Việc tham khảo kinh nghiệm của các địa phương thực hiện tốt công tác đánh giá công chức (như tỉnh Lào Cai và thành phố Đà Nẵng) để vận dụng phù hợp với tỉnh Cao Bằng là cần thiết và giúp cho tỉnh có thể tiết kiệm chi phí trong đánh giá công chức. Theo đó, tỉnh Cao Bằng có thể nghiên cứu vận dụng các kinh nghiệm về xây dựng bộ tiêu chí đánh giá công chức của các các tỉnh, thành nêu trên; việc xây dựng và sử dụng kết hợp các phương pháp đánh giá công chức; việc ứng dụng công nghệ thông tin trong đánh giá công chức… Qua đó, giúp cho cấp có thẩm quyền quyết định các nội dung trong công tác cán bộ được đúng và hiệu quả hơn.
TIỂU KẾT CHƢƠNG 1
Trong chương 1, tác giả đã khái quát những vấn đề lý luận, thực tiễn về đánh giá công chức cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh. Theo đó, tác giả đã nêu lý thuyết về đánh giá công chức và những khái niệm cơ bản liên quan đến đánh giá công chức cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh. Từ đó, tác giả đưa ra khái niệm đánh giá công chức cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh, là quá trình phân tích và so sánh giữa kết quả công việc thực tế đạt được của công chức cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh với các tiêu chí, tiêu chuẩn đã được quy định trong các văn bản trong một khoảng thời gian nhất định, nhằm đo lường và phân loại mức độ hoàn thành nhiệm vụ của công chức.
Tác giả đã hệ thống hóa một số vấn đề chung về đánh giá công chức cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh, gồm: nội dung, tiêu chí, nguyên tắc, quy trình, phương pháp đánh giá công chức; phân tích, làm rõ các yếu tố ảnh hưởng đến đánh giá công chức cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh; đưa ra các yêu cầu, điều kiện đảm bảo kết quả đánh giá công chức cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh; tham khảo kinh nghiệm đánh giá công chức của một số địa phương, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cho tỉnh Cao Bằng.
Những cơ sở lý luận và thực tiễn trong chương 1 là tiền đề để tác giả luận văn nghiên cứu thực trạng đánh giá công chức cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh Cao Bằng ở chương 2 và đề xuất phương hướng, giải pháp nâng cao chất lượng đánh giá công chức cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh Cao Bằng ở chương 3 của luận văn.
Chƣơng 2
THỰC TRẠNG ĐÁNH GIÁ CÔNG CHỨC CƠ QUAN CHUYÊN MÔN THUỘC ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH CAO BẰNG
2.1. Khái quát về cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh Cao Bằng
2.1.1. Số lượng cơ quan chuyên môn
UBND tỉnh Cao Bằng là cơ quan hành chính nhà nước ở tỉnh, thực hiện các hoạt động quản lý nhà nước về các lĩnh vực của đời sống xã hội trên địa bàn tỉnh. UBND tỉnh Cao Bằng có 19 cơ quan chuyên môn (gồm có sở và cơ quan tương đương sở), cụ thể như sau:
- Các cơ quan được tổ chức thống nhất toàn quốc theo quy định của Nghị định số 24/2014/NĐ-CP ngày 04 tháng 4 năm 2014 của Chính phủ quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương: 17 cơ quan, bao gồm: Sở Nội vụ; Sở Tư pháp; Sở Kế hoạch và Đầu tư; Sở Tài chính; Sở Công Thương; Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Sở Giao thông vận tải; Sở Xây dựng; Sở Tài nguyên và Môi trường; Sở Thông tin và Truyền thông; Sở Lao động - Thương binh và Xã hội; Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Sở Khoa học và Công nghệ; Sở Giáo dục và Đào tạo; Sở Y tế; Thanh tra tỉnh; Văn phòng UBND tỉnh.
- Các cơ quan đặc thù được tổ chức ở UBND tỉnh Cao Bằng: 02 cơ quan, gồm: Sở Ngoại vụ; Ban Dân tộc tỉnh.
2.1.2. Vị trí, chức năng
Vị trí và chức năng của cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh Cao Bằng theo quy định tại Điều 3 Nghị định số 24/2014/NĐ-CP của Chính phủ. Theo đó, cơ quan chuyên môn của UBND tỉnh Cao Bằng là cơ quan thuộc UBND tỉnh Cao Bằng, thực hiện chức năng tham mưu, giúp UBND tỉnh quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực ở địa phương theo quy định của pháp luật và theo phân công hoặc ủy quyền của UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh.
Cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh Cao Bằng chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và công tác của UBND tỉnh, đồng thời chịu sự chỉ đạo, kiểm tra về nghiệp vụ của cơ quan quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực cấp trên.
2.1.3. Nhiệm vụ, quyền hạn
Cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh Cao Bằng thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định tại Điều 4 Nghị định số 24/2014/NĐ-CP của Chính phủ, cụ thể:
1. Trình UBND tỉnh:
a) Dự thảo quyết định, chỉ thị; quy hoạch, kế hoạch dài hạn, 05 năm và hàng năm; chương trình, biện pháp tổ chức thực hiện các nhiệm vụ cải cách hành chính nhà nước về ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước được giao;
b) Dự thảo văn bản quy định cụ thể chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của sở;
c) Dự thảo văn bản quy định cụ thể điều kiện, tiêu chuẩn, chức danh đối với trưởng, phó các đơn vị thuộc sở; trưởng, phó trưởng phòng chuyên môn thuộc UBND huyện, thành phố trực thuộc tỉnh trong phạm vi ngành, lĩnh vực quản lý.
2. Trình Chủ tịch UBND tỉnh:
a) Dự thảo quyết định thành lập, sáp nhập, chia tách, giải thể các tổ chức, đơn vị của sở theo quy định của pháp luật;
b) Dự thảo quyết định, chỉ thị cá biệt thuộc thẩm quyền ban hành của Chủ tịch UBND tỉnh.
3. Tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, quy hoạch, kế hoạch sau khi được phê duyệt; thông tin, tuyên truyền, hướng dẫn, phổ biến, giáo dục, theo dõi thi hành pháp luật về các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước được giao.
4. Tổ chức thực hiện và chịu trách nhiệm về giám định, đăng ký, cấp giấy phép, văn bằng, chứng chỉ thuộc phạm vi trách nhiệm quản lý của cơ quan chuyên môn cấp tỉnh theo quy định của pháp luật và theo phân công hoặc ủy quyền của UBND tỉnh.
5. Giúp UBND tỉnh quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân, các hội và các tổ chức phi chính phủ thuộc các lĩnh vực quản lý của cơ quan chuyên môn theo quy định của pháp luật.
6. Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật.
7. Thực hiện hợp tác quốc tế về ngành, lĩnh vực quản lý và theo phân công hoặc ủy quyền của UBND tỉnh.
8. Hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ thuộc ngành, lĩnh vực quản lý đối với cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp huyện và chức danh chuyên môn thuộc UBND cấp xã.
9. Tổ chức nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật và công nghệ; xây dựng hệ thống thông tin, lưu trữ phục vụ công tác quản lý nhà nước và chuyên môn nghiệp vụ.
10. Kiểm tra, thanh tra theo ngành, lĩnh vực được phân công phụ trách đối với tổ chức, cá nhân trong việc thực hiện các quy định của pháp luật; giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng theo quy định của pháp luật và theo sự phân công hoặc ủy quyền của UBND tỉnh.
11. Quy định cụ thể chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của văn phòng, phòng chuyên môn nghiệp vụ, chi cục và đơn vị sự nghiệp công lập thuộc sở, phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của sở theo hướng dẫn chung của Bộ quản lý ngành, lĩnh vực và theo quy định của UBND tỉnh.
12. Quản lý tổ chức bộ máy, biên chế công chức, cơ cấu ngạch công chức, vị trí việc làm, cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp và số lượng người làm việc trong các đơn vị sự nghiệp công lập; thực hiện chế độ tiền lương và chính sách, chế độ đãi ngộ, đào tạo, bồi dưỡng, khen thưởng, kỷ luật đối với công chức, viên chức và lao động thuộc phạm vi quản lý theo quy định của pháp luật và theo sự phân công hoặc ủy quyền của UBND tỉnh.
13. Quản lý và chịu trách nhiệm về tài chính được giao theo quy định của pháp luật và theo phân công hoặc ủy quyền của UBND tỉnh.
14. Thực hiện công tác thông tin, báo cáo định kỳ và đột xuất về tình hình thực hiện nhiệm vụ được giao với UBND tỉnh, các Bộ, cơ quan ngang Bộ.
15. Thực hiện nhiệm vụ khác do UBND, Chủ tịch UBND tỉnh giao và theo quy định của pháp luật.
2.1.4. Cơ cấu tổ chức
Cơ cấu tổ chức của cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh gồm có: Văn phòng; Thanh tra; Phòng chuyên môn, nghiệp vụ; Chi cục; Đơn vị sự nghiệp công lập.
Không nhất thiết các cơ quan chuyên môn đều có các tổ chức Thanh tra, Chi cục hay Đơn vị sự nghiệp công lập. Riêng Văn phòng UBND tỉnh Cao Bằng có Cổng Thông tin điện tử (thuộc Trung tâm Thông tin).
2.1.5. Chế độ làm việc
Cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh Cao Bằng làm việc theo chế độ thủ trưởng và theo Quy chế làm việc của UBND tỉnh Cao Bằng, bảo đảm nguyên tắc tập trung dân chủ.
Người đứng đầu cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh (sau đây gọi chung là Giám đốc sở) chịu trách nhiệm trước UBND, Chủ tịch UBND tỉnh và trước pháp luật về thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực ở địa phương và các công việc được UBND, Chủ tịch UBND tỉnh phân công hoặc ủy quyền.
Giám đốc sở có trách nhiệm báo cáo với UBND, Chủ tịch UBND tỉnh; Bộ, cơ quan ngang Bộ về tổ chức, hoạt động của cơ quan mình; báo cáo công tác trước Hội đồng nhân dân và UBND tỉnh khi có yêu cầu; cung cấp tài liệu cần thiết theo yêu cầu của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh; trả lời kiến nghị của cử tri, chất vấn của đại biểu Hội đồng nhân dân cấp tỉnh về những vấn đề trong phạm vi ngành, lĩnh vực quản lý; phối hợp với các Giám đốc sở khác, người đứng đầu tổ chức chính trị - xã hội, các cơ quan có liên quan trong việc thực hiện nhiệm vụ của sở.
2.2. Công chức cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh Cao Bằng
2.2.1. Số lượng
Tổng số công chức của 19 cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh Cao Bằng từ năm 2014 đến năm 2017 như mô tả trong Bảng số liệu dưới đây (Bảng 2.1):
Bảng 2.1: Số lƣợng công chức cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh (2014 - 2017)
Đơn vị: người
TT Tên cơ quan chuyên môn Năm
2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 1 Văn phòng UBND tỉnh 47 48 46 42
2 Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 293 288 276 272
3 Sở Nội vụ 58 58 55 52
4 Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch 41 39 40 40
5 Sở Tài chính 56 50 50 48
6 Ban Dân tộc 21 21 21 20
7 Sở Công Thương 130 129 126 122
8 Sở Thông tin và Truyền thông 22 22 23 23
9 Sở Tài nguyên và Môi trường 49 49 50 49
10 Sở Lao động - Thương binh và Xã hội 52 51 50 52
11 Sở Tư pháp 32 32 32 31
12 Sở Ngoại vụ 27 25 23 23
13 Sở Xây dựng 42 40 39 38
14 Sở Khoa học và Công nghệ 33 33 29 30
15 Sở Giáo dục và Đào tạo 53 52 51 53
16 Sở Y tế 60 61 58 58
17 Sở Kế hoạch và Đầu tư 40 42 40 41
18 Sở Giao thông vận tải 48 45 47 44
19 Thanh tra tỉnh 28 26 27 25
Tổng cộng: 1.132 1.111 1.083 1.063
Nguồn: Sở Nội vụ tỉnh Cao Bằng, 2017 [37]
Từ Bảng số liệu 2.1 cho thấy, số lượng công chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh tương đối ổn định; một số cơ quan có biến động ít về tăng, giảm số lượng công chức, do tuyển dụng, tiếp nhận, điều động từ đơn vị khác đến hoặc có số nghỉ hưu, chuyển công tác ra ngoài cơ quan. Nhìn chung, năm 2014 - 2017, số
2.2.2. Cơ cấu
2.2.2.1. Cơ cấu theo độ tuổi
Cơ cấu công chức cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh Cao Bằng, chia theo độ tuổi, được mô tả như trong Hình 2.1 dưới đây:
Đơn vị: người
Hình 2.1: Cơ cấu công chức cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh theo độ tuổi
Nguồn: Sở Nội vụ tỉnh Cao Bằng, 2017 [37]
Từ Hình 2.1 về cơ cấu công chức theo độ tuổi cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh Cao Bằng cho thấy, cơ cấu độ tuổi từ 31 - 40 tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất, năm 2014 là 379/1.132 người (chiếm 33,48%) và năm 2017 là 389/1.063 người (chiếm 36,59%). Đây là đội ngũ công chức có độ tuổi trẻ, nhiều tiềm năng để cống hiến cho tỉnh nếu được bồi dưỡng, quy hoạch, phát triển và đánh giá đúng năng lực của công chức. Chính vì thế, việc đánh giá công chức phải đánh giá đúng và phân loại được để có kế hoạch sử dụng, phát triển và bố trí phù hợp nhằm phát huy được nguồn nhân lực có chất lượng đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
Bên cạnh đó, cơ cấu độ tuổi từ 41 - 50 tuổi cũng chiếm tỷ lệ khá cao: năm 2014 là 245/1.132 người (chiếm 21,64%), năm 2017 là 290/1.063 người (chiếm
0 50 100 150 200 250 300 350 400
Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017
202 150 136 126 379 397 382 389 245 236 279 290 306 328 286 258 Từ 30 tuổi trở xuống Từ 31 đến 40 tuổi Từ 41 đến 50 tuổi Từ 51 đến 60 tuổi
đã có nhiều kinh nghiệm trong công tác tham mưu và trưởng thành về mọi mặt, đồng thời có khả năng thích nghi với môi trường, nhất là khả năng nhạy bén trong xử lý tình huống phát sinh trong quá trình thực thi công vụ; vì vậy, đội ngũ này có khả năng hoàn thành tốt nhiệm vụ cao, đây là điều kiện thuận lợi đối với công chức cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh. Tuy nhiên, cơ cấu công chức trẻ, từ 30 tuổi trở xuống, chiếm tỷ lệ thấp nhất: năm 2014 là 202/1.132 người (chiếm 17,84%) và năm 2017 là 126/1.063 người (chiếm 11,85%); trong khi đó, cơ cấu công chức trên 50 tuổi chiếm tỷ lệ khá (năm 2014: 27,03%; năm 2017: 20,43%); do đó, việc trẻ hóa đội ngũ công chức cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh còn gặp nhiều khó khăn.
2.2.2.2. Cơ cấu theo giới tính
Cơ cấu nam, nữ trong công chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2014 - 2017 là thiếu cân bằng. Tỷ lệ công chức nam luôn cao hơn công chức nữ từ 1,5 đến 1,6 lần. Cụ thể: năm 2014, công chức nam chiếm tỷ lệ 60,78%, công chức nữ là 39,22%; năm 2017, công chức nam chiếm 60,49%, công chức nữ là 39,51%. Một số sở có sự chênh lệch lớn như: Sở Xây dựng (26 nam/12 nữ, năm 2017); Sở Công Thương (90 nam/32 nữ, năm 2017). Ngoài ra, số lượng công chức nữ giữ chức danh lãnh đạo, quản lý là giám đốc, phó giám đốc sở ít, cụ thể: giám đốc sở, ngành: 02/19 người; phó giám đốc sở, ngành: 11/55 người. Sở dĩ có tình trạng nêu trên là do đặc thù công việc chuyên môn của các sở, ngành nên số lượng công chức nữ trong cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh bao giờ cũng thấp hơn nhiều so với số lượng công chức nam.
2.2.2.3. Cơ cấu theo dân tộc
Theo số liệu điều tra dân số ngày 01/10/2009, dân số tỉnh Cao Bằng năm 2009 là 510.884 người (hiện nay có khoảng 53 vạn người), với 28 dân tộc cùng sinh sống, chủ yếu là dân tộc thiểu số (chiếm đến 95,32%), dân tộc Kinh chỉ chiếm 4,68%. Trong đó, đông nhất là dân tộc Tày chiếm 42,54%; dân tộc Nùng chiếm 32,86%; dân tộc Dao chiếm 9,63%; dân tộc Mông chiếm 8,45%; dân tộc Sán Chay chiếm 1,23%; dân tộc Lô Lô chiếm 0,39%; dân tộc Hoa chiếm 0,033%; dân tộc Ngái chiếm 0,013%; các dân tộc khác chiếm 0,18% [2].