Giải pháp nâng cao chất lƣợng đánh giá công chức cơ quan chuyên môn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá công chức cơ quan chuyên môn thuộc ủy ban nhân dân tỉnh cao bằng (Trang 100)

môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh Cao Bằng

3.3.1. Nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung quy định của Trung ƣơng về đánh giá công chức, đảm bảo tính chặt chẽ, đồng bộ và phù hợp với thực tiễn; hoàn thiện các quy định pháp luật về công chức, công vụ

Từ khi Nghị định số 56/2015/NĐ-CP của Chính phủ về đánh giá và phân loại cán bộ, công chức, viên chức được ban hành ngày 09 tháng 6 năm 2015 và có hiệu lực từ ngày 01 tháng 8 năm 2015, những nội dung về tiêu chí, phương pháp và thẩm quyền đánh giá cán bộ, công chức, viên chức theo quy định tại Luật Cán bộ, công chức năm 2008 đã được cụ thể hóa, tạo điều kiện cho các cơ quan, địa phương có căn cứ cụ thể thực hiện; từ đó, việc đánh giá và phân loại cán bộ, công chức, viên chức ở các cơ quan, địa phương đã có nhiều điểm mới, tích cực, mở rộng dân chủ hơn và đánh giá sát hơn.

Qua hai năm triển khai thực hiện, ngoài những kết quả đạt được, Nghị định số 56/2015/NĐ-CP đã bộc lộ những hạn chế như: Một số quy định về đánh giá cán bộ, công chức, viên chức chưa sát với thực tiễn: tiêu chí để công chức hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, tiêu chí để viên chức hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, hoàn thành tốt nhiệm vụ, hoàn thành nhiệm vụ đều phải có ít nhất 01 đề án, đề tài hoặc sáng kiến được áp dụng có hiệu quả và được cấp có thẩm quyền công nhận; thời điểm đánh giá, phân loại cán bộ, công chức, viên chức chưa nêu rõ phải được tiến hành trước khi thực hiện việc bình xét thi đua, khen thưởng hàng năm; chưa quy định rõ trách nhiệm của thủ trưởng cơ quan, đơn vị khi đánh giá, phân loại phải tính đến tỷ lệ khối lượng công việc của cán bộ, công chức, viên chức đã thực hiện so với khối lượng công việc chung của cơ quan, đơn vị;… Những hạn chế này gây lúng túng, vướng mắc cho các cơ quan, đơn vị, địa phương khi thực hiện quy định của Nghị định. Việc đánh giá công chức ở nhiều cơ quan, đơn vị, địa phương còn tình trạng hình thức, xuê xoa, bình quân chủ nghĩa, cào bằng... Qua thực tế đánh giá, phân loại cán bộ, công chức, viên chức trong thời gian vừa qua, có thể thấy rằng kết quả đánh giá, phân loại cán bộ, công chức, viên chức hàng năm của các bộ, ngành, địa phương

chưa phản ánh được thực chất kết quả thực thi nhiệm vụ cũng như mong muốn của Chính phủ trong việc có được đội ngũ cán bộ, công chức tận tụy phục vụ nhân dân.

Ngày 27 tháng 7 năm 2017, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 88/2017/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 56/2015/NĐ-CP. Theo đó, một số bất cập, hạn chế của Nghị định số 56/2015/NĐ-CP đã được sửa đổi, bổ sung để nâng cao hiệu quả công tác đánh giá, phân loại cán bộ, công chức, viên chức. Tuy nhiên, vẫn còn một số điểm của Nghị định số 56/2015/NĐ-CP cần tiếp tục được nghiên cứu, xem xét sửa đổi, bổ sung, chẳng hạn:

Một là, tiêu chí phân loại đánh giá công chức ở mức “hoàn thành nhiệm vụ nhưng còn hạn chế về năng lực”, quy định tại khoản 1 Điều 20 của Nghị định:

1. Công chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý đạt các tiêu chí quy định tại Điểm a, b Khoản 1 Điều 18 Nghị định này và có một trong các tiêu chí sau đây thì phân loại đánh giá ở mức hoàn thành nhiệm vụ nhưng còn hạn chế về năng lực:

a) Hoàn thành từ 70% đến dưới 100% nhiệm vụ theo chương trình kế hoạch công tác năm;

b) Thực hiện nhiệm vụ được giao còn chậm về tiến độ;

c) Tham mưu đề xuất giải quyết công việc chưa bảo đảm chất lượng chưa đúng với quy định của pháp luật hoặc đến mức phải để cấp trên xử lý lại;

d) Không có thái độ đúng mực và xử sự văn hóa trong thực hiện nhiệm vụ, công vụ;

đ) Có biểu hiện cửa quyền, hách dịch, gây khó khăn, phiền hà, tiêu cực, tham ô, tham nhũng, lãng phí trong thực hiện nhiệm vụ, công vụ.

Thực tế, có trường hợp vì lý do khách quan (không xuất phát từ phía công chức) mà công chức chỉ “hoàn thành từ 70 đến dưới 100% nhiệm vụ theo chương trình, kế hoạch công tác năm” hoặc “thực hiện nhiệm vụ được giao còn chậm về tiến độ”, thì mức phân loại đánh giá “hoàn thành nhiệm vụ nhưng còn hạn chế về năng lực” đối với công chức đó có phần phiến diện, thậm chí có thể coi là đánh giá nặng nề, làm giảm sự cố gắng, phấn đấu của công chức.

Hai là, tiêu chí đạo đức trong đánh giá cán bộ, công chức nêu tại Nghị định số 56/2015/NĐ-CP cần được cụ thể hóa hơn, bởi đây là tiêu chí rất quan trọng, đặc biệt là đặt trong bối cảnh toàn bộ hệ thống chính trị nước ta đang tích cực và quyết liệt chống vấn nạn tham ô, tham nhũng; hơn nữa, đây là tiêu chí khó định lượng hơn so với bất kỳ tiêu chí đánh giá nào khác. Nói đến đạo đức là nói đến niềm tin, sự tín nhiệm; nó đòi hỏi cán bộ, công chức phải được đồng nghiệp, được nhân dân tín nhiệm, tin tưởng. Đánh giá cán bộ, công chức ở khía cạnh đạo đức thì yêu cầu về phẩm chất, năng lực của cán bộ, công chức không chỉ được xem xét trên phương diện chuyên môn mà còn phải quan tâm đến trách nhiệm, thái độ và sự trung thực trong công việc, trung thực với chính bản thân mình. Do vậy, nếu tiêu chí đạo đức được cụ thể hóa hơn thì sẽ có ý nghĩa rất quan trọng khi áp dụng vào thực tế đánh giá cán bộ, công chức.

Trên cơ sở Nghị định số 56/2015/NĐ-CP và Nghị định số 88/2017/NĐ-CP của Chính phủ, Bộ Nội vụ nên nghiên cứu ban hành Thông tư hướng dẫn với bộ tiêu chí đánh giá cụ thể, định lượng hơn trong việc đánh giá cũng như phương pháp đánh giá đảm bảo công tác đánh giá, phân loại công chức được thuận tiện và chính xác hơn.

Ngày 04 tháng 8 năm 2017, Bộ Chính trị ban hành Quy định số 89-QĐ/TW quy định khung tiêu chuẩn chức danh, định hướng khung tiêu chí đánh giá cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp đã thể hiện quan điểm cũng như mong muốn của Đảng là xây dựng một hệ thống tiêu chí đánh giá cụ thể, đề cao trách nhiệm của người đứng đầu cũng như thẩm quyền của các cấp, đồng thời khẳng định quyết tâm mạnh mẽ làm trong sạch đội ngũ cán bộ, đặc biệt là cán bộ cao cấp. Trong Quy định số 89- QĐ/TW, nội dung quy định về khung tiêu chí xếp loại cán bộ lãnh đạo, quản lý hàng năm gồm có 4 mức: Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ; hoàn thành tốt nhiệm vụ;

hoàn thành nhiệm vụ; không hoàn thành nhiệm vụ. Đối chiếu với quy định của Luật Cán bộ, công chức năm 2008 và Nghị định số 56/2015/NĐ-CP thì có thể thấy một số điểm khác nhau trong đánh giá, phân loại cán bộ, công chức như sau:

Thứ nhất, về tên mức phân loại đánh giá thứ ba: Quy định số 89-QĐ/TW nêu là “hoàn thành nhiệm vụ”, Luật Cán bộ, công chức năm 2008 và Nghị định số

56/2015/NĐ-CP quy định là “hoàn thành nhiệm vụ nhưng còn hạn chế về năng lực”, trong khi đó, các tiêu chí về mức phân loại này cơ bản giống nhau; hơn nữa, các tiêu chí để đánh giá năng lực còn hạn chế là chưa rõ ràng, việc đánh giá năng lực còn hạn chế tác động trực tiếp đến uy tín, danh dự của người bị đánh giá dẫn đến tâm lý nể nang, né tránh. Do vậy, luận văn đề xuất nên sửa mức thứ ba về phân loại đánh giá công chức tại Nghị định số 56/2015/NĐ-CP thành “hoàn thành nhiệm vụ” để thống nhất với mức phân loại đánh giá của viên chức và thống nhất với mức phân loại nêu trong Quy định số 89-QĐ/TW.

Thứ hai, về tiêu chí phân loại đánh giá mức “hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ”: Quy định số 89-QĐ/TW có yêu cầu cao hơn, khi một trong các tiêu chí là “Địa phương, cơ quan, đơn vị phụ trách hoàn thành tất cả các chỉ tiêu, nhiệm vụ, trong đó có ít nhất 50% chỉ tiêu (nhiệm vụ) cơ bản hoàn thành vượt mức…” (tiết 3, điểm 1.1, khoản 1, mục III); trong khi đó, Nghị định số 56/2015/NĐ-CP chỉ quy định là “Cơ quan, tổ chức, đơn vị được giao lãnh đạo, quản lý hoàn thành 100% nhiệm vụ theo chương trình, kế hoạch công tác năm; hoàn thành tốt nhiệm vụ đột xuất” (điểm b, khoản 2, Điều 18).

Thứ ba, về tiêu chí phân loại đánh giá mức “không hoàn thành nhiệm vụ”: Quy định số 89-QĐ/TW mở rộng trường hợp thực hiện xếp loại không hoàn thành nhiệm vụ so với các trường hợp quy định tại Nghị định số 56/2015/NĐ-CP, cụ thể là các trường hợp sau: “Cấp có thẩm quyền quản lý cán bộ (theo quy định hiện hành của Đảng) đánh giá là có biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” hoặc “Cá nhân bị xử lý kỷ luật trong năm đánh giá” (tiết 1 và tiết 5, điểm 1.4, khoản 1, mục III). Việc mở rộng này để thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII của Đảng (Nghị quyết số 04-NQ/TW ngày 30 tháng 10 năm 2016 về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ) và phù hợp với yêu cầu thực tiễn đang đặt ra để giải quyết các vấn đề cấp bách trong công tác cán bộ hiện nay.

Do đó, cần sửa đổi, bổ sung tiêu chí phân loại đánh giá công chức ở mức “hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ” và tiêu chí phân loại đánh giá công chức ở mức “không hoàn thành nhiệm vụ” quy định tại Nghị định số 56/2015/NĐ-CP, để phù hợp, thống nhất với Quy định số 89-QĐ/TW.

Tóm lại, qua một số nội dung phân tích trên đây, để việc đánh giá, phân loại cán bộ, công chức được khách quan, thực chất, làm cơ sở cho việc quản lý, sử dụng cán bộ, công chức và bình xét thi đua, góp phần nâng cao tính hiệu quả, thiết thực của các phong trào thi đua yêu nước ở các cơ quan, đơn vị, tạo động lực cho cán bộ, công chức thi đua hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao, thì rất cần tiếp tục nghiên cứu, tổng kết thực tiễn để sửa đổi, bổ sung quy định hiện hành về đánh giá cán bộ, công chức, đảm bảo tính chặt chẽ, đồng bộ và phù hợp với thực tiễn. Trong đó, cần chú ý sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện các quy định đánh giá (bao gồm: nội dung, tiêu chí, quy trình, phương pháp đánh giá…) theo hướng: quy định cụ thể, công khai, công bằng, khách quan, dân chủ; quy định rõ trách nhiệm của người đứng đầu trong công tác đánh giá và trong việc quyết định kết quả đánh giá công chức thuộc quyền quản lý; xây dựng các tiêu chí đánh giá theo chức danh, theo vị trí việc làm; xây dựng các chỉ số đo lường kết quả đánh giá; quy định việc sử dụng kết hợp các phương pháp đánh giá khác nhau, phù hợp với từng nhóm vị trí việc làm…

Song song với đó, cần tiến hành rà soát, sửa đổi, bổ sung các quy định pháp luật về công chức, công vụ để công tác quản lý, sử dụng công chức được thực hiện đồng bộ và hiệu quả; bảo đảm thống nhất giữa quy định của Đảng và Luật Cán bộ, công chức; sớm hoàn thiện hệ thống vị trí việc làm thống nhất cho các cơ quan trong bộ máy hành chính nhà nước để khắc phục tình trạng cơ cấu công chức chưa phù hợp với cơ cấu công việc, tình trạng vừa thừa vừa thiếu công chức trong các cơ quan hành chính nhà nước như hiện nay, từ đó làm cơ sở đánh giá công chức được chính xác và hiệu quả.

Các đề xuất nêu trên phù hợp với phương hướng, nhiệm vụ xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa mà Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng

đã chỉ ra: “Chú trọng công tác xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức”, trong đó có nội dung: “Hoàn thiện tiêu chí đánh giá và cơ chế kiểm tra, giám sát, kiểm soát việc thực thi công vụ; xác định rõ quyền hạn, trách nhiệm của ngươi đứng đầu cơ quan hành chính”; “lấy bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức, năng lực, hiệu quả thực thi nhiệm vụ để đánh giá, đề bạt, bổ nhiệm cán bộ…” [19, tr.181].

3.3.2. Xây dựng, cụ thể hóa tiêu chí đánh giá công chức cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh Cao Bằng môn thuộc UBND tỉnh Cao Bằng

Đối với nhóm công chức lãnh đạo thuộc diện Ban Thường vụ Tỉnh ủy Cao Bằng quản lý, gồm thủ trưởng và cấp phó trực tiếp của thủ trưởng cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh, các tiêu chí đánh giá đã được cụ thể hóa tương đối rõ cho từng chức danh tại Quy chế đánh giá và Bộ tiêu chí đánh giá cán bộ diện Ban Thường vụ Tỉnh ủy quản lý, ban hành kèm theo Quyết định số 1327-QĐ/TU và Quyết định số 1328-QĐ/TU ngày 30 tháng 11 năm 2017 của Tỉnh ủy Cao Bằng.

Đối với nhóm công chức còn lại trong các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh (không thuộc diện Ban Thường vụ Tỉnh ủy quản lý), UBND tỉnh cần sớm xây dựng và ban hành bộ tiêu chí đánh giá đối với từng nhóm công chức theo hướng lượng hoá tối đa các tiêu chí, xác định cụ thể đầu mối công việc.Bộ tiêu chí sẽ được dùng làm căn cứ trực tiếp, cụ thể cho việc đánh giá công chức trên địa bàn tỉnh Cao Bằng, khắc phục tình trạng đánh giá hình thức, cảm tính, chủ quan… đã tồn tại ở các cơ quan chuyên môn của tỉnh trong thời gian qua.

Thực hiện giải pháp này, cần lưu ý: Để việc đánh giá công chức nhấn mạnh vào kết quả thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao, lấy hiệu quả công việc thực tế làm thước đo để đánh giá phẩm chất, năng lực của công chức theo đúng quan điểm và yêu cầu của Tỉnh ủy, UBND tỉnh Cao Bằng, thì các tiêu chí đánh giá cần được cụ thể hóa, gắn trực tiếp với các kết quả công việc chứ không chỉ đơn thuần là gắn với năng lực, trình độ của công chức. Muốn vậy, UBND tỉnh cần sớm hoàn thiện và ban hành Quyết định phê duyệt bản mô tả công việc và khung năng lực của từng vị trí việc làm trong các cơ quan chuyên môn của UBND tỉnh; đồng thời, nếu quy thành mức thang điểm đánh giá công chức thì trọng số điểm đánh giá đối với

tiêu chí về kết quả và chất lượng thực hiện công việc cần được chiếm đến hơn nửa tổng số điểm đánh giá công chức.

Đánh giá công chức không chỉ tập trung vào số lượng và chất lượng công việc được hoàn thành, mà phải chú trọng xem xét quá trình thực thi công vụ của công chức như: thời gian hoàn thành công việc, sự chăm chỉ, cần mẫn, trách nhiệm với công việc, sự chấp hành các quy định của Nhà nước và pháp luật hiện hành, sự tuân thủ các thủ tục hành chính, thái độ phục vụ người dân… Những yếu tố đó là thước đo sự hài lòng của tổ chức và cá nhân về dịch vụ được Nhà nước cung cấp và gia tăng niềm tin của người dân vào cơ quan công quyền, là căn cứ đánh giá xác đáng nhất đối với một công chức về việc thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao.

Trên cơ sở nội dung, tiêu chí đánh giá công chức quy định tại Nghị định số 56/2015/NĐ-CP và tham khảo một số địa phương đã cụ thể hóa tiêu chí đánh giá

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá công chức cơ quan chuyên môn thuộc ủy ban nhân dân tỉnh cao bằng (Trang 100)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)