Tăng hỗ trợ từ ngân sách nhà nước và huy động nguồn lực tài chính và cơ sở vật chất từ xã hội hóa các nguồn lực cho hoạt động giảm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về giảm nghèo đối với đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện cư kuin, tỉnh đắk lắk (Trang 88 - 91)

chính và cơ sở vật chất từ xã hội hóa các nguồn lực cho hoạt động giảm nghèo

Nghị quyết số 80/NQ-CP về định hướng giảm nghèo bền vững thời kỳ 2011 – 2020 quy định: các chương trình mục tiêu quốc gia, các chương trình, dự án sử dụng vốn trái phiếu chính phủ, vốn ODA và các chương trình khác phải tập trung các hoạt động và nguồn lực ưu tiên đầu tư trước cho các huyện nghèo, xã nghèo để đẩy nhanh tiến độ giảm nghèo ở các vùng này.

Bên cạnh các nguồn vốn từ Trung ương, vốn Tỉnh, của huyện, để giảm bớt gánh nặng cho nhà nước trong thực hiện chương trình giảm nghèo, huyện cần chú trọng kêu gọi các nguồn tài chính để thực hiện, trong đó có nguồn từ

các doanh nghiệp, địa phương, cộng đồng và chính bản thân hộ nghèo để thực hiện chương trình.

Chú trọng hàng năm ủy thác cho Ngân hàng chính sách Xã hội nguồn vốn để thực hiện bằng cách nâng mức lãi huy động, ngoài ra thu hút nguồn tài chính từ các tổ chức, nhân dân. Nâng cao mức cho vay nhằm phù hợp với tình hình thực tế đời sống, đồng thời kéo dài thời hạn tín dụng cho vay sát với nhu cầu và chu kỳ sản xuất. Bên cạnh đó, chú trọng rà soát các đối tượng, chương trình, điều kiện cho vay phù hợp.

Tăng cường đầu tư cơ sở hạ tầng cụm công nghiệp, để khuyến khích các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân đầu tư vào cụm công nghiệp nhằm tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp trên địa bàn, trong đó chú trọng các ngành như: phân bón, chế biến nông sản… để xuất khẩu, tăng giá thành sản phẩm; bên cạnh đó giải quyết việc làm cho người lao động trên địa bàn. Tăng cường mời gọi đầu tư vào vùng đồng bào dân tộc thiểu số, khoanh vùng sản xuất nông sản, chăn nuôi, phát huy thế mạnh của huyện.

Do điều kiện người đồng bào dân tộc thiểu số thường sống ở những vùng có cơ sở hạ tầng về “điện, đường, trường, trạm” còn khó khăn, do đó để người dân tiếp cận được các dịch vụ, giao thông thông suốt, tạo điều kiện đi lại trong mua bán, trao đổi hàng hóa, thì yêu cầu Chính quyền tăng cường đầu tư, thúc đẩy kinh tế phát triển.

Tập trung đầu tư nâng cấp và phát triển cơ sở hạ tầng giao thông, coi đây là một trong những khâu đột phá để phát triển kinh tế - xã hội của huyện. Ưu tiên hoàn thiện các tuyến đường đến trung tâm xã, liên xã. Cùng với thực hiện chương trình nông thôn mới, cần huy động các nguồn lực cùng nhà nước thực hiện hoàn thiện hệ thống đường giao thông, nhất là nguồn lực từ nhân dân, bằng kinh phí, hiến đất, ngày công lao động… nhằm đảm bảo hệ thống đường

giao thông thông suốt. Phấn đấu đến năm 2020: 100% đường đến trung tâm xã; 100% đường nhựa hoặc bê tông từ trung tâm xã đến thôn,buôn; 75% nhựa hoặc bê tông đường liên thôn, buôn và 50% đường nội thôn, buôn ; 70% đường trục chính nội đồng.

Tập trung đầu tư xây dựng và nâng cấp hệ thống thuỷ lợi và một số hồ chứa, đập dâng đã có nguy cơ xuống cấp, kiên cố hoá hệ thống kênh mương nội đồng. Thủy lợi đến năm 2020 đảm bảo tưới tiêu cho 85% diện tích có nhu cầu.

Đầu tư, nâng cấp hệ thống điện đảm bảo an toàn phục vụ cho nhân dân. Kéo điện đến các hộ dân có nhu cầu, phấn đấu tỷ lệ số hộ dân được sử dụng điện lưới quốc gia đạt 100%.

Tăng cường công tác xã hội hóa giáo dục, mở rộng quy mô giáo dục - đào tạo hợp lý gắn với nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện. Phát triển mạnh hệ thống trường lớp để người nghèo có cơ hội tiếp xúc với các loại hình đào tạo để nâng cao kiến thức góp phần tự mình vươn lên làm giàu cho chính bản thân mình. Thông qua các trường nội trú dân tộc các huyện cần có kế hoạch tuyển chọn các con em dân tộc thiểu số gửi đi đào tạo để có đội ngũ cán bộ phục vụ trước mắt cũng như lâu dài.

Tiếp tục đẩy mạnh xã hội hóa trong lĩnh vực y tế và củng cố mạng lưới y tế ở cơ sở. Nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh tại các cơ sở y tế, nhất là điều trị chuyên khoa tại Bệnh viện Đa khoa huyện. Thường xuyên quan tâm thực hiện tốt công tác y tế dự phòng, không để xảy ra dịch bệnh lớn trong cộng đồng. Tạo điều kiện thuận lợi để mọi người dân đều được hưởng các dịch vụ chăm sóc sức khỏe cơ bản và tiếp cận, sử dụng các dịch vụ y tế chất lượng cao.

Triển khai lồng ghép các chương trình, trong đó chú trọng thực hiện chương trình nông thôn mới, phát động phong trào nhân dân chung tay cùng

nhà nước thực hiện chương trình, bằng các nguồn đóng góp, hoàn thiện cơ sở hạ tầng, tạo tiền đề phát triển kinh tế.

Tăng cường công tác quản lý, thanh tra, kiểm tra tài chính, nhằm chống thất thoát, lãng phí, nâng cao hiệu quả, chất lượng đầu tư.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về giảm nghèo đối với đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện cư kuin, tỉnh đắk lắk (Trang 88 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)