Vĩnh Linh
2.1.1.1. Số lượng công chức
Tính đến ngày 31/12/2018 tổng số công chức hiện có của 12 cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện Vĩnh Linh là 82 người trên tổng số 86 chỉ tiêu được giao, chiếm 95,35% gồm có công chức giữ chức vụ lãnh đạo là 35 người, chiếm tỷ lệ 42,68% và công chức không giữ chức vụ lãnh đạo là 47 người, chiếm tỷ lệ 57,32%. Từ bảng số liệu cho thấy từ năm 2016 đến năm 2018 số lượng công chức của các cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện có sự thay đổi theo hướng giảm dần về số lượng, điều này phù hợp với giai đoạn hiện nay bởi với lộ trình đến năm 2021 sẽ cắt giảm cơ học 10% số chỉ tiêu biên chế được giao so với năm 2015.
Mặt khác, tính đến năm 2018, UBND huyện vẫn chưa sử dụng hết số biên chế được UBND tỉnh Quảng Trị giao; có sự chênh lệch đáng kể giữa số lượng công chức giữ chức vụ lãnh đạo với công chức không giữ chức vụ lãnh đạo, số lượng công chức giữ chức vụ lãnh đạo chiếm tỷ lệ khá cao 42,68%, trong khi công chức không giữ chức vụ lãnh đạo là đội ngũ tham mưu trực tiếp làm nhiệm vụ chuyên môn chỉ có 57,32%.
Bảng 2.1. Số lƣợng công chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện Vĩnh Linh Năm Số lƣợng công chức Công chức lãnh đạo Công chức không giữ chức vụ lãnh đạo Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % Năm 2016 89 40 44.94 49 55.06 Năm 2017 85 37 43.53 48 56.47 Năm 2018 82 35 42.68 47 57.32
“Nguồn: Báo cáo thống kê số lượng, chất lượng công chức UBND huyện Vĩnh Linh năm 2016, 2017, 2018 - Phòng Nội vụ huyện Vĩnh Linh”
2.1.1.2. Cơ cấu công chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện Vĩnh Linh
Cơ cấu công chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện Vĩnh Linh được xác định theo cơ cấu về dân tộc, giới tính, độ tuổi, trình độ chuyên môn, trình độ LLCT, trình độ QLNN, trình độ ngoại ngữ và tin học.
Bảng 2.2. Cơ cấu công chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện Vĩnh Linh
T
T Cơ cấu công chức
Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018
Số lượng (người) Tỷ lệ (%) Số lượng (người) Tỷ lệ (%) Số lượng (người) Tỷ lệ (%) Tổng 89 100 85 100 82 100 1 Về dân tộc - Dân tộc Kinh 89 100 85 100 82 100 - Dân tộc thiểu số 0 0 0 0 0 0 2 Về giới tính - Nam 57 64.04 56 65.88 54 65.85 - Nữ 32 35.96 29 34.12 28 34.15 3 Về độ tuổi - Từ 30 tuổi trở xuống 3 3.37 3 3.53 2 2.44 - Từ 31 đến 40 tuổi 44 49.44 42 49.41 40 48.78 - Từ 41 tuổi đến 50 tuổi 30 33.71 29 34.12 23 28.05 - Từ 51 đến 60 tuổi 12 13.48 11 12.94 17 20.73 4 Về trình độ chuyên môn - Sau đại học 16 17.98 18 21.18 21 25.61 - Đại học 68 76.40 62 72.94 57 69.51 - Cao đẳng 0 0 0 0 0 0 - Trung cấp, sơ cấp 5 5.62 5 5.88 4 4.88 5 Về trình độ LLCT - Cử nhân 0 0 0 0 0 0 - Cao cấp 7 7.87 10 11.76 12 14.63 - Trung cấp 40 44.94 41 48.24 37 45.12
- Sơ cấp 26 29.21 21 24.71 28 34.15 - Chưa qua đào tạo 16 17.98 13 15.29 5 6.10
6 Về trình độ QLNN
- Chuyên viên cao cấp 0 0 0 0 0 0
- Chuyên viên chính 6 6.74 7 8.24 8 9.75
- Chuyên viên 69 77.53 68 80.00 69 84.15
- Chưa qua đào tạo 14 15.73 10 11.76 5 6.10
7 Về trình độ ngoại ngữ
- Đại học trở lên 2 2.25 2 2.35 2 2.44
- Chứng chỉ A, B, C 76 85.39 73 85.89 71 86.58 - Chưa qua đào tạo 11 12.36 10 11.76 9 10.98
8 Về trình độ tin học
- Trung cấp trở lên 4 4.49 4 4.70 4 4.88 - Chứng chỉ A, B, C 79 88.77 75 88.24 73 89.02
- Chưa qua đào tạo 6 6.74 6 7.06 5 6.10
“Nguồn: Báo cáo thống kê số lượng, chất lượng công chức UBND huyện Vĩnh Linh các năm 2016, 2017, 2018 - Phòng Nội vụ huyện Vĩnh Linh”
* Cơ cấu công chức theo dân tộc
Theo bảng số liệu, 100% công chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện Vĩnh Linh đều là dân tộc Kinh, trong khi dân số của huyện có 2,2% dân tộc Vân Kiều. Điều này cho thấy sự bất hợp lý trong cơ cấu công chức của các phòng chuyên môn.
* Cơ cấu công chức theo giới tính
Tỷ lệ công chức theo giới tính của các cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện Vĩnh Linh chưa đồng đều, với cơ cấu nam chiếm ưu thế: nam chiếm 65,85% và nữ chiếm 34,15%. Đối với đội ngũ công chức giữ chức vụ lãnh đạo, công chức nam có số lượng gấp 2,5 lần công chức nữ và công chức nam không giữ chức vụ lãnh đạo cũng gấp 1,6 lần công chức nữ không giữ chức vụ lãnh đạo.
Trong thời đại cả xã hội đang kêu gọi nam nữ bình quyền, tạo mọi điều kiện để phụ nữ phát triển tài năng, gia tăng tỷ lệ nữ tham gia vào bộ máy hành chính để ngày càng khẳng định vị thế và sự đóng góp của mình thì cơ cấu giới tính của công
chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện Vĩnh Linh chưa đáp ứng được yêu cầu. Do vậy, cần phải đổi mới cách nhìn nhận vai trò, sự cống hiến và nỗ lực cố gắng của bộ phận công chức nữ trong sự phát triển chung của toàn huyện, góp phần thực hiện bình đẳng giới.
* Cơ cấu công chức theo độ tuổi
Trong tổng số 82 công chức của 12 phòng chuyên môn thuộc UBND huyện có 02 người từ 30 tuổi trở xuống chiếm tỷ lệ 2,44%; 40 người từ 31 đến 40 tuổi, chiếm tỷ lệ 48,78%; 23 người từ 41 đến 50 tuổi, chiếm tỷ lệ 28,05% và 17 người từ 51 đến 60 tuổi, chiếm tỷ lệ 20,73%. Từ số liệu cho thấy công chức của các cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện Vĩnh Linh chủ yếu ở độ tuổi trung bình và lớn tuổi, công chức trẻ (từ 30 tuổi trở xuống) chiếm tỷ lệ rất thấp, không có công chức trẻ giữ chức vụ lãnh đạo dưới 30 tuổi. Đây cũng là điểm thuận lợi rất lớn của UBND huyện, bởi đa phần đội ngũ công chức đã có thời gian kinh qua công tác thực tế, có đủ kinh nghiệm, trình độ cũng như các kỹ năng mềm để thực thi công vụ một cách tốt nhất. Song thiếu đội ngũ công chức trẻ là một bất lợi đối với UBND huyện Vĩnh Linh, vì đây là đội ngũ năng động, nhiệt tình, tiếp cận nhanh với những kiến thức mới, đón đầu công nghệ giúp đẩy nhanh tiến độ công việc, sáng tạo ra nhiều ý tưởng mới giúp nâng cao chất lượng công việc. Do vậy, trong thời gian tới, UBND huyện cần có lộ trình và các giải pháp phù hợp để trẻ hóa đội ngũ công chức, đáp ứng được yêu cầu của công cuộc cải cách hành chính.
* Cơ cấu công chức theo trình độ chuyên môn
Từ bảng số liệu 2.4 cho thấy công chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện Vĩnh Linh có ttrình độ chuyên môn cao: với số lượng công chức có trình độ sau đại học là 21 người, chiếm 25,6%; đại học là 57 người, chiếm 69,51%; số lượng cao đẳng, trung cấp rất ít với 04 người chiếm 4,88%; đặc biệt 100% công chức giữ chức vụ lãnh đạo đều có trình độ đại học trở lên. Với lợi thế về mặt bằng trình độ như vậy, đảm bảo cho huyện có đội ngũ công chức trình độ cao, đáp ứng những đòi hỏi mới của công cuộc cải cách hành chính.
* Cơ cấu công chức theo trình độ lý luận chính trị
Từ số liệu thống kê cho thấy số công chức có trình độ cao cấp LLCT là 14,63%, số có trình độ trung cấp LLCT chiếm 45,12%, sơ cấp LLCT chiếm 34,15% và chưa qua đào tạo chiếm 6,1%. Về cơ bản, 100% công chức giữ vị trí lãnh đạo đều đạt chuẩn về trình độ LLCT. Tuy nhiên, số lượng công chức không giữ chức vụ lãnh đạo có trình độ sơ cấp và chưa qua đào tạo LLCT chiếm tỷ lệ cao, 39,96% trong tổng số công chức. Đó là một hạn chế của đội ngũ công chức ở đây, cũng là hạn chế trong khâu đào tạo, bồi dưỡng cán bộ và những công tác liên quan. Việc đào tạo LLCT không chỉ đảm bảo tiêu chuẩn theo quy định mà thông qua đào tạo LLCT sẽ góp phần bồi dưỡng, rèn luyện phẩm chất chính trị, đạo đức cách mạng, đạo đức công vụ, qua đó góp phần nâng cao hiệu quả công tác, phục vụ nhân dân. Vì thế việc công chức chưa qua đào tạo LLCT sẽ có ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả thực thi công vụ.
* Cơ cấu công chức theo trình độ QLNN
Trình độ QLNN của công chức 12 phòng chuyên môn thuộc UBND huyện chiếm tỉ lệ cao ở bậc chuyên viên và tương đương 84,15%, số lượng chưa có chứng chỉ bồi dưỡng về quản lý nhà nước chiếm tỉ lệ 6,1%, trong khi đó cơ cấu QLNN chuyên viên cao cấp và tương đương chiếm 0%; chuyên viên chính và tương đương là 9,75%. Điều này gây ảnh hưởng không tốt đến hiệu quả công tác chung do công chức chưa đáp ứng đầy đủ đòi hỏi về trình độ QLNN phục vụ cho công việc liên quan, bởi đây là một nội dung quan trọng trong đào tạo, bồi dưỡng CBCC.
* Cơ cấu công chức theo trình độ ngoại ngữ
Trình độ ngoại ngữ từ chứng chỉ A trở lên của công chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện khá cao, 73 người chiếm 89,02% tổng số công chức. Tuy nhiên xét về năng lực thực tiễn việc ứng dụng ngoại ngữ thực hành còn rất hạn chế, đa phần công chức không giao tiếp được bằng ngoại ngữ khi cần thiết. Vì vậy, trong thời gian tới, lãnh đạo đơn vị cần tiếp tục quan tâm để có biện pháp phù hợp nhằm nâng cao trình độ ngoại ngữ của bộ phận này để kịp thời đáp ứng những yêu cầu mới.
Tin học hóa, ứng dụng công nghệ thông tin trong các cơ quan hành chính nhà nước đang là một đòi hỏi bức thiết hiện nay. Theo thống kê, công chức tại các cơ quan chuyên môn của UBND huyện Vĩnh Linh hiện có trình độ tin học chiếm tỉ lệ cao với 93,9% trên tổng số. Đây bước đầu là thuận lợi lớn, tạo điều kiện thuận lợi cho việc triển khai ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác của huyện, minh bạch các quy trình công việc, công khai thủ tục hành chính.
Thực tế cho thấy, văn bằng, chứng chỉ chỉ mang tính hình thức, không phải lúc nào cũng phản ánh được đúng năng lực của công chức. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng, trong phần đánh giá kết quả 20 năm đổi mới đã nhấn mạnh thực trạng này: “Chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu quản lý nhà nước trong cơ chế mới; kiến thức về quản lý nhà nước mới với kỹ năng nghiệp vụ hành chính phù hợp chỉ đạt được ở tỷ lệ thấp; bằng cấp chứng chỉ tăng, nhưng chất lượng thật sự của cán bộ, công chức có bằng cấp lại đang là vấn đề đáng lo ngại; nội dung và phương pháp đào tạo bồi dưỡng cán bộ, công chức tuy đã có một số đổi mới, nhưng chưa có những cải cách cơ bản”. Chất lượng là một trong những tiêu chí để đánh giá năng lực, nó phản ánh rất rõ năng lực của đội ngũ công chức, có tác động đến hiệu quả công việc mà đội ngũ đó đảm nhận trong quá trình thực thi công vụ của họ. Thực trạng chất lượng đội ngũ công chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện có ảnh hưởng trực tiếp đến năng lực thi công vụ của công chức, ảnh hưởng đến hoạt động của chính quyền và cũng ảnh hưởng rất lớn đến công tác đánh giá và kết quả đánh giá công chức.
2.2. Thực trạng công tác đánh giá công chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện Vĩnh Linh