để giảm nghèo và phát triển kinh tế hộ gia đình... Cùng với kiến thức, kỹ thuật, đồng bào dân tộc thiểu số vùng cao còn được tạo điều kiện tiếp cận vốn vay ưu đãi để phát triển sản xuất. Đến nay Ngân hàng chính sách xã hội huyện đã giải ngân gần 15 tỷ đồng cho 1.396 lượt hộ được vay vốn chuyển đổi nghề; các hộ được vay đều bình xét công khai từ cơ sở.

Mặc dù Thanh Sơn vẫn còn 15,9% hộ nghèo, song chính sách hỗ trợ vùng đồng bào dân tộc thiểu số trong đó có các nhóm về an sinh xã hội, y tế - dân số, giáo dục đã như luồng sinh khí mới góp phần cải thiện cơ sở hạ tầng vùng nông thôn, nâng cao dân trí; từng bước đẩy nhanh công tác giảm nghèo trên địa bàn huyện. Các dự án khuyến nông - khuyến lâm và hỗ trợ phát triển sản xuất, phát triển ngành nghề đã giúp cho bà con nông dân tiếp cận được kỹ thuật gieo các giống cây trồng mới như: Ngô lai, lúa lai, lúa thuần... có năng suất, chất lượng tốt.

Để các chương trình hỗ trợ của Đảng, Nhà nước tiếp tục phát huy hiệu quả tích cực với đồng bào dân tộc thiểu số vùng cao, huyện Thanh Sơn đề nghị UBND tỉnh tiếp tục có chính sách hỗ trợ đối với vùng đặc biệt khó khăn

và hỗ trợ đối với người nghèo; thực hiện đầu tư tập trung, không đầu tư dàn trải; bổ sung, tăng mức đầu tư nguồn vốn vay cho hộ nghèo, cận nghèo. Đầu tư xây dựng đồng bộ kết cấu hạ tầng phát triển kinh tế - xã hội, trong đó ưu tiên vùng cao, vùng kinh tế - xã hội khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và vùng Chương trình 229 [36].

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về giảm nghèo đối với đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện cư kuin, tỉnh đắk lắk (Trang 42 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)