Chế độ làm việc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá công chức cơ quan chuyên môn thuộc ủy ban nhân dân tỉnh cao bằng (Trang 55)

Cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh Cao Bằng làm việc theo chế độ thủ trưởng và theo Quy chế làm việc của UBND tỉnh Cao Bằng, bảo đảm nguyên tắc tập trung dân chủ.

Người đứng đầu cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh (sau đây gọi chung là Giám đốc sở) chịu trách nhiệm trước UBND, Chủ tịch UBND tỉnh và trước pháp luật về thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực ở địa phương và các công việc được UBND, Chủ tịch UBND tỉnh phân công hoặc ủy quyền.

Giám đốc sở có trách nhiệm báo cáo với UBND, Chủ tịch UBND tỉnh; Bộ, cơ quan ngang Bộ về tổ chức, hoạt động của cơ quan mình; báo cáo công tác trước Hội đồng nhân dân và UBND tỉnh khi có yêu cầu; cung cấp tài liệu cần thiết theo yêu cầu của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh; trả lời kiến nghị của cử tri, chất vấn của đại biểu Hội đồng nhân dân cấp tỉnh về những vấn đề trong phạm vi ngành, lĩnh vực quản lý; phối hợp với các Giám đốc sở khác, người đứng đầu tổ chức chính trị - xã hội, các cơ quan có liên quan trong việc thực hiện nhiệm vụ của sở.

2.2. Công chức cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh Cao Bằng

2.2.1. Số lượng

Tổng số công chức của 19 cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh Cao Bằng từ năm 2014 đến năm 2017 như mô tả trong Bảng số liệu dưới đây (Bảng 2.1):

Bảng 2.1: Số lƣợng công chức cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh (2014 - 2017)

Đơn vị: người

TT Tên cơ quan chuyên môn Năm

2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 1 Văn phòng UBND tỉnh 47 48 46 42

2 Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 293 288 276 272

3 Sở Nội vụ 58 58 55 52

4 Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch 41 39 40 40

5 Sở Tài chính 56 50 50 48

6 Ban Dân tộc 21 21 21 20

7 Sở Công Thương 130 129 126 122

8 Sở Thông tin và Truyền thông 22 22 23 23

9 Sở Tài nguyên và Môi trường 49 49 50 49

10 Sở Lao động - Thương binh và Xã hội 52 51 50 52

11 Sở Tư pháp 32 32 32 31

12 Sở Ngoại vụ 27 25 23 23

13 Sở Xây dựng 42 40 39 38

14 Sở Khoa học và Công nghệ 33 33 29 30

15 Sở Giáo dục và Đào tạo 53 52 51 53

16 Sở Y tế 60 61 58 58

17 Sở Kế hoạch và Đầu tư 40 42 40 41

18 Sở Giao thông vận tải 48 45 47 44

19 Thanh tra tỉnh 28 26 27 25

Tổng cộng: 1.132 1.111 1.083 1.063

Nguồn: Sở Nội vụ tỉnh Cao Bằng, 2017 [37]

Từ Bảng số liệu 2.1 cho thấy, số lượng công chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh tương đối ổn định; một số cơ quan có biến động ít về tăng, giảm số lượng công chức, do tuyển dụng, tiếp nhận, điều động từ đơn vị khác đến hoặc có số nghỉ hưu, chuyển công tác ra ngoài cơ quan. Nhìn chung, năm 2014 - 2017, số

2.2.2. Cơ cấu

2.2.2.1. Cơ cấu theo độ tuổi

Cơ cấu công chức cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh Cao Bằng, chia theo độ tuổi, được mô tả như trong Hình 2.1 dưới đây:

Đơn vị: người

Hình 2.1: Cơ cấu công chức cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh theo độ tuổi

Nguồn: Sở Nội vụ tỉnh Cao Bằng, 2017 [37]

Từ Hình 2.1 về cơ cấu công chức theo độ tuổi cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh Cao Bằng cho thấy, cơ cấu độ tuổi từ 31 - 40 tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất, năm 2014 là 379/1.132 người (chiếm 33,48%) và năm 2017 là 389/1.063 người (chiếm 36,59%). Đây là đội ngũ công chức có độ tuổi trẻ, nhiều tiềm năng để cống hiến cho tỉnh nếu được bồi dưỡng, quy hoạch, phát triển và đánh giá đúng năng lực của công chức. Chính vì thế, việc đánh giá công chức phải đánh giá đúng và phân loại được để có kế hoạch sử dụng, phát triển và bố trí phù hợp nhằm phát huy được nguồn nhân lực có chất lượng đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Bên cạnh đó, cơ cấu độ tuổi từ 41 - 50 tuổi cũng chiếm tỷ lệ khá cao: năm 2014 là 245/1.132 người (chiếm 21,64%), năm 2017 là 290/1.063 người (chiếm

0 50 100 150 200 250 300 350 400

Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017

202 150 136 126 379 397 382 389 245 236 279 290 306 328 286 258 Từ 30 tuổi trở xuống Từ 31 đến 40 tuổi Từ 41 đến 50 tuổi Từ 51 đến 60 tuổi

đã có nhiều kinh nghiệm trong công tác tham mưu và trưởng thành về mọi mặt, đồng thời có khả năng thích nghi với môi trường, nhất là khả năng nhạy bén trong xử lý tình huống phát sinh trong quá trình thực thi công vụ; vì vậy, đội ngũ này có khả năng hoàn thành tốt nhiệm vụ cao, đây là điều kiện thuận lợi đối với công chức cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh. Tuy nhiên, cơ cấu công chức trẻ, từ 30 tuổi trở xuống, chiếm tỷ lệ thấp nhất: năm 2014 là 202/1.132 người (chiếm 17,84%) và năm 2017 là 126/1.063 người (chiếm 11,85%); trong khi đó, cơ cấu công chức trên 50 tuổi chiếm tỷ lệ khá (năm 2014: 27,03%; năm 2017: 20,43%); do đó, việc trẻ hóa đội ngũ công chức cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh còn gặp nhiều khó khăn.

2.2.2.2. Cơ cấu theo giới tính

Cơ cấu nam, nữ trong công chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2014 - 2017 là thiếu cân bằng. Tỷ lệ công chức nam luôn cao hơn công chức nữ từ 1,5 đến 1,6 lần. Cụ thể: năm 2014, công chức nam chiếm tỷ lệ 60,78%, công chức nữ là 39,22%; năm 2017, công chức nam chiếm 60,49%, công chức nữ là 39,51%. Một số sở có sự chênh lệch lớn như: Sở Xây dựng (26 nam/12 nữ, năm 2017); Sở Công Thương (90 nam/32 nữ, năm 2017). Ngoài ra, số lượng công chức nữ giữ chức danh lãnh đạo, quản lý là giám đốc, phó giám đốc sở ít, cụ thể: giám đốc sở, ngành: 02/19 người; phó giám đốc sở, ngành: 11/55 người. Sở dĩ có tình trạng nêu trên là do đặc thù công việc chuyên môn của các sở, ngành nên số lượng công chức nữ trong cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh bao giờ cũng thấp hơn nhiều so với số lượng công chức nam.

2.2.2.3. Cơ cấu theo dân tộc

Theo số liệu điều tra dân số ngày 01/10/2009, dân số tỉnh Cao Bằng năm 2009 là 510.884 người (hiện nay có khoảng 53 vạn người), với 28 dân tộc cùng sinh sống, chủ yếu là dân tộc thiểu số (chiếm đến 95,32%), dân tộc Kinh chỉ chiếm 4,68%. Trong đó, đông nhất là dân tộc Tày chiếm 42,54%; dân tộc Nùng chiếm 32,86%; dân tộc Dao chiếm 9,63%; dân tộc Mông chiếm 8,45%; dân tộc Sán Chay chiếm 1,23%; dân tộc Lô Lô chiếm 0,39%; dân tộc Hoa chiếm 0,033%; dân tộc Ngái chiếm 0,013%; các dân tộc khác chiếm 0,18% [2].

Với tỷ lệ dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh lớn như vậy, cơ cấu tỷ lệ công chức là người dân tộc thiểu số ở các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh Cao Bằng cũng chiếm tỷ lệ cao. Năm 2017, số công chức là người dân tộc thiểu số công tác tại cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh là 880 người, chiếm đến 82,78% tổng số công chức cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh [37]. Hầu hết các sở, ngành đều có tỷ lệ lớn công chức là người dân tộc thiểu số, chẳng hạn: Ban Dân tộc tỉnh (95%); Sở Giao thông vận tải (90,9%); Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (88,6%); Sở Ngoại vụ (86,96%); Sở Thông tin và Truyền thông (86,96%); Sở Y tế (86,21%); Sở Tài nguyên và Môi trường (85,71%); Sở Tài chính (85,42%)…

2.2.3. Chất lượng

2.2.3.1. Về trình độ a) Trình độ chuyên môn

Trình độ chuyên môn của công chức cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh Cao Bằng từ năm 2014 đến năm 2017 được mô tả như trong Bảng 2.2 dưới đây:

Bảng 2.2: Trình độ chuyên môn của công chức cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh Cao Bằng

Đơn vị: người

Trình độ chuyên môn

Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Số lƣợng Tỷ lệ (%) Số lƣợng Tỷ lệ (%) Số lƣợng Tỷ lệ (%) Số lƣợng Tỷ lệ (%) Tiến sĩ 1 0,09 1 0,09 2 0,18 3 0,28 Thạc sĩ 79 6,98 96 8,64 103 9,51 125 11,76 Đại học 854 75,44 841 75,70 832 76,82 810 76,20 Cao đẳng 43 3,80 41 3,69 32 2,95 26 2,45 Trung cấp 132 11,66 112 10,08 96 8,86 87 8,18 Sơ cấp 23 2,03 20 1,80 18 1,66 12 1,13 Tổng cộng: 1.132 100 1.111 100 1.083 100 1.063 100

Qua Bảng số liệu 2.2 trên đây ta thấy, công chức cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh Cao Bằng cơ bản đáp ứng yêu cầu về trình độ chuyên môn theo quy định. Số công chức có trình độ từ đại học trở lên chiếm tỷ lệ rất cao và ngày càng tăng, trong đó, trình độ đại học chiếm tỷ lệ cao nhất, bình quân 76,04% và có xu hướng tăng nhẹ; tỷ lệ công chức có trình độ thạc sĩ ngày càng tăng cao, từ 6,98% năm 2014 đến 11,76% năm 2017 (tăng 1,68 lần). Tỷ lệ công chức có trình độ từ cao đẳng trở xuống ngày càng giảm, từ 17,49% năm 2014 xuống còn 11,76% năm 2017 (giảm 1,49 lần).

Như vậy, trình độ chuyên môn của công chức cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh Cao Bằng ngày càng được nâng cao. Điều này cho thấy, trong công tác tuyển dụng công chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh đã chú trọng việc tuyển dụng những người có trình độ đại học. Song song với đó, cũng như các địa phương khác trong cả nước, tỉnh Cao Bằng đã ban hành một số chính sách thu hút, đãi ngộ nguồn nhân lực chất lượng cao đến công tác tại các cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2015 - 2020 và có điều chỉnh trong giai đoạn 2017 - 2020 cho phù hợp với tình hình thực tế của tỉnh.Đối tượng thu hút, đãi ngộ là người có trình độ chuyên môn cao được tiếp nhận hoặc tuyển dụng không qua thi tuyển vào công chức, bao gồm: Giáo sư, Phó Giáo sư, Tiến sĩ khoa học; Bác sĩ chuyên khoa I, Dược sĩ chuyên khoa I; Thạc sĩ tốt nghiệp loại giỏi, xuất sắc ở nước ngoài; người tốt nghiệp thủ khoa tại các cơ sở đào tạo trình độ đại học ở trong nước;người tốt nghiệp đại học loại giỏi, xuất sắc ở nước ngoài… Thêm vào đó, công tác đào tạo, bồi dưỡng công chức tiếp tục học sau đại học đã được tỉnh quan tâm hơn, thể hiện trong các chương trình, kế hoạch của tỉnh về nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực cán bộ lãnh đạo, quản lý trẻ, cụ thể: Tỉnh ủy Cao Bằng đã ban hành Chương trình số 12-CTr/TU ngày 09 tháng 5 năm 2016 về “Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cán bộ lãnh đạo, quản lý trẻ giai đoạn 2016 - 2020”, trên cơ sở đó, UBND tỉnh Cao Bằng đã ban hành kế hoạch thực hiện Chương trình này của Tỉnh ủy, chọn cử công chức tham dự các khóa đào tạo, bồi dưỡng sau đại học theo các lĩnh vực chuyên môn, đồng thời phối hợp với các trường đại học trong

nước đào tạo nâng cao trình độ, chuyên môn nghiệp vụ đối với cán bộ lãnh đạo, quản lý trẻ. Đây là những lợi thế về chất lượng chuyên môn của đội ngũ công chức các cơ quan chuyên môn của tỉnh Cao Bằng.

Tuy nhiên, bên cạnh đó, tỷ lệ công chức cơ quan chuyên môn tỉnh Cao Bằng có trình độ từ cao đẳng trở xuống, nhất là trình độ trung cấp và sơ cấp, tuy có giảm qua các năm 2014 - 2017 nhưng vẫn còn chiếm tỷ lệ khá (11,76%, năm 2017). Thời gian tới, con số này cần tiếp tục được giảm, qua đó, chất lượng chuyên môn của công chức cơ quan chuyên môn của tỉnh sẽ ngày càng được nâng cao hơn.

b) Trình độ quản lý nhà nước

Trình độ quản lý nhà nước của công chức cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh Cao Bằng từ năm 2014 đến năm 2017 được mô tả trong Bảng 2.3 dưới đây:

Bảng 2.3: Trình độ quản lý nhà nƣớc của công chức cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh Cao Bằng

Đơn vị: người

Trình độ quản lý nhà nƣớc

Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Số lƣợng Tỷ lệ (%) Số lƣợng Tỷ lệ (%) Số lƣợng Tỷ lệ (%) Số lƣợng Tỷ lệ (%)

Chuyên viên cao cấp

và tương đương 17 1,50 20 1,80 20 1,85 30 2,82 Chuyên viên chính và tương đương 224 19,79 266 23,94 274 25,30 347 32,64 Chuyên viên và tương đương 494 43,64 550 49,50 599 55,31 558 52,49 Tổng số công chức đã qua bồi dƣỡng: 735 64,93 836 75,25 893 82,46 935 87,96

Nguồn: Sở Nội vụ tỉnh Cao Bằng, 2017 [37]

Theo Bảng số liệu 2.3, tính đến năm 2017, có 935/1.063 công chức cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh Cao Bằng đã qua bồi dưỡng quản lý nhà nước từ

trình độ chuyên viên và tương đương trở lên, chiếm tỷ lệ cao: 87,96%. Trong đó, tỷ lệ công chức đã tham gia bồi dưỡng quản lý nhà nước chương trình chuyên viên cao cấp và tương đương chiếm 2,82%; quản lý nhà nước chương trình chuyên viên chính và tương đương chiếm 32,64%; quản lý nhà nước chương trình chuyên viên và tương đương chiếm 52,49%. Số liệu năm 2017 cũng cho thấy số công chức được bồi dưỡng và có trình độ quản lý nhà nước chương trình chuyên viên chính tăng đáng kể so với năm 2016, cụ thể: năm 2017 là 347 công chức, trong khi đó, năm 2016 là 274 công chức.

Như vậy, có thể thấy, trình độ quản lý nhà nước của công chức cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh Cao Bằng đã ngày một tăng lên. Hiện nay, UBND tỉnh đã chỉ đạo Sở Nội vụ phối hợp với Học viện Hành chính Quốc gia, Trường Chính trị Hoàng Đình Giong tỉnh Cao Bằng tổ chức mở các lớp bồi dưỡng để tiếp tục nâng cao trình độ quản lý nhà nước cho đội ngũ công chức của tỉnh nói chung và công chức cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh nói riêng. Do đó, trong tương lai gần, trình độ quản lý nhà nước của công chức cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh Cao Bằng sẽ tiếp tục được tăng lên.

c) Trình độ lý luận chính trị

Nhìn chung, thời gian qua, công chức cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh chủ yếu được bồi dưỡng lý luận chính trị cao cấp. Từ năm 2014 đến năm 2017, số công chức có trình độ lý luận chính trị cao cấp là 833 người, chiếm tỷ lệ cao nhất trong tổng số công chức cơ quan chuyên môn (20%). Đối tượng này đa số là công chức giữ chức vụ lãnh đạo cấp phòng trở lên, được chọn cử đi bồi dưỡng lý luận chính trị cao cấp để tạo nguồn cho công tác quy hoạch, bổ nhiệm công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý của tỉnh. Số công chức có trình độ lý luận chính trị cử nhân chiếm tỷ lệ thấp và giảm dần. Số công chức có trình độ lý luận chính trị trung cấp và sơ cấp chiếm tỷ lệ không cao.

Từ năm 2017 trở đi, việc bồi dưỡng trung cấp lý luận chính trị cho đội ngũ công chức toàn tỉnh nói chung và công chức cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh nói riêng đã được chú trọng thực hiện hơn trước. Nhiều lớp trung cấp lý luận chính

trị đã được mở để bồi dưỡng lý luận cho công chức các sở, ngành trên cơ sở phối hợp giữa các sở, ngành và Trường Chính trị tỉnh Cao Bằng.

Từ những phân tích trên đây cho thấy, tỉnh Cao Bằng rất quan tâm đến việc nâng cao trình độ lý luận chính trị cho công chức nói chung và công chức cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh nói riêng. Trình độ lý luận chính trị của công chức là một trong những tiêu chí để xem xét bổ nhiệm chức vụ lãnh đạo đối với công chức. Tuy nhiên, so với tổng số công chức cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh thì số công chức được bồi dưỡng lý luận chính trị vẫn chiếm tỷ lệ chưa cao (30,76%, năm 2017).

d) Trình độ tin học

Tính đến năm 2017, tổng số công chức cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh đã có bằng tốt nghiệp trình độ trung cấp tin học hoặc chứng chỉ tin học là 940 người (chiếm 88.43%), tăng 16,88% so với năm 2014. Số công chức chưa có chứng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá công chức cơ quan chuyên môn thuộc ủy ban nhân dân tỉnh cao bằng (Trang 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)