Mục đích đánh giá

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá công chức các cơ quan chuyên môn thuộc ủy ban nhân dân huyện vĩnh linh, tỉnh quảng trị (Trang 26 - 27)

1.2. Cơ sở khoa học về công tác đánh giá công chức các cơ quan chuyên môn

1.2.2. Mục đích đánh giá

Đánh giá công chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện với hai mục đích cơ bản sau:

Một là, đối với cá nhân công chức.

Việc đánh giá giúp công chức có nhận thức về bản thân trong thực thi nhiệm vụ, gắn bó nhiều hơn với công việc đang làm. Qua một năm, công chức muốn nhìn lại xem mình đã làm được những gì, còn những gì chưa hoàn thành, có những thuận lợi, khó khăn nào trong công việc ... để từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm cho năm tiếp theo sẽ làm tốt hơn, khắc phục hạn chế, phát huy ưu điểm, phấn đấu hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao.

Theo quy định kết quả đánh giá công chức là cơ sở cho việc đề bạt, khen thưởng, ghi nhận, biểu dương những thành tích của mỗi công chức đạt được, từ đó khuyến khích họ làm việc tốt hơn. Chúng ta biết rằng chất lượng thực thi công vụ phụ thuộc rất lớn vào động lực làm việc của công chức. Việc khen thưởng, đề bạt ... thật sự khơi dậy lòng nhiệt tình, sự hăng say đối với mỗi cá nhân. Đánh giá đúng, công

bằng sẽ tạo động lực cho công chức nỗ lực hơn nữa để duy trì thành tích của chính mình trong tương lai.

Hai là, đối với cơ quan, tổ chức.

Đánh giá công chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện giúp lãnh đạo của cơ quan, của UBND huyện chỉ ra ưu điểm, hạn chế của công chức, tìm ra cách thức hữu hiệu để phát huy các lợi thế khác nhau của từng cá nhân, đặt họ vào những công việc phù hợp với sở trường và niềm yêu thích, đam mê của họ đồng thời có cách thức giúp cho công chức thực hiện công việc tốt hơn trong tương lai.

Thông qua đánh giá công chức, bản thân cơ quan cũng sẽ nhận thấy những khuyết điểm, hạn chế trong công tác tổ chức bộ máy, phân công công việc, trong kế hoạch hoạt động của cơ quan, những bất cập trong các quy định về công vụ, công chức từ đó có những điều chỉnh trong phạm vi thẩm quyền của mình hoặc kiến nghị bổ sung, điều chỉnh cho phù hợp với tình hình thực tiễn và sự vận động của xã hội. Ngoài ra đánh giá công chức còn là cơ sở cho việc xác định nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng công chức nhằm khắc phục những thiếu hụt trong kiến thức, kỹ năng thực thi công vụ hoặc phát triển tiềm năng của công chức.

Theo Điều 55, Mục 6, Chương 4, Luật Cán bộ, công chức số 22/2008/QH12 mục đích của công tác đánh giá công chức là: “Đánh giá công chức là để làm rõ phẩm chất chính trị, đạo đức, năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao. Kết quả đánh giá là căn cứ để bố trí, sử dụng, bổ nhiệm, đào tạo, bồi dưỡng, khen thưởng, kỷ luật và thực hiện chính sách đối với công chức” [27]. Như vậy, đánh giá công chức nhằm xác định một cách chính xác những gì công chức đã làm so với yêu cầu đề ra để tiếp tục quản lý, sử dụng công chức một cách hiệu quả nhất. Vì thế đánh giá là một nội dung cũng là một khâu quan trọng trong quản lý công chức.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá công chức các cơ quan chuyên môn thuộc ủy ban nhân dân huyện vĩnh linh, tỉnh quảng trị (Trang 26 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)