2.1.2.1. Tỷ lệ đồng bào dân tộc thiểu số của huyện Cư Kuin.
Huyện Cư Kuin có 20 dân tộc sinh sống, trong đó ngoài dân tộc Kinh, có 19 dân tộc thiểu số sinh sống. Quy mô dân số toàn huyện năm 2016 có 105.016 người, trong đó đồng bào dân tộc thiểu số có 33.494 người, chiếm 31,89% dân số toàn huyện.
Bảng 2.2 Tỷ lệ đồng bào dân tộc thiểu số của huyện Cư Kuin
2 2 .
1
.
Nguồn: Chi cục thống kê huyện Cư Kuin.
Trong đó Dân tộc Số lượng Tỷ lệ/dân số toàn huyện
1 Tày 2.201 2,09 2 Thái 24 0,02 3 Mường 222 0,21 4 Khơ Me 16 0,01 5 Hoa(Hán) 40 0,03 6 Nùng 1.648 1,56 7 Dao 12 0,01 8 Gia Rai 39 0,03 9 Ê Đê 28.435 27,07 10 Sán Chay 719 0,68 11 Chăm 4 0,004 12 Cơ Ho 12 0,01 13 Sán Dìu 32 0,03 14 Hrê 6 0,006 15 Ra Glai 2 0,002 16 Mnông 36 0,03 17 Thổ 25 0,02
18 Bru Vân Kiều 4 0,004
2.1.2.2 Tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn huyện Cư Kuin
Tỷ lệ hộ nghèo của huyện giảm dần: năm 2011 có 16.996 hộ nghèo, chiếm 16,86%; năm 2012 có 13.710 hộ nghèo, chiếm 13,5%; năm 2013 có 10.621 hộ nghèo, chiếm 10,38%; năm 2014 có 7.586 hộ nghèo, chiếm 7,36%; năm 2015 có 5.254 hộ nghèo, chiếm 5,06 (tính theo chuẩn cũ) và 12,95% (tính theo chuẩn mới); năm 2016 có 9.797 hộ nghèo, chiếm 9,33% [32, tr. 6].
Biểu đồ 2.1 Tỷ lệ hộ nghèo huyện Cư Kuin, tỉnh Đắk Lắk qua các năm
2.1.2.3 Tỷ lệ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo tại huyện Cư Kuin
Số hộ nghèo là đồng bào dân tộc thiểu số: năm 2011 có 6.392 hộ nghèo, chiếm 37,61% trong tổng số hộ nghèo; năm 2012 có 4.177 hộ nghèo, chiếm 30,47%; năm 2013 có 2.526 hộ nghèo, chiếm 23,79%; năm 2014 có
2011 2012 2013 2014 2015 2016 10 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100
1.268 hộ nghèo, chiếm 16,72%; năm 2015 có 1.063 hộ nghèo, chiếm 30,52%, năm 2016 có 2.203 hộ nghèo, chiếm 22,49% [32, tr.7].
Biểu đồ 2.2 Tỷ lệ hộ nghèo là đồng bào dân tộc thiểu số tại huyện Cư
Kuin, tỉnh Đắk Lắk qua các năm
2.1.2.4. Đặc điểm của đồng bào dân tộc thiểu số nghèo huyện Cư Kuin:
- Về kinh tế: tình hình đời sống kinh tế, xã hội của vùng đồng bào dân tộc thiểu số mặc dù từng bước được cải thiện, song vẫn còn gặp nhiều khó khăn, hộ nghèo và cận nghèo còn chiếm tỷ lệ cao. Từ số liệu thành phần dân tộc cho thấy, huyện Cư Kuin có nhiều thành phần dân tộc, đa dạng về bản sắc văn hoá, song tập trung chủ yếu ở nơi có điều kiện phát triển kinh tế khó khăn, điều này đòi hỏi chính quyền địa phương cần phải có sự quan tâm rất lớn trong việc hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho đồng bào dân tộc thiểu số.
100 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2011 2012 2013 2014 2015 2016 10 20 30 40 50 60 70 80 90
Được sự quan tâm đầu tư của Chính phủ, các bộ, ngành của Trung ương và sự quan tâm chỉ đạo của tỉnh Đắk Lắk, của Cấp ủy đảng, chính quyền địa phương đến nay nhìn chung điều kiện kinh tế - xã hội trong vùng đồng bào dân tộc đã có sự phát triển, cơ sở hạ tầng điện, đường, trường, trạm, chợ, công trình nước sạch nông thôn, công trình thủy lợi được đầu tư xây dựng, cùng với các chính sách hỗ trợ khác như nhà ở, cho vay vốn sản xuất, học hành, khám chữa bệnh, tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật…đã làm cho bộ mặt ở nông thôn vùng dân tộc có bước khởi sắc; đời sống kinh tế của vùng đồng bào dân tộc thiểu số từng bước được cải thiện, ổn định và phát triển, diện hộ nghèo giảm dần. Tuy nhiên nội lực và sức phát triển của cộng đồng còn quá chậm, sản xuất chưa gắn liền với thị trường, giá trị chất lượng hàng hoá không cao, không cạnh tranh được, dẫn đến thiệt thòi thua lỗ, tình trạng bán nông sản non, ứng tiền trước vẫn thường xuyên xảy ra ở nhiều hộ đồng bào dân tộc tại chỗ. Ngược lại, đối với đồng bào các dân tộc thiểu số từ nơi khác đến, lúc đầu rất khó khăn, song dần dần trong vài năm trở lại đây sự nhận thức trong vùng đồng bào DTTS đã có nhiều chuyển biến tích cực, kinh tế ổn định và ngày càng phát triển.
- Về chính trị - tư tưởng: đồng bào dân tộc trên địa bàn huyện Cư Kuin có ý thức chính trị tốt, chấp hành nghiêm các chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách pháp luật của Nhà nước, có tinh thần đoàn kết và tính cộng đồng cao do vậy đã tích cực hưởng ứng tham gia và thực hiện tốt các chủ trương, chính sách cũng như nghĩa vụ tại địa phương. Tỷ lệ đảng viên là người dân tộc thiểu số ngày càng tăng, Chi bộ thôn/buôn dần được củng cố, kiện toàn và phát triển, cộng đồng không ngừng nỗ lực vươn lên xoá đói giảm nghèo. Cấp uỷ, chính quyền các cấp tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện các chủ trương, chính sách đến được với đồng bào dân tộc thiểu số;
công tác tham mưu quản lý, thực hiện chương trình về công tác dân tộc ngày càng được củng cố và tăng cường.
- Về văn hóa, giáo dục: mặc dù đời sống kinh tế còn gặp nhiều khó khăn, tuy nhiên với truyền thống đoàn kết cộng đồng theo buôn, thôn, dòng họ cùng với sự quan tâm các cấp lãnh đạo, do vậy đồng bào dân tộc vẫn giữ được những nét truyền thống văn hoá đặc trưng của dân tộc mình. Thông qua các hoạt động lễ hội văn hoá tại các địa phương và của huyện nhà tổ chức, đồng bào dân tộc đã tham gia nhiều tiết mục đặc sắc, mang dấu ấn và đặc trưng riêng của từng dân tộc góp phần làm phong phú thêm bản sắc văn hoá của các dân tộc trên địa bàn huyện; bên cạnh đó công tác giữ gìn và phát huy các giá trị văn hoá truyền thống của đồng bào các dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện được quan tâm, lễ hội truyền thống của đồng bào các dân tộc được khôi phục bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá lễ hội, cồng chiêng và nhạc cụ các dân tộc thiểu số tại chỗ, qua nhiều lễ hội được khôi phục như Lễ cúng bến nước, Lễ mừng sức khỏe, lễ hội lồng tồng…. Đây là cơ sở để tiếp tục bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá của đồng bào dân tộc thiểu số của huyện.
Đảng, nhà nước, các cấp, các ngành và cấp uỷ, chính quyền địa phương đã đặc biệt quan tâm đến công tác giáo dục, đến nay tỷ lệ mù chữ ở độ tuổi đến trường đã được giảm đáng kể theo từng năm, học sinh, sinh viên là người đồng bào dân tộc đang học và tốt nghiệp ở các cấp học, bậc học ngày càng tăng. Tuy nhiên, tình trạng bỏ học và số lượng học sinh tại các cấp học trung học cơ sở, phổ thông trung học vẫn còn xảy ra đáng kể. Được sự quan tâm đầu tư, hỗ trợ nhiều chương trình, chính sách của Trung ương cũng như địa phương cho công tác dạy và học, kết quả cho thấy số lượng cũng như chất lượng học sinh là người dân tộc thiểu số ngày càng được nâng cao.
- Về tình hình an ninh trật tự, an toàn xã hội: tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn huyện trong thời gian qua tương đối ổn định, an ninh nông thôn vùng đồng bào dân tộc thiểu số được giữ vững. Tuy nhiên, bọn phản động lưu vong lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo và lợi dụng việc tranh chấp đất đai trong vùng đồng bào dân tộc, để lôi kéo, xúi giục, kích động vẫn tồn tại, tình hình an ninh trật tự, an toàn xã hội vẫn tiềm ẩn nhiều yếu tố mất ổn định. Về quốc phòng, huyện đã chỉ đạo duy trì tốt chế độ trực sẵn sàng chiến đấu, tổ chức tốt công tác tuần tra ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số trọng điểm, thực hiện tốt gọi công dân là người dân tộc thiểu số nhập ngũ bảo vệ tổ quốc.
- Công tác chăm sóc sức khoẻ cho đồng bào dân tộc thiểu số: công tác chăm sóc sức khỏe cho nhân dân được chú trọng đúng mức, đặc biệt là vùng đồng bào dân tộc, không có các dịch bệnh lớn bùng phát, công tác phòng chống dịch bệnh, truyền thông về dân số, kế hoạch hoá gia đình vùng đồng bào dân tộc được tăng cường. Toàn huyện hiện có 08/08 xã có trạm y tế đạt chuẩn quốc gia về y tế xã.
- Hoạt động tôn giáo: trên địa bàn huyện có 3 tôn giáo chính đó là: Công giáo, Phật giáo và Tin lành, người theo đạo chiếm 47,25% dân số, trong đó đồng bào dân tộc có trên 70% người theo tôn giáo. Hoạt động tôn giáo trong đồng bào dân tộc trong thời gian qua có chiều hướng phức tạp, nổi lên là một số hộ đồng bào dân tộc theo một số tà đạo như Amĩ SaRa; tình trạng xây dựng nơi ở, thờ tự, điểm sinh hoạt đạo trái phép vẫn còn diễn ra, tình trạng truyền đạo thông qua mua chuộc tín đồ bằng lợi ích vật chất, dẫn đến sinh hoạt tôn giáo thiếu lành mạnh, dễ bị các thế lực thù địch lợi dụng, mặt khác do dân trí thấp và nhận thức của đồng bào còn hạn chế chỉ biết theo đạo để được sự chia sẻ trợ giúp lúc khó khăn hoạn nạn tức thời của tổ chức đạo giáo, không am hiểu giáo lý, người truyền đạo chưa qua trường lớp giáo lý nên hạn chế về kiến
thức truyền đạo, dễ bị các thế lực thù địch lợi dụng lôi kéo phục vụ vì mục tiêu của chúng.
Từ những đặc điểm nêu trên, việc thực hiện các chính sách, chương trình nhằm thúc đẩy sự phát triển kinh tế - văn hóa, xã hội, giáo dục, quốc phòng an ninh vùng đồng bào dân tộc thiểu số là việc làm cần thiết và quan trọng. Tạo niềm tin của nhân dân nói chung và đồng bào các dân tộc thiểu số nói riêng vào sự lãnh đạo của Đảng và nhà nước Việt Nam, góp phần ngăn chặn âm mưu chia rẻ khối đại đoàn kết dân tộc, âm mưu diễn biến hòa bình của các thế lực thù địch. Để thực hiện mục tiêu trên cần có các chính sách giảm nghèo đối với đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện.
2.2. Phân tích thực trạng quản lý nhà nước về giảm nghèo đối với đồng bào dân tộc thiểu số huyện Cư Kuin, tỉnh Đắk Lắk