3.3. Giải pháp nâng cao chất lƣợng đánh giá công chức cơ quan chuyên môn
3.3.7. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin để đánh giá công chức được hiệu
được hiệu quả và chính xác hơn
Muốn nâng cao chất lượng đánh giá công chức trong giai đoạn hiện nay thì không thể không tính đến yếu tố công nghệ thông tin và ứng dụng công nghệ thông tin vào đánh giá công chức, đặc biệt là với yêu cầu đánh giá công chức dựa chủ yếu vào kết quả thực thi nhiệm vụ, công vụ thì điều đó lại càng đòi hỏi có một hệ thống thông tin nhằm giám sát các hoạt động và ghi nhận kết quả chính thức. Mặt khác, nếu việc kết hợp sử dụng phương pháp đánh giá bằng phản hồi 360 độ được thực hiện trong đánh giá công chức ở các cơ quan chuyên môn của UBND tỉnh thì cũng rất cần sự hỗ trợ tích cực của yếu tố công nghệ thông tin. Công nghệ thông tin là công cụ đắc lực để phục vụ cho công tác đánh giá công chức, thi đua khen thưởng, bổ nhiệm, đề bạt… Đây cũng là một trong những biện pháp để nâng cao tính minh bạch trong công tác cán bộ nói chung và công tác đánh giá công chức nói riêng, tạo cơ sở tin cậy, cụ thể để có sự đồng thuận, nhất trí trong cơ quan khi tiến hành đánh giá công chức. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin có thể được coi là giải pháp hiệu quả, tạo bước đột phá trong công tác đánh giá công chức.
Để thực hiện giải pháp này, cần quan tâm thực hiện một số công việc sau:
Một là, UBND tỉnh cần xây dựng phần mềm quản lý hồ sơ cán bộ, công chức các cấp (hồ sơ điện tử) từ xã, phường, thị trấn, huyện, thành phố, đến sở, ngành nhằm cung cấp thông tin đầy đủ, chính xác cho công tác quản lý cán bộ, công chức; hỗ trợ tích cực cho việc đánh giá cán bộ, công chức; tạo thuận lợi cho từng cán bộ, công chức tự nhìn nhận được quá trình công tác của mình. Bên cạnh đó, UBND tỉnh cũng cần nghiên cứu, triển khai phần mềm theo dõi thực hiện nhiệm vụ do UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh giao. Phần mềm này được xây dựng và triển khai thực hiện sẽ hỗ trợ tích cực cho công tác đánh giá công chức ở cơ quan chuyên môn thông qua việc theo dõi tiến độ, kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao của công chức cơ quan chuyên môn như: việc giải quyết hồ sơ đúng hạn hay chậm trễ; giải quyết hoàn thành tốt công việc hay còn xảy ra sai sót; có sáng kiến trong xử lý, giải quyết công việc hay không…
Hai là, UBND tỉnh cần giao nhiệm vụ cho Sở Nội vụ chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan nghiên cứu, tham mưu xây dựng phần mềm đánh giá công chức, trên cơ sở kết nối thông tin với Hệ thống quản lý văn bản điều hành (https://qlvb.caobang.gov.vn) và phần mềm “Một cửa điện tử” (iGate) hiện đang triển khai thực hiện tại Cao Bằng.
Ba là, UBND tỉnh cần quan tâm bố trí nhiều nguồn vốn hơn cho việc ứng dụng công nghệ thông tin, trang bị các thiết bị phù hợp để quản lý cán bộ, công chức, trong đó có đánh giá công chức; thường xuyên tổ chức cho công chức tham gia các lớp tập huấn, nâng cao trình độ sử dụng thành thạo các phần mềm ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ công tác chuyên môn đạt hiệu quả.
Tin tưởng rằng, trong thời gian tới, bằng việc đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý, sử dụng công chức và đánh giá công chức, kết quả đánh giá công chức sẽ được chính xác và hiệu quả hơn.
TIỂU KẾT CHƢƠNG 3
Trên cơ sở kết quả phân tích thực trạng về công chức và đánh giá công chức cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh Cao Bằng trong thời gian qua, cùng với quan điểm, chủ trương của Đảng, quy định pháp luật của Nhà nước về đánh giá công chức và mục tiêu, yêu cầu, định hướng đổi mới, nâng cao chất lượng đánh giá công chức cơ quan chuyên môn của UBND tỉnh Cao Bằng trong giai đoạn hiện nay, tác giả đề xuất 07 giải pháp chủ yếu nâng cao chất lượng đánh giá công chức cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh Cao Bằng, có thể nhóm lại thành: giải pháp để hoàn thiện các quy định về đánh giá công chức và giải pháp để tổ chức thực hiện.
Trong các giải pháp được đưa ra, tác giả nhận thấy rằng việc đổi mới phương pháp đánh giá công chức và việc cụ thể hóa tiêu chí đánh giá là những giải pháp trọng tâm nhất để nâng cao chất lượng đánh giá công chức cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh Cao Bằng, làm cho kết quả đánh giá công chức được chính xác hơn, thực chất hơn, từ đó các nội dung của công tác cán bộ của UBND tỉnh Cao Bằng cũng sẽ được thực hiện tốt hơn, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.
KẾT LUẬN
Đánh giá công chức là một nội dung cơ bản trong toàn bộ hoạt động quản lý công chức, là công cụ quản lý hữu hiệu cho cơ quan nhà nước trong quản lý, sử dụng công chức. Đánh giá công chức đồng thời cũng là khâu phức tạp và khó, nhất là đánh giá công chức trong giai đoạn hiện nay. Trong giai đoạn tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính, việc đánh giá công chức và hoàn thiện hệ thống đánh giá công chức trong thực thi công vụ được coi là một chiến lược quan trọng nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của nhà nước.
Đối với UBND tỉnh, cơ quan hành chính nhà nước thực hiện quản lý các lĩnh vực của đời sống xã hội ở tỉnh, chất lượng công chức cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh tác động trực tiếp đến hiệu quả hoạt động của UBND tỉnh, đến lòng tin của người dân vào hoạt động của chính quyền địa phương, của nhà nước. Đánh giá công chức cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh là một hoạt động không thể thiếu và có ý nghĩa quan trọng trong xây dựng, kiện toàn và nâng cao chất lượng công chức các cơ quan này.
Nghiên cứu về lý luận, thực tiễn đánh giá công chức và thực trạng đánh giá công chức cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh Cao Bằng, luận văn có những đóng góp nhất định trong việc nâng cao chất lượng đánh giá công chức cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh Cao Bằng thông qua các giải pháp chủ yếu, khả thi mà luận văn đề xuất. Từ đó, vấn đề đặt ra là cần phải có phương pháp triển khai các giải pháp mà luận văn đề xuất một cách cụ thể, linh hoạt, đồng bộ, phù hợp với điều kiện của tỉnh Cao Bằng. Có như vậy mới thực sự đổi mới và nâng cao chất lượng đánh giá công chức cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh Cao Bằng, qua đó nâng cao chất lượng đội ngũ công chức cơ quan chuyên môn của tỉnh và nâng cao chất lượng thực thi công vụ trên địa bàn tỉnh Cao Bằng, góp phần hiện thực hóa mục tiêu quyết tâm đưa Cao Bằng trở thành tỉnh năng động, phát triển như Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Cao Bằng khóa XVIII (2015 - 2020) đã đề ra.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Lê Thị Nam An (2017), “Tư tưởng Hồ Chí Minh về đánh giá cán bộ - vận dụng cho đổi mới công tác cán bộ của Đảng ta hiện nay”, Tạp chí Cộng sản,
số 125 (5-2017), tr.46-50.
2. Bách khoa toàn thư mở - Wikipedia.
3. Trần Thanh Bình (2014), “Đôi điều về đánh giá cán bộ, công chức, viên chức”, Tạp chí Xây dựng Đảng, số 6-2014, tr.30-33.
4. Bộ Chính trị (2017), Quy định số 89-QĐ/TW ngày 04/8/2017 của Bộ Chính trị quy định khung tiêu chuẩn chức danh, định hướng khung tiêu chí đánh giá cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp.
5. Bộ Nội vụ (2011), Thông tư số 08/2011/TT-BNV ngày 02/6/2011 của Bộ Nội vụ hướng dẫn một số điều của Nghị định số 06/2010/NĐ-CP ngày 25 tháng 01 năm 2010 của Chính phủ quy định những người là công chức.
6. Bộ Nội vụ (2013), Nghị định hợp nhất số 01/NĐHN-BNV ngày 03/10/2013 của Bộ Nội vụ quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức.
7. Bộ Nội vụ (2016), Những vấn đề cơ bản về hành chính nhà nước và chế độ công vụ, công chức, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia - Sự thật, Hà Nội.
8. Chính phủ (2010), Nghị định số 06/2010/NĐ-CP ngày 25/01/2010 quy định những người là công chức.
9. Chính phủ (2010), Nghị định số 24/2010/NĐ-CP ngày 15/3/2010 quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức.
10. Chính phủ (2011), Nghị quyết 30c/NQ-CP ngày 08/11/2011 ban hành Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011 - 2020.
11. Chính phủ (2013), Nghị quyết số 76/NQ-CP ngày 13/6/2013 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị quyết số 30c/NQ-CP ngày 08/11/2011 của Chỉnh phủ ban hành Chương trình tổng thể cải cách hành chỉnh nhà nước giai đoạn 2011 - 2020. 12. Chính phủ (2014), Nghị định số 24/2010/NĐ-CP ngày04/4/2014 quy định tổ chức
13. Chính phủ (2015), Nghị định số 56/2015/NĐ-CP ngày 09/6/2015 về đánh giá và phân loại cán bộ, công chức, viên chức.
14. Chính phủ (2017), Nghị định số 88/2017/NĐ-CP ngày 27/7/2017 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 56/2015/NĐ-CP ngày 09/6/2015 của Chính phủ về đánh giá và phân loại cán bộ, công chức, viên chức.
15. Ngô Thành Can (2008), “Một số kinh nghiệm đánh giá kết quả công việc của công chức ở Cộng hòa liên bang Đức”, Tạp chí Tổ chức Nhà nước, số 3/2008, tr.40-44.
16. Lương Thanh Cường (2008), Hoàn thiện chế định pháp luật về công vụ, công chức ở Việt Nam hiện nay, Luận án Tiến sĩ Luật học, Đại học Quốc gia Hà Nội.
17. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
18. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
19. Đảng Cộng sản Việt Nam (2016), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
20. Đảng Cộng sản Việt Nam, Tỉnh ủy Cao Bằng (2016), Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Cao Bằng khóa XVIII (2015 - 2020).
21. Đảng Cộng sản Việt Nam, Tỉnh ủy Cao Bằng (2017), Quyết định số 1327- QĐ/TU ngày 30/11/2017 về ban hành Quy chế đánh giá cán bộ diện Ban Thường vụ Tỉnh ủy quản lý.
22. Đảng Cộng sản Việt Nam, Tỉnh ủy Cao Bằng (2017), Quyết định số 1328- QĐ/TU ngày 30/11/2017 về việc ban hành Bộ tiêu chí đánh giá cán bộ diện Ban Thường vụ Tỉnh ủy quản lý.
23. Nguyễn Trọng Điều (2006), Nghiên cứu cơ sở khoa học hoàn thiện chế độ công vụ ở Việt Nam, Đề tài cấp Nhà nước.
24. Nguyễn Thị Hồng Hải (2011), Mô hình quản lý thực thi công vụ theo định hướng kết quả: Lý luận và thực tiễn, Đề tài khoa học cấp cơ sở.
25. Nguyễn Thị Hồng Hải, (2012), “Đánh giá thực thi công vụ nhằm đảm bảo hiệu quả hoạt động của tổ chức hành chính nhà nước”, Tạp chí Tổ chức Nhà nước, số 12/2012.
26. Tạ Ngọc Hải (2013), Hoàn thiện pháp luật công chức, công vụ đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính nhà nước, Nhà xuất bản Tư pháp, Hà Nội.
27. Tạ Ngọc Hải (2016), “Bàn về tiêu chí đánh giá chất lượng cán bộ, công chức và chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức”, Trang Thông tin cải cách nền hành chính nhà nước, tháng 01/2016.
28. Tạ Ngọc Hải (2016), “Một số nội dung về nguồn nhân lực và phương pháp đánh giá nguồn nhân lực”, caicachhanhchinh.gov.vn/uploads/News/
2138/…/vi.BAI%2021%20TRANG%2065.pd.
29. Đặng Thị Hồng Hoa (2016), “Chất lượng và tiêu chí đánh giá chất lượng đội ngũ cán bộ hiện nay”, Tạp chí Cộng sản, http://www.tapchicongsan.org.vn/ Home/Nghiencuu-Traodoi/2016/40029/Chat-luong-va-tieu-chi-danh-gia-chat- luong-doi-ngu-can.aspx.
30. Trần Đình Hoan (2009), Đánh giá, quy hoạch, luân chuyển cán bộ lãnh đạo, quản lý thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội.
31. Hoàng Quốc Huy (2016), Chất lượng đánh giá cán bộ, công chức ở tỉnh Hải Dương, Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Lý luận và lịch sử Nhà nước và pháp luật, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh.
32. Nguyễn Phương Liên (2015), “Kinh nghiệm đánh giá công chức của một số quốc gia trên thế giới”, tại trang web Viện Khoa học tổ chức nhà nước, isos.gov.vn/.../Kinh-nghiem-đanh-gia-cong-chuc-cua-mot-so-quoc-gia-tren- the-gioi.aspx.
33. Hồ Chí Minh (1947), Sửa đổi lối làm việc, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2008.
34. Hà Quang Ngọc (2011), Đổi mới phương pháp đánh giá công chức trong các cơ quan hành chính nhà nước, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ.
35. Quốc hội (2008), Luật Cán bộ, công chức.
36. Quốc hội (2015), Luật Tổ chức chính quyền địa phương.
37. Sở Nội vụ tỉnh Cao Bằng, Báo cáo số lượng, chất lượng công chức các năm 2014 - 2017.
38. Phạm Tất Thắng (2010), “Vận dụng chỉ dẫn của Hồ Chí Minh về “hiểu biết cán bộ” trong công tác đánh giá cán bộ hiện nay”, Tạp chí Lịch sử Đảng, số 1/2010, tr.34-38.
39. Đào Thị Thanh Thủy (2015), “Điều kiện để thực hiện đánh giá công chức theo kết quả thực thi công vụ”, Tạp chí Lý luận chính trị - số 1/2015, tr.46-51. 40. Đào Thị Thanh Thủy (2015), Đánh giá công chức theo kết quả thực thi công
vụ, Luận án Tiến sĩ chuyên ngành Quản lý hành chính công, Học viện Hành chính Quốc gia, Hà Nội.
41. Lê Thị Huyền Trang (2017), “Một số nội dung trong đánh giá công chức hiện nay”, Tạp chí Tổ chức Nhà nước,
http://tcnn.vn/Plus.aspx/vi/News/125/0/1010070/0/Mot_so_noi_dung_trong_ danh_gia_cong_chuc_hien_nay.
42. Trần Anh Tuấn (2007), Hoàn hiện thể chế quản lý công chức ở Việt Nam trong điều kiện phát triển và hội nhập quốc tế, Luận án Tiến sĩ Kinh tế, Đại học Kinh tế quốc dân.
43. Trần Anh Tuấn (2007), “Về công tác đánh giá trong quản lý đội ngũ công chức”, Tạp chí Tổ chức Nhà nước, số 11/2007, tr.20-24.
44. Trần Thị Minh Tuyết (2016), “Kế thừa tư tưởng Hồ Chí Minh về đánh giá cán bộ ở nước ta hiện nay”, trang tin điện tử Ban quản lý lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, http://www.bqllang.gov.vn/chu-tich-ho-chi-minh/nghien-cuu-hoc- tap-tu-tuong-ho-chi-minh/4671-ke-thua-tu-tuong-ho-chi-minh-ve-danh-gia-can- bo-o-nuoc-ta-hien-nay.html.
45. Ủy ban nhân dân tỉnh Cao Bằng (2017), Báo cáo Nghị quyết Hội nghị lần thứ 3 Ban Chấp hành Trung ương khóa VIII về Chiến lược cán bộ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
46. Ủy ban nhân dân tỉnh Cao Bằng (2017), Công văn số 475/UBND-NC ngày 08/3/2018 của UBND tỉnh Cao Bằng về việc báo cáo kết quả đánh giá, phân loại cán bộ, công chức, viên chức năm 2017.
47. Lại Đức Vượng (2014), “Đánh giá cán bộ, công chức”, Tạp chí Tổ chức Nhà nước, số 9/2014, tr.48-50.
PHỤ LỤC 1
BỘ TIÊU CHÍ CHẤM ĐIỂM
ĐÁNH GIÁ CÁN BỘ LÃNH ĐẠO, QUẢN LÝ CÁC CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƢỚC
(Dùng cho các sở, ban, ngành và tương đương trực thuộc UBND tỉnh; Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND các huyện, thành phố)
(Kèm theo Quyết định số 1328-QĐ/TU ngày 30/11/2017 của Tỉnh ủy Cao Bằng ban hành Bộ tiêu chí đánh giá cán bộ diện Ban Thường vụ Tỉnh ủy quản lý)
STT TIÊU CHÍ ĐIỂM
TỐI ĐA A VỀ CHÍNH TRỊ TƢ TƢỞNG; ĐẠO ĐỨC, LỐI SỐNG; Ý THỨC
TỔ CHỨC KỶ LUẬT; TÁC PHONG, LỀ LỐI LÀM VIỆC 40 điểm
I Chính trị tƣ tƣởng 10 điểm
1
- Gương mẫu, tích cực trong chấp hành chủ trương, đường lối, quy