Kinh nghiệm đánh giá công chức

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá công chức các cơ quan chuyên môn thuộc ủy ban nhân dân huyện vĩnh linh, tỉnh quảng trị (Trang 42 - 44)

* Thành phố Đà Nẵng

Đà Nẵng là một trong những thành phố năng động của Việt Nam trong cải cách hành chính nhà nước. Trong đánh giá công chức, thành phố này cũng áp dụng nhiều tiêu chí và phương pháp mới có hiệu quả. Ngày 30/5/2013, Sở Nội vụ Thành phố Đà Nẵng tổ chức triển khai áp dụng mô hình đánh giá công chức trên địa bàn Thành phố Đà Nẵng theo hiệu quả công việc bằng phần mềm công khai.

Với mô hình đánh giá dựa trên 03 tiêu chí đánh giá chính, gồm: kết quả thực hiện công việc (70%); chấp hành nội quy, quy chế của cơ quan, pháp luật của Nhà nước (10%); thái độ, trách nhiệm đối với công việc, tổ chức, công dân, đồng nghiệp (20%)...Phương pháp đánh giá được kết hợp theo 03 hướng: đánh giá theo mục tiêu, nhiệm vụ mà công chức được giao; đánh giá theo kết quả đầu ra cũng như đánh giá 360 độ theo từng vị trí, chức danh (công chức tự đánh giá, đánh giá của đồng nghiệp, đánh giá của lãnh đạo trực tiếp, hội đồng. Cách thức triển khai đánh giá kết quả làm việc của công chức được thực hiện trên phần mềm công khai. Các tài liệu phục vụ triển khai đánh giá kết quả làm việc của công chức được đăng tải trên trang web nội bộ, sau đó đánh giá kết quả công việc hàng tháng trên phần mềm. Với cách thức này, công chức sẽ không còn phải viết kiểm điểm cá nhân mỗi khi đến thời hạn bình xét thi đua, mà thay vào đó, công việc, quá trình công tác được ghi lưu, công khai rõ ràng theo vị trí, khối lượng công việc và thời gian làm việc của công chức.

Ưu điểm của mô hình đánh giá kết quả làm việc của công chức trên Phần mềm tích hợp là đề cao tính công khai, dân chủ; lấy kết quả công viêc làm thước đo chính; kết quả thực thi công vụ của công chức được nhìn nhận toàn diện từ nhiều phía phương pháp đánh giá 360 độ; tạo cơ hội cho mỗi công chức được lắng nghe những nhận xét, góp ý của đồng nghiệp, từ đó rút kinh nghiệm cho việc thực thi công vụ của mình.

* UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu

Trong nhiều năm qua, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã đề ra nhiều giải pháp nhằm thay đổi về chất lượng công tác đánh giá công chức. Bên cạnh xây dựng bộ tiêu chí để lượng hóa việc đánh giá công chức, Bà Rịa - Vũng Tàu đã có kế hoạch kiểm tra, sát hạch hàng năm đối với từng công chức.

Năm 2018, Bà Rịa - Vũng Tàu tiếp tục tiến hành xếp hạng và công bố kết quả chỉ số cải cách hành chính để đánh giá năng lực của hệ thống cơ quan hành chính địa phương. Kết quả công bố chỉ số CCHC là tiêu chí quan trọng đánh giá thi đua với các tập thể, cá nhân trong thực thi nhiệm vụ; là cơ sở để xem xét, bố trí, sắp xếp và sử dụng công chức. Bên cạnh việc tổ chức đánh giá công chức hàng năm, Bà

Rịa - Vũng Tàu đã xây dựng kế hoạch tổ chức thí điểm kiểm tra, sát hạch đối với công chức, trước mắt là công chức tại các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh và công chức cấp xã. Mục đích là đánh giá lại thực trạng của công chức đối với yêu cầu vị trí đang đảm nhiệm, trên cơ sở đó có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng hoặc bố trí, sắp xếp lại cho phù hợp. Các vị trí dự kiến kiểm tra, sát hạch trong thời gian tới là lãnh đạo, chuyên viên các phòng, ban của một số sở, ngành có liên quan trực tiếp đến người dân, doanh nghiệp, như các Sở Xây dựng, Tài nguyên và Môi trường, ,...

Ngoài ra, Bà Rịa – Vũng Tàu chú trọng gắn đánh giá công chức với việc hoàn thành chức trách, nhiệm vụ được giao, đồng thời xây dựng bộ tiêu chí để lượng hóa việc đánh giá công chức hàng năm. Theo đó, tiêu chí quan trọng để đánh giá công chức là kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá công chức các cơ quan chuyên môn thuộc ủy ban nhân dân huyện vĩnh linh, tỉnh quảng trị (Trang 42 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)