- Giai đoạn 2016-2020, Chính phủ đã xây dựng, hoàn thiện thể chế cho phù hợp với thực tế, theo đó một số chính sách theo hướng chuyển từ hỗ trợ trực tiếp cho hộ gia đình sang hỗ trợ cho cộng đồng, tạo sinh kế nhằm khắc phục tình trạng không hộ nào muốn thoát nghèo; từ việc cho không sang cho vay với lãi suất ưu đãi để khắc phục tư tưởng trông chờ, ỷ lại; từ hỗ trợ lâu dài sang hỗ trợ có điều kiện, hỗ trợ từ 3-5 năm và phải cam kết thoát nghèo còn với những hộ già cả, không còn sức lao động, không nơi nương tựa, hộ tàn tật, được chuyển sang hưởng chính sách xã hội.
1.2.3. Xây dựng và tổ chức thực hiện chính sách về giảm nghèo đối với đồng bào dân tộc thiểu số với đồng bào dân tộc thiểu số
Chính sách giảm nghèo bền vững đối với đồng bào dân tộc thiểu số là sự cụ thể hóa chủ trương, đường lối của Đảng bằng những quyết định, quy định của nhà nước nhằm giải quyết các vấn đề về đói nghèo đối với đồng bào dân tộc thiểu số. Nó phản ánh lợi ích và trách nhiệm của cộng đồng, của các nhóm xã hội nhằm tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến bộ phận dân cư nghèo đói, đảm bảo quyền con người và an toàn xã hội cho người nghèo đồng bào dân tộc thiểu số, tạo sự phát triển bình thường cho người nghèo cũng như cho toàn xã hội.
- Rà soát, đánh giá việc tổ chức thực hiện các chính sách hiện hành, trên cơ sở đó bổ sung, sửa đổi, ban hành chính sách mới cho phù hợp.
- Bổ sung, sửa đổi hoặc xây dựng mới một số chính sách để giúp đỡ, hỗ trợ, tạo điều kiện cho các dân tộc thiểu số phát huy được nội lực, phấn đấu vươn lên hòa nhập với sự phát triển chung của cả nước, tập trung vào các lĩnh vực: phát triển giáo dục, nâng cao dân trí, đào tạo nguồn nhân lực; đào tạo cán bộ cho hệ thống chính trị cơ sở; phát triển văn hóa các dân tộc...