sống ở huyện nghèo, xã nghèo và thôn, bản đặc biệt khó khăn được hưởng các chính sách ưu tiên sau: Hộ nghèo, người nghèo ở các xã đặc biệt khó khăn, xã an toàn khu, xã biên giới và các thôn, bản đặc biệt khó khăn được hưởng chính sách hỗ trợ sản xuất, tạo việc làm, tăng thu nhập theo Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ; Hộ nghèo ở các thôn, bản giáp biên giới không thuộc huyện nghèo trong thời gian chưa tực túc được lương thực được hỗ trợ 15 kg gạo/khẩu/tháng theo Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ.
Chính sách ưu đãi cao hơn về mức đầu tư, hỗ trợ về lãi suất đối với hộ nghèo ở các địa bàn đặc biệt khó khăn. Mở rộng chính sách cử tuyển đối với học sinh thuộc hộ gia đình sinh sống ở các địa bàn đặc biệt khó khăn. Xây dựng chính sách học bổng cho con em hộ nghèo dân tộc thiểu số ở các địa bàn đặc biệt khó khăn học đại họ. Ưu tiên hỗ trợ nhà văn hóa cộng đồng, đưa thông tin về cơ sở, trợ giúp pháp lý miễn phí đối với đồng bào dân tộc thiểu số ở các địa bàn đặc biệt khó khăn. Xây dựng dự án bảo tồn đối với các nhóm dân tộc ít người, dự án định canh định cư để hỗ trợ người dân ở các địa bàn đặc biệt khó khăn (núi đá, lũ quét, thường xuyên bị ảnh hưởng bởi thiên tai).
Từ những chính sách hỗ trợ của nhà nước, đã tạo điều kiện để các hộ nghèo, đặc biệt là các hộ nghèo là đồng bào dân tộc thiểu số có động lực để thoát nghèo.
1.3.3. Ổn định đời sống và phát huy vai trò của đồng bào dân tộc thiểu số số
Đói nghèo không chỉ là vấn đề kinh tế đơn thuần, mà còn là vấn đề chính trị - xã hội và là một trong những nội dung cơ bản trong phát triển kinh tế bền vững ở mỗi địa phương, mỗi quốc gia và trên thế giới. Giải quyết tình
trạng nghèo là một trong những vấn đề xã hội vừa cơ bản, lâu dài, vừa là nhiệm vụ cấp bách nhằm bảo đảo phát triển kinh tế và tiến bộ, công bằng xã hội.
Trong những năm qua, Đảng, Chính phủ và chính quyền các cấp hết sức quan tâm hỗ trợ đặc thù cho công tác giảm nghèo bằng nhiều nguồn lực và triển khai liên tục, rộng khắp. Bên cạnh nguồn vốn chủ yếu từ Chương trình mục tiêu quốc gia xóa đói giảm nghèo và Quỹ quốc gia giải quyết việc làm của Chính phủ, đồng bào DTTS nghèo, còn được tiếp cận với nhiều nguồn vốn tín dụng ưu đãi, nhất là vốn vay từ hệ thống Ngân hàng Chính sách xã hội để đầu tư phát triển trồng trọt, chăn nuôi, cải thiện đời sống. Các địa phương đã tập trung huy động tối đa sự tham gia của Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể quần chúng, các doanh nghiệp và cộng đồng xã hội trong việc giúp đỡ đồng bào DTTS ở các xã nghèo, thôn buôn nghèo, thông qua phong trào tương trợ, kết nghĩa, vận động các cơ quan, đoàn thể, doanh nghiệp, cán bộ và nhân dân ở những nơi có điều kiện khá hơn đóng góp tiền của, hỗ trợ về cây, con giống, vật tư, máy móc nông cụ, đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho những nơi khó khăn để phát triển sản xuất, ổn định đời sống.
Cùng với hỗ trợ về vốn, nhiều địa phương đã quan tâm xây dựng các mô hình trồng trọt, chăn nuôi phù hợp với điều kiện đất đai, hạ tầng, tập quán của người dân ở từng buôn làng; hình thành mạng lưới khuyến nông, khuyến lâm giúp đỡ, hướng dẫn đồng bào trồng trọt, chăn nuôi theo đúng kỹ thuật, thời vụ; hướng dẫn sử dụng giống mới, phân bón, làm thủy lợi tưới cho cây trồng, chế biến thức ăn gia súc, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y...
Ngành nông nghiệp đã đưa giống cây trồng, vật nuôi năng suất cao vào các buôn làng để thay thế dần các cây con truyền thống năng suất thấp. Xây dựng mô hình liên kết làm ăn với doanh nghiệp trên cơ sở đất đai, lao động của dân và sự đầu tư về vốn, kỹ thuật, bao tiêu sản phẩm của doanh nghiệp.
Nhiều doanh nghiệp nhà nước đứng chân trên địa bàn đã đóng vai trò "bà đỡ" cho các buôn làng trong việc đào tạo nghề, tiếp nhận lao động, tạo điều kiện cho đồng bào DTTS được tiếp cận với các các dịch vụ sản xuất, thị trường.
Từ những chủ trương, chính sách nói trên, sản xuất và đời sống của đồng bào các DTTS không ngừng chuyển biến. Hệ thống đường giao thông, điện nông thôn, trường học, nhà trẻ, trạm y tế, chợ, các công trình cấp nước sinh hoạt, bưu điện văn hóa... được quan tâm đầu tư xây dựng. Đến nay, tỷ lệ buôn làng có điện lưới quốc gia, có nhà trẻ, lớp mẫu giáo, nhà sinh hoạt cộng đồng, số hộ được dùng nước sinh hoạt hợp vệ sinh được nâng lên.