Kết quả đạt được

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá công chức cơ quan chuyên môn thuộc ủy ban nhân dân tỉnh cao bằng (Trang 68 - 80)

2.3. Thực trạng đánh giá công chức cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân

2.3.2. Kết quả đạt được

Cùng với việc đánh giá, phân loại đảng viên, công tác đánh giá công chức cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh Cao Bằng ngày càng đi vào nền nếp, theo đúng quy định pháp luật và đã đạt được những kết quả nhất định, cụ thể như sau:

2.3.2.1. Nội dung đánh giá công chức bước đầu đề cao yếu tố kết quả thực hiện nhiệm vụ trong đánh giá, phân loại công chức

Nội dung đánh giá công chức cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh Cao Bằng được thực hiện đúng theo quy định pháp luật có liên quan, hiện nay là quy định của Luật Cán bộ, công chức năm 2008 (Điều 56), Nghị định số 56/2015/NĐ-CP của Chính phủ (Điều 15) và Nghị định số 88/2017/NĐ-CP của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 56/2015/NĐ-CP. Hàng năm, UBND tỉnh đều ban hành văn bản chỉ đạo Sở Nội vụ ban hành văn bản hướng dẫn, đôn đốc các cơ quan, đơn vị, các huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh thực hiện các nội dung đánh giá công chức theo đúng quy định tại các văn bản nêu trên. Cụ thể:

- Đối với công chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý, nội dung đánh giá bao gồm:Việc chấp hành đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước; phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, tác phong và lề lối làm việc; năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ; tiến độ và kết quả thực hiện nhiệm vụ; tinh thần trách nhiệm và phối hợp trong thực hiện nhiệm vụ; thái độ phục vụ nhân dân.

- Đối với công chức lãnh đạo, quản lý, ngoài những nội dung nêu trên thì còn được đánh giá theo các nội dung: Kết quả hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị được giao lãnh đạo, quản lý; năng lực lãnh đạo, quản lý; năng lực tập hợp, đoàn kết công chức.

Đồng thời, UBND tỉnh yêu cầu các cơ quan, đơn vị khi thực hiện đánh giá công chức tại cơ quan, đơn vị mình phải căn cứ vào kết quả thực hiện nhiệm vụ của công chức, phải lấy hiệu quả công việc thực tế đạt được trong năm của công chức làm thước đo để đánh giá phẩm chất, năng lực của công chức. Trong năm, nếu công chức được cử tham gia các lớp đào tạo thì kết quả học tập, đào tạo của công chức cùng với kết quả công việc chuyên môn được tổng hợp, xem xét để đánh giá, phân loại công chức. Đối với công chức là Giám đốc, Phó Giám đốc sở, ngành của tỉnh, nội dung đánh giá được xem xét trọng tâm ở mặt kết quả công tác thực tế của công chức theo các tiêu chí trong Bộ tiêu chí đánh giá cán bộ diện Ban Thường vụ Tỉnh ủy quản lý (kết quả công tác thực tế có mức chấm điểm cao hơn các tiêu chí khác), từ đó, kết quả sẽ đánh giá, phân loại rõ ràng hơn mức độ cống hiến của công chức.

Từ nội dung đánh giá nêu trên, công chức cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh Cao Bằng được phân loại đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ thành 04 mức theo các tiêu chí quy định tại Nghị định số 56/2015/NĐ-CP của Chính phủ, gồm: Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ; Hoàn thành tốt nhiệm vụ; Hoàn thành nhiệm vụ nhưng còn hạn chế về năng lực; Không hoàn thành nhiệm vụ. Riêng đối với công chức là Giám đốc, Phó Giám đốc sở, ngành được phân loại thành 04 mức theo các tiêu chí quy định tại Bộ tiêu chí đánh giá cán bộ diện Ban Thường vụ Tỉnh ủy quản lý ban hành kèm theo Quyết định số 1328-QĐ/TU của Tỉnh ủy Cao Bằng, cụ thể là: Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ; Hoàn thành tốt nhiệm vụ; Hoàn thành nhiệm vụ; Không hoàn thành nhiệm vụ.

2.3.2.2. Tiêu chí đánh giá công chức đối với công chức lãnh đạo, quản lý cấp sở đã được cụ thể hóa tại tỉnh Cao Bằng

Căn cứ Quy định số 89-QĐ/TW của Bộ Chính trị, ngày 30 tháng 11 năm 2017, Tỉnh ủy Cao Bằng đã ban hành Quyết định số 1327-QĐ/TU về ban hành Quy

chế đánh giá cán bộ diện Ban Thường vụ Tỉnh ủy quản lý và Quyết định số 1328- QĐ/TU về việc ban hành Bộ tiêu chí đánh giá cán bộ diện Ban Thường vụ Tỉnh ủy quản lý để cụ thể hóa tiêu chuẩn chức danh cán bộ và tiêu chí đánh giá (theo mức thang điểm tối đa là 100 điểm) đối với từng chức danh cán bộ lãnh đạo, quản lý (thuộc diện Ban Thường vụ Tỉnh ủy quản lý theo phân cấp quản lý cán bộ của tỉnh) sát hợp với yêu cầu, thực tiễn của tỉnh Cao Bằng. Đây là lần đầu tiên tỉnh Cao Bằng có Quy chế và Bộ tiêu chí đánh giá cán bộ diện Ban Thường vụ Tỉnh ủy quản lý, làm cơ sở để thực hiện khách quan hơn, dân chủ và thực chất hơn công tác đánh giá cán bộ của tỉnh. Theo đó, tiêu chí đánh giá đối với thủ trưởng, cấp phó trực tiếp của thủ trưởng cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh được quy định như sau:

* Tiêu chí về chính trị tư tưởng; đạo đức, lối sống; ý thức tổ chức kỷ luật; tác phong, lề lối làm việc: Gồm 16 tiêu chí thành phần; tổng điểm tối đa cho nhóm tiêu chí này là 40 điểm;

* Tiêu chí về kết quả thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao, gồm: tiêu chí chung và tiêu chí theo chức danh cán bộ, cụ thể:

- Tiêu chí chung: Gồm 08 tiêu chí thành phần; tổng điểm tối đa cho nhóm tiêu chí này là 20 điểm;

- Tiêu chí cụ thể cho từng chức danh: điểm tối đa là 30 điểm, như sau:

+ Đối với chức danh Giám đốc các sở, ban, ngành và tương đương trực thuộc UBND tỉnh:

• Tổ chức triển khai thực hiện các chỉ tiêu, nhiệm vụ do ngành cấp trên, UBND tỉnh giao cho ngành đúng thời gian, đạt chất lượng, hiệu quả: 05 điểm;

• Nghiên cứu, tham mưu, đề xuất UBND tỉnh ban hành đầy đủ, kịp thời các văn bản thuộc thẩm quyền của UBND, Chủ tịch UBND tỉnh thuộc lĩnh vực do sở, ban, ngành quản lý đúng quy định của pháp luật, không để xảy ra sai sót: 05 điểm;

• Lãnh đạo đơn vị thực hiện tốt nhiệm vụ quản lý chuyên ngành, lĩnh vực theo đúng chức năng, nhiệm vụ được giao của ngành. Thực hiện đầy đủ, nghiêm túc, đúng thời gian các chỉ đạo của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, UBND tỉnh trong triển

khai thực hiện nhiệm vụ. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan và địa phương triển khai thực hiện tốt nhiệm vụ được giao: 05 điểm;

• Kịp thời tổ chức sơ kết, tổng kết các chỉ thị, nghị quyết của cấp trên, của ngành theo chỉ đạo của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, UBND tỉnh: 05 điểm;

• Phối hợp với cấp ủy xây dựng tổ chức đảng, công đoàn và đoàn thanh niên trong sạch, vững mạnh; xây dựng cơ quan văn hóa: 05 điểm;

• Thực hiện có hiệu quả công tác cải cách hành chính, chế độ công chức, công vụ; chỉ đạo, giải quyết kịp thời các kiến nghị, khiếu nại, tố cáo của tổ chức và công dân thuộc thẩm quyền: 05 điểm.

+ Đối với chức danh Phó Giám đốc các sở, ban, ngành và tương đương trực thuộc UBND tỉnh:

• Tổ chức triển khai thực hiện nhiệm vụ do cấp trưởng giao đúng thời gian, đạt chất lượng, hiệu quả: 06 điểm;

• Nghiên cứu, tham mưu, đề xuất UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành đầy đủ, kịp thời các văn bản thuộc thẩm quyền của UBND, Chủ tịch UBND tỉnh thuộc lĩnh vực phụ trách đúng quy định của pháp luật, không để xảy ra sai sót: 06 điểm;

• Chủ động đề xuất với cấp trưởng và lãnh đạo đơn vị trực tiếp quản lý hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao: 06 điểm;

• Phối hợp với cấp ủy xây dựng tổ chức đảng, công đoàn và đoàn thanh niên trong sạch, vững mạnh; xây dựng cơ quan văn hóa: 06 điểm;

• Thực hiện có hiệu quả công tác cải cách hành chính, chế độ công chức, công vụ; giải quyết kịp thời các kiến nghị, khiếu nại, tố cáo của tổ chức và công dân thuộc thẩm quyền: 06 điểm.

* Tiêu chí: có đề án, đề tài hoặc có sáng kiến, giải pháp được áp dụng trong thực tế đạt hiệu quả, được cấp có thẩm quyền công nhận: điểm tối đa là 10 điểm.

(Chi tiết về Bộ tiêu chí chấm điểm đánh giá được trình bày tại Phụ lục 1).

Như vậy, về cơ bản, Bộ tiêu chí đánh giá cán bộ diện Ban Thường vụ Tỉnh ủy Cao Bằng quản lý đã quy định tương đối rõ về các tiêu chí và mức chấm điểm tương ứng với các tiêu chí đó cho từng chức danh cán bộ lãnh đạo, quản lý thuộc

diện Ban Thường vụ Tỉnh ủy quản lý, trong đó có cán bộ, công chức lãnh đạo cơ quan chuyên môn của UBND tỉnh (gồm Giám đốc và Phó Giám đốc sở). Đây là một sự cụ thể hóa rõ rệt tiêu chí đánh giá cán bộ ở tỉnh Cao Bằng theo yêu cầu và hướng dẫn của Bộ Chính trị.

2.3.2.3. Quy trình đánh giá công chức được quy định rõ ràng theo từng nhóm chủ thể liên quan trong quá trình đánh giá công chức

Quy trình đánh giá công chức cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh Cao Bằng được thực hiện theo quy định tại các văn bản pháp luật của các cơ quan Trung ương và của tỉnh Cao Bằng.

Năm 2014: Quy trình đánh giá công chức được thực hiện theo quy định tại Điều 45 và Điều 46, Nghị định số 24/2010/NĐ-CP ngày 15 tháng 3 năm 2010 của Chính phủ quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức. Cụ thể:

- Đối với công chức là người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị:

+ Công chức tự đánh giá kết quả công tác theo nhiệm vụ được giao và tự nhận xét ưu, nhược điểm trong công tác;

+ Tập thể công chức của cơ quan sử dụng công chức họp tham gia góp ý. Ý kiến góp ý được lập thành biên bản và thông qua tại cuộc họp;

+ Người đứng đầu cơ quan, tổ chức cấp trên quản lý trực tiếp đánh giá, quyết định xếp loại công chức và thông báo đến công chức sau khi tham khảo biên bản góp ý của tập thể nơi công chức lãnh đạo, quản lý làm việc.

- Đối với cấp phó của người đứng đầu và công chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý:

+ Công chức tự đánh giá kết quả công tác theo nhiệm vụ được giao;

+ Người đứng đầu cơ quan sử dụng công chức nhận xét về kết quả tự đánh giá của công chức, đánh giá những ưu, nhược điểm của công chức trong công tác;

+ Tập thể công chức của cơ quan sử dụng công chức họp tham gia góp ý. Ý kiến góp ý được lập thành biên bản và thông qua tại cuộc họp;

+ Người đứng đầu cơ quan sử dụng công chức kết luận và quyết định xếp loại công chức tại cuộc họp đánh giá công chức hàng năm.

Từ năm 2015 đến nay: Ngày 09 tháng 6 năm 2015, Chính phủ ban hành Nghị định số 56/2015/NĐ-CP về đánh giá và phân loại cán bộ, công chức, viên chức. Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 8 năm 2015, đồng thời, bãi bỏ Điều 45 Nghị định số 24/2010/NĐ-CP ngày 15 tháng 3 năm 2010 của Chính phủ về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức. Theo đó, từ năm 2015 đến nay, quy trình đánh giá công chức cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh Cao Bằng được thực hiện theo quy định của Nghị định số 56/2015/NĐ-CP của Chính phủ (Điều 17) và Quyết định số 1327-QĐ/TU của Tỉnh ủy Cao Bằng (Điều 7, Điều 9). Cụ thể như sau: * Thời điểm đánh giá, phân loại công chức: Được tiến hành trong tháng 12 hàng năm, trước khi thực hiện việc bình xét thi đua, khen thưởng hàng năm.

* Bước 1: Nhận xét, đánh giá công chức

- Công chức tự đánh giá: Công chức làm báo cáo tự đánh giá kết quả công tác theo nhiệm vụ được giao và kết quả tu dưỡng, rèn luyện trong năm; tự đánh giá ưu, nhược điểm của bản thân và tự phân loại đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ theo 1 trong 4 mức sau: Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ; Hoàn thành tốt nhiệm vụ; Hoàn thành nhiệm vụ nhưng còn hạn chế về năng lực; Không hoàn thành nhiệm vụ và trình bày báo cáo tự đánh giá tại cuộc họp của cơ quan, đơn vị.

- Nhận xét, đánh giá đối với công chức chuyên môn, nghiệp vụ:

+ Công chức quản lý trực tiếp (Trưởng phòng/bộ phận) tổ chức họp phòng (bộ phận), thảo luận với các công chức của phòng (bộ phận) để đưa ra nhận xét, đóng góp ý kiến đối với báo cáo tự đánh giá của công chức; ghi ý kiến của tập thể phòng (bộ phận) và ý kiến của công chức quản lý trực tiếp vào báo cáo tự đánh giá của công chức; gửi kết quả về phòng (bộ phận) tổ chức cán bộ của cơ quan để tổng hợp.

+ Phòng (bộ phận) tổ chức cán bộ của cơ quan trình Thủ trưởng cơ quan chuyên môn quyết định thành lập Hội đồng đánh giá công chức của cơ quan.

• Hội đồng đánh giá công chức của cơ quan gồm các thành phần:

‣ Chủ tịch Hội đồng: Thủ trưởng cơ quan chuyên môn.

‣ Phó Chủ tịch Hội đồng: 01 cấp phó trực tiếp của Thủ trưởng cơ quan. ‣ Các ủy viên Hội đồng gồm: đại diện cấp ủy Đảng, lãnh đạo cơ quan, Công đoàn, Đoàn thanh niên và người đứng đầu các đơn vị cấu thành.

• Hội đồng đánh giá công chức tiến hành họp để các thành viên tham dự cuộc họp đóng góp ý kiến, xem xét sự phù hợp của ý kiến tập thể phòng (bộ phận) và ý kiến của công chức quản lý trực tiếp đối với báo cáo tự đánh giá của công chức. Các ý kiến tại cuộc họp được ghi vào biên bản và thông qua tại cuộc họp. Hội đồng đánh giá tiến hành bỏ phiếu kín đề nghị mức phân loại công chức. Người chủ trì - Chủ tịch Hội đồng đánh giá - kết luận.

- Nhận xét, đánh giá đối với Thủ trưởng cơ quan chuyên môn và cấp phó trực tiếp của Thủ trưởng cơ quan chuyên môn:

+ Hội đồng đánh giá công chức tiến hành họp để các thành viên tham dự cuộc họp đóng góp ý kiến. Các ý kiến tại cuộc họp được ghi vào biên bản và thông qua tại cuộc họp. Hội đồng đánh giá tiến hành bỏ phiếu kín đề nghị mức phân loại công chức. Người chủ trì - Chủ tịch Hội đồng đánh giá - kết luận.

+ Cấp ủy đảng cùng cấp nơi công chức công tác có ý kiến bằng văn bản về công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý được đánh giá.

* Bước 2: Cấp có thẩm quyền quyết định đánh giá và phân loại công chức

- Thủ trưởng cơ quan chuyên môn nhận xét, quyết định đánh giá và phân loại công chức (chuyên môn, nghiệp vụ) theo 1 trong 4 mức sau: Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ; Hoàn thành tốt nhiệm vụ; Hoàn thành nhiệm vụ nhưng còn hạn chế về năng lực; Không hoàn thành nhiệm vụ và thông báo kết quả đánh giá, phân loại cho công chức.

- Thủ trưởng cơ quan chuyên môn nhận xét, đánh giá đối với cấp phó trực tiếp của mình.

- Chủ tịch UBND tỉnh nhận xét, đánh giá đối với Thủ trưởng cơ quan chuyên môn. - Ban Thường vụ Tỉnh ủy xem xét, quyết định đánh giá và xếp loại đối với cán bộ, công chức diện Ban Thường vụ Tỉnh ủy quản lý (theo phân cấp quản lý cán bộ của tỉnh), gồm: Thủ trưởng và cấp phó trực tiếp của Thủ trưởng cơ quan chuyên môn, theo 1 trong 4 mức sau: Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ; Hoàn thành tốt nhiệm vụ; Hoàn thành nhiệm vụ; Không hoàn thành nhiệm vụ (tiêu chí các mức xếp loại này theo quy định tại Điều 10, Quyết định số 1327-QĐ/TU của Tỉnh ủy Cao Bằng).

Căn cứ kết luận, quyết định đánh giá, xếp loại cán bộ, công chức của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, tập thể lãnh đạo hoặc người đứng đầu cơ quan chuyên môn thông báo đến cán bộ, công chức được đánh giá biết.

2.3.2.4. Phương pháp đánh giá công chức cơ bản phù hợp điều kiện thực tế cơ quan chuyên môn của Ủy ban nhân dân tỉnh Cao Bằng

Theo quy định của Luật Cán bộ, công chức năm 2008; Nghị định hợp nhất số

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá công chức cơ quan chuyên môn thuộc ủy ban nhân dân tỉnh cao bằng (Trang 68 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)