Chủ thể tham gia đánh giá

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá công chức các cơ quan chuyên môn thuộc ủy ban nhân dân huyện vĩnh linh, tỉnh quảng trị (Trang 65 - 71)

Tại các cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện Vĩnh Linh, chủ thể tham gia đánh giá công chức giữ chức vụ lãnh đạo bao gồm: công chức lãnh đạo tự đánh giá, tập thể cơ quan nhận xét và có sự tham gia của Thường trực UBND huyện phụ trách lĩnh vực, Ban Thường vụ huyện ủy đánh giá; chủ thể tham gia đánh giá công chức không giữ chức vụ lãnh đạo gồm: công chức tự đánh giá, tập thể cơ quan nhận xét đánh giá, Thủ trưởng cơ quan đánh giá.

- Công chức tự đánh giá: Hàng năm công chức đều tự đánh giá kết quả rèn luyện, thực hiện nhiệm vụ được giao và tự xếp loại theo mức độ HTNV. Đây chính là cơ sở đầu tiên để đánh giá công chức và cũng là cơ sở để đối chiếu với kết quả đánh giá cuối cùng. Hiện nay 12/12 cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện Vĩnh Linh đều triển khai cho công chức tự đánh giá vào tháng 12 hàng năm. Căn cứ vào các bộ tiêu chí đánh giá, công chức hoàn thành phiếu đánh giá theo mẫu quy định, tự chấm điểm và tự nhận mức phân loại.

Thực tế cho thấy, việc viết bản kiểm điểm hay phiếu đánh giá công chức như hiện nay nhìn chung còn rất hình thức, mang tính chất đối phó, chưa phản ánh đầy đủ, chính xác theo yêu cầu của công tác đánh giá. Nguyên nhân một phần là do các tiêu chí đưa ra quá chung chung, định tính, mang tính ước lượng nên công chức xã không có cơ sở để đánh giá đầy đủ, cụ thể hoạt động thực thi công vụ. Mặt khác, khi đánh giá bản thân, về tâm lý chung thì ai cũng cho mình là tốt dù kết quả công tác như thế nào và đây là một việc làm không hề đơn giản, bởi vì: “Biết người, cố nhiên là khó.

Tự biết mình, cũng không phải là dễ”[21]. Từ năm 2016 đến năm 2018, phần lớn công chức đều tự đánh giá và nhận mức phân loại hoàn tốt và hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, chỉ có số ít công chức bị vi phạm kỷ luật mới tự nhận mức HTNV nhưng còn hạn chế về năng lực, không có công chức nào tự phân loại HTNV.

Bảng 2.5. Kết quả tự phân loại của công chức

Công chức tự phân loại

Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018

Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ %

Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ 45 50.56 42 49.41 42 51.22 Hoàn thành tốt nhiệm vụ 43 48.31 42 49.41 39 47.56 HTNV nhưng còn hạn chế về

năng lực 1 1.12 1 1.18 1 1.22

Không HTNV 0 0 0 0 0 0

Tổng 89 100 85 100 82 100

“Nguồn: Báo cáo đánh giá và phân loại công chức các năm 2016, 2017, 2018 – Phòng Nội vụ huyện Vĩnh Linh”

- Tập thể công chức tham gia nhận xét, đánh giá: Sau khi từng công chức hoàn thành bản tự kiểm điểm, tự đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ của mình, các cơ quan chuyên môn tổ chức cuộc họp cơ quan để các công chức tiến hành nhận xét, đánh giá bản tự kiểm điểm, tự đánh giá đối với từng công chức. Đồng thời tham gia thảo luận, góp ý kiến, chấm điểm phân loại công chức. Việc tham gia đánh giá của công chức trong cơ quan sẽ đảm bảo cho việc đánh giá được khách quan, công bằng và chính xác hơn. Đây cũng chính là cơ sở quan trọng để thủ trưởng cơ quan đánh giá cuối cùng đối với từng công chức. Mặc dù theo quy định thì tập thể chỉ cho ý kiến góp ý đối với công chức nhưng với phần biểu quyết chấm điểm của tập thể về mức độ tự xếp loại của công chức thì lại là ý kiến đánh giá. Mặt khác, tập thể công chức chuyên môn cơ quan tham gia vào quy trình đánh giá công chức chưa thực sự phát huy hết vai trò của mình. Có rất nhiều ý kiến cho rằng việc nhận xét, đánh giá công chức chưa thực sự khách quan, dân chủ còn nặng về định kiến cá nhân. Những người tham dự họp cũng ít đưa ra ý kiến vì còn nể nang, ngại va chạm,

tâm lý sợ mất lòng đồng nghiệp.

- Thủ trưởng cơ quan đánh giá: Theo quy định tại Điều 16 Chương III Văn bản hợp nhất số 02/VBHN-BNV ngày 09/11/2017 của Bộ Nội vụ thì Trưởng phòng sẽ là người trực tiếp đánh giá và chịu trách nhiệm về kết quả đánh giá, phân loại đối với Phó trưởng phòng và công chức trong cơ quan của mình; Chủ tịch UBND huyện trực tiếp đánh giá và chịu trách nhiệm về kết quả đánh giá, phân loại đối với các Trưởng phòng. Tuy nhiên, tại các cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện Vĩnh Linh, sau khi tổ chức cuộc họp tập thể cơ quan thì Trưởng phòng sẽ trực tiếp đánh giá và phân loại vào phiếu tự đánh giá của công chức; Ban thường vụ Huyện ủy tổ chức họp đánh giá và phân loại đối với Trưởng phòng và Phó trưởng phòng. Như vậy, với quy định tại Quyết định số 1721-QĐ/HU ngày 30/11/2017 của Huyện ủy Vĩnh Linh thì vai trò, trách nhiệm của Trưởng phòng và Chủ tịch UBND huyện trong đánh giá công chức thuộc thẩm quyền bị hạn chế. Mặt khác, bên cạnh việc phát huy vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu là người giao việc nên biết rõ nhất việc thực hiện nhiệm vụ của từng người dưới quyền thì cũng bộc lộ những hạn chế nhất định như vẫn còn tâm lý cấp trên ngại, nể nang, sợ va chạm với cấp dưới, tâm lý chạy theo thành tích nên không muốn đơn vị mình có người hạn chế về năng lực, không HTNV. Chính vì vậy, người đứng đầu cơ quan chưa thể hiện hết quyền hạn, trách nhiệm của mình được pháp luật quy định trong đánh giá công chức.

Ngoài các chủ thể đánh giá trên, các tổ chức, cá nhân có quan hệ công tác có vai trò hết sức quan trọng trong việc đánh giá công chức. Hiện tại UBND huyện Vĩnh Linh có hòm thư góp ý, đường dây nóng của lãnh đạo các cơ quan chuyên môn và lãnh đạo UBND huyện Vĩnh Linh để nhân dân, tổ chức và cá nhân có quan hệ giải quyết công việc phản ánh về thái độ, tinh thần trách nhiệm và kết quả giải quyết công việc của công chức. Đây chính là một kênh thông tin quan trọng để thực hiện đánh giá công chức. Tuy nhiên kênh thông tin này chưa được phát huy tác dụng, vì người dân còn tâm lý ngại góp ý, sợ phiền hà. Mặt khác, theo quy định

hiện hành thì việc lấy ý kiến của người dân về công chức nói chung không phải là một yêu cầu bắt buộc. Do vậy, hầu hết các cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện Vĩnh Linh đều chưa tổ chức lấy ý kiến người dân trong đánh giá công chức. Các cơ quan hiện chưa quan tâm nhiều đến các ý kiến đánh giá, phản ánh của các chủ thể bên ngoài nền hành chính mặc dù văn bản hướng dẫn của cấp trên vẫn khuyến khích thủ trưởng cơ quan cần xem xét ý kiến phản ánh của các tổ chức, cá nhân khi họ đến giao dịch với công chức.

Phân tích kết quả điều tra cho thấy: Có 6/63 ý kiến, chiếm tỷ lệ 9,5% cho rằng các chủ thể tham gia đánh giá công chức có ý thức, trách nhiệm rất kém; 29/63 ý kiến, chiếm tỷ lệ 46% ý kiến đánh giá công chức có ý thức, trách nhiệm kém; trong khi đó, số tỷ lệ cho rằng các chủ thể tham gia đánh giá công chức có ý thức, trách nhiệm tốt chỉ ở mức 7/63 ý kiến, chiếm 11,2% và ý thức, trách nhiệm rất tốt chỉ đạt 1,6%. Cũng theo kết quả điều tra, phân tích số liệu, phần đông công chức cho rằng công chức các cơ quan chuyên môn chưa quan tâm đến công tác đánh giá: 24/63 ý kiến, chiếm 38,1% đồng ý và 29/63 ý kiến, chiếm tỷ lệ 46% rất đồng ý. Từ số liệu trên có thể khẳng định, một bộ phận không nhỏ công chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện Vĩnh Linh còn thiếu ý thức, trách nhiệm đối với công tác đánh giá công chức, rất đông công chức cũng tỏ ra thiếu quan tâm đến công tác này. Đây là một phần nguyên nhân dẫn đến việc đánh giá công chức kém hiệu quả, sát thực. Trong thời gian tới, cần có những giải pháp nhằm nâng cao nhận thức đối với công tác đánh giá công chức, tạo môi trường, điều kiện để họ có thể bày mạnh dạn bày tỏ quan điểm và thu hút hơn sự quan tâm của công chức với công tác này.

2.2.5. Quy trình đánh giá

* Quy trình đánh giá đối với công chức giữ chức vụ lãnh đạo các cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện Vĩnh Linh như sau:

Thứ nhất, công chức làm báo cáo tự đánh giá kết quả công tác nhiệm vụ được

Thứ hai, công chức trình bày báo cáo tự đánh giá kết quả công tác tại cuộc họp

của cơ quan để mọi người tham dự cuộc họp đóng góp ý kiến và chấm điểm theo bộ tiêu chí. Các ý kiến được ghi vào biên bản và thông qua tại cuộc họp. Thành phần tham dự cuộc họp gồm: công chức của cơ quan, Thường trực UBND huyện phụ trách lĩnh vực, đại diện lãnh đạo phòng Nội vụ.

Thứ ba, Ban Thường vụ Huyện ủy tổ chức cuộc họp, trên cơ sở tham khảo

các ý kiến góp ý của tập thể, bỏ phiếu quyết định mức phân loại đối với công chức giữ chức vụ lãnh đạo.

Thứ tư, Ban thường vụ thông báo kết quả đánh giá, phân loại đối với công

chức giữ chức vụ lãnh đạo theo quy định chung.

Thứ năm, lưu hồ sơ và kết quả đánh giá tại Ban Tổ chức Huyện ủy.

* Quy trình đánh giá đối với công chức không giữ chức vụ lãnh đạo các cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện Vĩnh Linh như sau:

Thứ nhất, công chức làm báo cáo tự đánh giá kết quả công tác nhiệm vụ

được giao tại theo Mẫu phiếu đánh giá, tự chấm điểm và phân loại công chức theo bộ tiêu chí.

Thứ hai, công chức trình bày báo cáo tự đánh giá kết quả công tác tại cuộc họp

của cơ quan để mọi người tham dự cuộc họp đóng góp ý kiến và thực hiện chấm điểm theo bộ tiêu chí. Các ý kiến được ghi vào biên bản và thông qua tại cuộc họp. Thành phần tham dự cuộc họp gồm: công chức của cơ quan.

Thứ ba, Thủ trưởng cơ quan trên cơ sở tham khảo các ý kiến góp ý và kết quả

chấm điểm của tập thể, quyết định đánh giá, phân loại đối với công chức.

Thứ tư, Thủ trưởng cơ quan thông báo kết quả đánh giá, phân loại bằng văn

bản đối với công chức sau 05 ngày làm việc.

Phân tích kết quả khảo sát các công chức chuyên môn thuộc UBND huyện: có 1/63 ý kiến, chiếm tỷ lệ 1,6% ý kiến đánh giá quy trình đánh giá trên rất kém; 22/63 ý kiến chiếm tỷ lệ 34,9% ý kiến cho rằng quy trình đánh giá kém và chỉ có 11/63 ý kiến chiếm tỷ lệ 17,5% ý kiến đánh giá tốt. Đồng thời có 49,2% ý kiến đồng ý và 27% ý kiến rất đồng ý cho rằng quy trình đánh giá công chức hiện nay còn chưa hợp lý, thiếu sự tham gia của người dân trong quá trình đánh giá công chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện. Chính vì thiếu sự tham gia của người dân vào công tác này nên kết quả đánh giá không toàn diện và thiếu khách quan, sự đánh giá chỉ xuất phát từ bản thân công chức, đồng nghiệp cơ quan và cấp trên. Do vậy, nhiều người sẽ không thật sự chuyên tâm để phấn đấu trong công việc, trau dồi kỹ năng, nghiệp vụ nhằm nâng cao kết quả thực thi công vụ, chất lượng dịch vụ công phục vụ nhân dân.

2.2.6. Phương pháp đánh giá

Kết quả đánh giá công chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện Vĩnh Linh được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau như: Cá nhân công chức tự nhận xét, đánh giá, chấm điểm; tập thể công chức trong cơ quan nhận xét, bỏ phiếu chấm điểm; người đứng đầu cơ quan, Ban thường vụ Huyện ủy đánh giá, xếp loại. Như vậy, về cơ bản đánh giá công chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện Vĩnh Linh sử dụng phương pháp chấm điểm theo tiêu chí và phương pháp tự nhận xét để thu thập thông tin trong đánh giá.

Mỗi phương pháp trên đều có những ưu, nhược điểm và cần phải kết hợp chúng một cách có hiệu quả nhất. Đối với phương pháp chấm điểm theo tiêu chí: ưu điểm của phương pháp này là có kết cấu rõ ràng, đơn giản, thuận lợi trong thực hiện. Tuy nhiên, hiện nay các vị trí việc làm của công chức tại UBND huyện Vĩnh Linh chưa được xây dựng gây khó khăn cho việc thiết kế hệ thống các tiêu chí đánh giá phù hợp với từng vị trí chức danh công việc trong các cơ quan chuyên môn. Do đó, hiệu quả mà phương pháp này mang lại chưa cao, có các tiêu chí với từng mức điểm cụ thể song việc đo lường kết quả thực hiện các tiêu chí lại mang tính định tính nhiều hơn. Đối với phương pháp tự nhận xét: ưu điểm của phương pháp này có

thể đánh giá hầu hết mọi khía cạnh có liên quan tới kết quả thành tích của người được đánh giá. Tuy nhiên nó lại tốn nhiều thời gian, mang tính chủ quan, cảm tính, kết quả đánh giá chưa trung thực, khách quan, ai ai cũng tự nhận mình tốt.

Hiện nay, UBND huyện Vĩnh Linh sử dụng khá đa dạng các phương pháp để đánh giá công chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện: phương pháp chấm điểm theo tiêu chí, phương pháp nhận xét, đánh giá hay phương pháp bình bầu.Tuy nhiên, phân tích số liệu điều tra cho thấy có 36,5% ý kiến đánh giá phương pháp sử dụng để đánh giá công chức hiện nay kém và rất kém, chỉ có 9,5% ý kiến đánh giá tốt. Kết quả khảo sát cũng cho thấy phần lớn các ý kiến cho rằng phương pháp đánh giá công chức chưa phù hợp và thiếu linh hoạt. Vì vậy, trong thời gian tới cần thay đổi, hoàn thiện nhiều đối với phương pháp đánh giá, tiêu chí đánh giá và quy trình đánh giá thì công tác đánh giá mới đạt hiệu quả cao.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá công chức các cơ quan chuyên môn thuộc ủy ban nhân dân huyện vĩnh linh, tỉnh quảng trị (Trang 65 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)