Bài học kinh nghiệm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá công chức các cơ quan chuyên môn thuộc ủy ban nhân dân huyện vĩnh linh, tỉnh quảng trị (Trang 44 - 47)

Một là, cần nâng cao ý thức, trách nhiệm của các chủ thể tham gia đánh giá công chức. Đây là vấn đề cốt lõi, có ảnh hưởng lớn đến toàn bộ quá trình đánh giá công chức cũng như kết quả đánh giá công chức.

Hai là, đảm bảo các nguyên tắc trong đánh giá công chức. Việc đánh giá công chức có thể có sự tham gia của nhiều chủ thể khác nhau. Chính vì vậy, vấn đề đặt ra ở đây là làm sao để các chủ thể đánh giá theo đúng thẩm quyền, dân chủ, công bằng, khách quan và lấy hiệu quả công việc làm thước đo chủ yếu trong đánh giá.

Ba là, hoàn thiện các quy định về đánh giá công chức. Các quy định, quy chế là căn cứ pháp lý, là cơ sở cho việc đánh giá công chức. Từ những quy định của Chính phủ, Bộ Nội vụ, các địa phương, các cơ quan, đơn vị cần cụ thể hóa quy định đó, xây dựng thành các quy chế, hướng dẫn đánh giá sao cho phù hợp và sát thực với đội ngũ công chức của địa phương, đơn vị mình.

Bốn là, đổi mới quy trình đánh giá công chức đặc biệt là triển khai để người dân, tổ chức, doanh nghiệp tham gia vào quá trình đánh giá.

Năm là, xây dựng hệ thống các tiêu chí đánh giá cụ thể, chú trọng gắn đánh giá công chức với việc hoàn thành chức trách, nhiệm vụ được giao. Theo đó, tiêu chí quan trọng để đánh giá công chức là kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao.

Sáu là, sử dụng kết hợp các phương pháp đánh giá công chức để thu thập được những thông tin có giá trị từ nhiều nguồn khác nhau giúp kết quả đánh giá được khách quan và chính xác hơn. Nhưng dù áp dụng phương pháp nào cũng phải chú trọng vào đánh giá thành tích công tác thực tế của người công chức.

Bảy là, kết quả đánh giá công chức phải được xem là căn cứ quan trọng trong việc bổ nhiệm, nâng lương, đào tạo, khen thưởng để khuyến khích, tạo động lực phấn đấu cho công chức; đồng thời áp dụng một số hình thức kỷ luật như phê bình, giảm lương, hạ bậc, miễn nhiệm hoặc đuổi việc công chức không hoàn thành nhiệm vụ, không đủ tiêu chuẩn ra khỏi bộ máy.

Tóm tắt Chƣơng 1

Đánh giá công chức là một nội dung có vai trò quan trọng trong công tác quản lý công chức. Đặc biệt, đứng trước yêu cầu của công cuộc đổi mới, công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước, công tác này càng cho thấy tầm ảnh hưởng của nó. Thực hiện tốt công tác đánh giá công chức sẽ góp phần tích cực vào việc nâng cao trách nhiệm, tinh thần phục vụ nhân dân, năng lực thực thi công vụ, trở thành động lực để công chức hoàn thành tốt chức trách, nhiệm vụ được giao.

Nội dung chương 1 là toàn bộ cơ sở khoa học về công chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện và công tác đánh giá công chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện. Trong đó, đề tài đi sâu phân tích về nội dung, phương pháp, các tiêu chí đánh giá, chủ thể đánh giá công chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện. Đồng thời đề tài phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến đánh giá công chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện. Luận văn cũng đã đề cập đến kinh nghiệm đánh giá công chức ở một số địa phương trên cả nước, từ đó rút ra bài học cho công tác đánh giá công chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện đạt hiệu quả.

Chƣơng 2

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐÁNH GIÁ CÔNG CHỨC CÁC CƠ QUAN CHUYÊN MÔN THUỘC ỦY BAN NHÂN DÂN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá công chức các cơ quan chuyên môn thuộc ủy ban nhân dân huyện vĩnh linh, tỉnh quảng trị (Trang 44 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)